Thảo luận:Giai thoại văn học Việt Nam/Câu đối nhà hàng nước

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

@Thành: Thanks

Nguyenthephuc, 09:32, 8/7/2011 (UTC)

Chào anh Hiếu và anh Phúc,

Vua Lê Thánh Tông chủ trương khuyến khích dùng chữ Nôm để tăng lòng tự tôn dân tộc. Bản thân ông có nhiều bài thơ nôm rất tài hoa [1]

Câu đối dùng một số từ hơi cổ nên khó diễn tả rõ. Các từ in đậm nói chung đều có hai nghĩa, nghĩa thứ nhất là các đồ vật dùng hoặc liên quan việc bán nước (giầu, cơi trầu, ấm, nước, bát, hàng), nghĩa thứ hai liên quan đến việc trị nước.

Tạm dịch nghĩa đen mô tả hoạt động đưa trầu, chuyển nước, con cháu sinh nhai nhờ vào... ấm nước, khách khứa nam bắc đều đến hàng (chữ kinh có lẽ mang nghĩa "đưa" một cách cung kính - từ cổ). Nghĩa thứ hai mô tả việc "chính trị", nhà thế phiệt, làm những việc "kinh luân", "cơi mở" xã hội, con cháu sống nhờ phúc ấm; với việc trị nước thì điều khiển binh bát (có lẽ để chỉ quan hàm bát phẩm, trong chữ "binh bát"), bắc nam lại quy hàng.

Chúc Thành, 09:29, 8/7/2011 (UTC)

Vua Lê Thánh Tông dùng chữ Nôm viết câu đối ah?

Cao Xuân Hiếu, 05:30, 8/7/2011 (UTC)

Mình không hiểu lắm về 2 câu đối này, bạn có thể giải nghĩa không?

Nguyenthephuc, 00:29, 8/7/2011 (UTC)