Thảo luận:Kim tự tháp Yonaguni trên thềm Nanhailand

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Chào các bác,

Trang web sau tập hợp một số bài viết liên quan đến những giả thuyết mới về lịch sử vùng Đông Nam Á, đặc biệt về nguồn gốc dân tộc Việt Nam:

http://uk.360.yahoo.com/profile-Hs9HP9s5dLKB.RSrelidl5dECRRu

Dựa vào kết quả khảo cổ học, di truyền học và biện chứng, nhiều tác giả đang chứng minh được nguồn gốc tộc Việt không phải là dân tộc Trung Hoa di cư từ phía bắc xuống như nhiều tài liệu sử trước đây đã từng viết. Quá khứ của dân tộc Việt sống ở vùng trung tâm Đông Nam Á hoàn toàn khác, đó là một nền văn minh trồng lúa nước và đúc đồ đồng (trống đồng) phát triển trước khi người Trung Hoa (gốc Hán) đến thôn tính. Cũng qua những bài viết với những giả thuyết và lập luận mới chúng ta thấy rằng tộc Trung Hoa là một hợp chủng dân tộc do người Mông Cổ từ phương bắc tràn xuống và người Bách Việt từ phía nam tràn lên. Chúng ta thấy rằng tại vùng đất Trung Nguyên mà gọi là quê hương xứ sở của người Hán đã bị người Mông Cổ chiếm đoạt có thể lần đầu là tương ứng với 18 triều đại vua Hùng ở VN (tồn tại khoảng 2600 năm), và sau đó đến khoảng thế kỷ thứ 12, vùng đất Trung Quốc của người Hán lại bị quân quân Kim (sống phía đông bắc Trung Quốc) và Nguyên Mông tôn tính (Trung Quốc tính cả triều Nguyên vào lịch sử). Triều đại vua cuối cùng của Trung Quốc là triều Mãn Thanh không còn là là triều đại của người Hán nữa mà là triều đại của người Mãn Thanh, dân tộc Kim sống ở phía đông bắc.

Trong các bài viết có bài về những bí ẩn trên trống đồng Ngọc Lũ tôi thấy rất thú vị. Chiếc trống đồng Ngọc Lũ và những hình vẽ trên đó lại là một cuốn lịch vạn niên và các phương pháp tính toán thủy triều để phục vụ cho việc chạy thuyền, đó là những kiến thức hàng hải sử dụng phương pháp thiên văn học. Nếu tộc VN có thể đóng thuyền đi lại trên vùng Biển Đông và sau cơn đại hồng thủy đã di chuyển sang các vùng khác, tôi nghĩ giả thuyết này hoàn toàn có chứng cớ.

Trước đây đọc tài liệu có người cho giả thuyết rằng VN đã có chữ viết dạng "loằng ngoằng" như hệ chữ viết Thái Lan, Lào. Tuy nhiên chưa thấy có nhiều tài liệu về giả thuyết này. Trong nhiều bài viết chỉ thấy còn một điều nữa mà chưa lý giải được rằng liệu trước khi người Hán đến xâm chiếm VN và truyền chữ viết vào thì VN đã có chữ viết hay chưa? Nếu có tại sao chữ viết của người Việt lại bị tàn lụi và bị chữ Hán thay thế? Thậm chí tại sao ngay cả ngôn ngữ sử dụng trước đây trong các triều đại và trong giáo dục cũng là tiếng Hán song song với tiếng Việt?

Chúng ta thấy rằng, đọc những cuốn sách và những bài viết có tư liệu mới thấy rằng lịch sử tộc Việt có nhiều điểm thú vị hơn các sách sử từ trước tới nay. Tôi nghĩ ngày nay nếu chúng ta đầu tư thêm sức người sức của để sưu tầm và viết lại tài liệu về lịch sử VN để có một lịch sử chân thật và hấp dẫn hơn, đồng thời giúp thêm sức cho các nhà làm phim, viết truyện lịch sử về VN để các thế hệ đi sau hiểu rõ hơn về nguồn gốc tộc Việt của mình, từ đó để chống ảnh hưởng xấu của phim ảnh Trung Quốc về những sự kiện lịch sử mà họ không viết chính xác, nhằm hạn chế việc nhiều thế hệ trẻ VN xem phim đọc truyện lịch sử của TQ lại nhớ sử TQ nhiều hơn nhớ sử VN.

Các bác quan tâm và có nghiên cứu trong lĩnh vực này có thể trao đổi và thảo luận thêm.

Hung Nguyen <kamome.seagull@ gmail.com>


Chào các bác,

Gần đây tôi có đọc quyển "Văn hoá Thánh mẫu" của tác giả Đặng Văn Lung, có cung cấp nhiều khảo cứu và lập luận có giá trị về thời Hùng Vương, thông qua truyền thuyết Mị Châu-Trọng Thuỷ, và 2 công trình nghiên cứu về Ỷ Lan và mẫu Liễu Hạnh. Đọc cuốn này thấy hé mở nhiều điều không có trong sử phổ thông đã học.

Với cách nghiên cứu, biên khảo và lập luận của tác giả Đặng Văn Lung, hy vọng sẽ có thêm nhiều phát hiện quý giá hơn nữa trong những chuyên khảo khác của ông. Nếu có thêm nhiều khảo cứu như các tác phẩm của ông Lung, thì sử nước ta còn có nhiều hy vọng được khai phá, gợi mở thêm nữa...

Le Quynh Chi <sontuoc@yahoo.com>


(^_^) Cam on ban da gioi thieu bai viet cua minh.

Ban co the gioi thieu them 2 link minh vua bo sung vao bai viet ve cac hinh anh cua "Bai da co Sapa" va "Kim tu thap Yonaguni" :

Bai da co Sapa : http://www.flickr.com/photos/8772408@N06/sets/72157602087357594/

Kim tu thap Yonaguni : http://www.flickr.com/photos/8772408@N06/sets/72157602097554233/

Xin noi them la kim tu thap Yonaguni nam o phia Dong nuoc Xich Quy cua Kinh Duong Vuong, cho nen co the khang dinh day la mot dau moi quan trong de chung ta tiep tuc tim kiem nhung cong trinh khac ,thuoc nen van minh co xua cua nguoi Viet truoc thoi ky Bac thuoc, hien van con ngu yen duoi lop cat cua vung bien tren them luc dia Namhailand.

Chuc mot ngay tot lanh (^_^)

Doremon360


Các ký tự cổ[sửa]

  • Trong bài, tác giả đã đề cập đến các ký tự cổ tìm thấy trên đá tại Yonaguni. Đây là bằng chứng khá thuyết phục nếu ta xác định được nguồn gốc của nó có liên quan đến Việt Nam hay k. Có một vài nghiên cứu về chữ Việt cổ trước thời Bắc thuộc ở Thầy, trò thời Hùng Vương dạy học bằng chữ gì của thầy giáo Đỗ Văn Xuyền. Cao Xuân Hiếu 11:54, ngày 14 tháng 2 năm 2008 (CST)

CÓ MỘT NGƯỜI HỌ ĐỖ DÀNH CẢ ĐỜI ĐI TÌM VÀ GIẢI MÃ CHỮ VIỆT CỔ

Cách đây 48 năm có một thanh niên 22 tuổi quê ở Thái Bình, từ trường đại học Sư phạm Hà Nội về nhận nhiệm vụ làm hiệu trưởng trường cấp II đầu tiên của khu công nghiệp Việt Trì. . Đó là nhà giáo trẻ Đỗ Văn Xuyền.

Việt Trì ngày ấy vẫn còn giữ được dáng vẻ nguyên sơ của một vùng đất cổ, kinh đô Văn Lang với những: Lầu Thượng, Lầu Hạ, Kẻ Lư, Thậm Thình, Mã Quàng... Những học sinh của anh đi lao động còn gánh về những Dao, Mác, Trống đồng, minh khí, nhặt được ở công trường.

Một lần đi thăm học sinh qua đồi Giàm, anh thấy những người trồng sắn cuốc lên nhiều rìu, búa đá. Nhiều đến mức tưởng như nơi đây đã từng là một công trường chế tác đồ đá mới.

...Anh bắt đầu với việc tìm lại dấu tích người xưa. Đầu năm 1980 anh mới lại có dịp trở lại Việt Trì. Với cương vị Chủ tịch Hội văn nghệ. và trưởng ban Văn hoá xã hội của thành phố (lúc này anh đã là nhà văn với bút danh Khánh Hoài) đã có dịp đi sâu xuống thôn xóm để thực hiện ước mơ xưa.

Một lần đi qua quả đồi nhỏ ở thôn Hương Lan - trung tâm cố đô - anh thấy một ngôi miếu nhỏ đổ nát nằm dưới tán hai cây Táu cổ thụ đã hơn ngàn năm tuổi. Đọc ngọc phả, anh kinh ngạc khi biết đây là đền Thiên cổ, thờ một thầy giáo thời Vua Hùng thứ 18. Trong lòng miếu còn có mộ của thầy giáo mà nhân dân đã bí mật bảo vệ suốt mấy nghìn năm qua.

Từ ngôi miếu nhỏ ở cố đô, anh còn tìm ra rất nhiều nơi thờ các thầy giáo và học trò thời trước Hán (thời Hai Bà Trưng, thời An Dương Vương và đặc biệt là thời Hùng Vương...) ở rải rác khắp vùng trung du, đồng bằng Bắc Bộ và vùng Thanh-Nghệ-Tĩnh. Năm 186 công nguyên, Sĩ Nhiếp mới đưa chữ Hán vào Việt Nam. Như vậy các thầy giáo thời Hùng Vương dạy thứ chữ gì? Phải chăng dân tộc ta đã có chữ viết riêng từ rất sớm.

Anh lại lao vào các thư viện, tìm đọc thư tịch trong và ngoài nước ở lĩnh vực này và anh đã gặp may, vì có rất nhiều nhà nghiên cứu tiền bối đã đi sâu vào vấn đề này: Từ Hà Văn Tấn, Lê Trọng Khánh, Bùi Văn Nguyên, Trần Ngọc Thêm... cho đến Vương Duy Trinh, Trương Vĩnh Ký, cả những nhà nghiên cứu nước ngoài như Anh, Tiệp Khắc, Mỹ, Pháp, nhất là Trung Quốc: Từ Lục Lưu, đến Hứa Thân, Trịnh Tiểu... đều khẳng định: Việt Nam xưa đã có chữ viết riêng.

Một lần trên đường đi tìm kiếm anh đã dừng chân bên ngôi miếu nhỏ của một xóm núi, đọc được một bản Ngọc Phả từ thời Trần Thái Tông với những dòng chữ vang vọng tự hào: "Nghiêu thế, Việt thường Thị Kiến thiên tuế thần quy, Bối hữu khoa dấu".

Như vậy thời Hùng Vương, dân tộc ta đã có chữ, đó là điều khẳng định chắc chắn. Nhưng thứ chữ đó hình dạng ra sao? Cấu trúc thế nào? Anh lại lao vào cuộc tìm kiếm mới.

Hơn một nghìn năm Bắc thuộc, cuộc tận thu trống đồng của Mã Viện năm 43, cuộc cướp phá sách vở của nhà Minh đầu thế kỷ 15, và cuộc đốt phá hết thư khố quốc gia và thư khố của các bộ (sau cuộc tấn công vào đồn Mang Cá) của Pháp năm 1875, liệu có còn sót lại những gì?

Anh đã tìm đến những nơi đồn là có chữ Việt cổ. Nhưng đôi khi thất vọng: Chữ khắc trên viên gạch ở Hoàng thành Thăng Long chỉ là chữ Chăm và những trang sách trên lá buông ở đỉnh Trường Sơn và ở Thư viện Nghệ An chỉ là chữ Lào cổ. Nhưng anh vẫn tim vào sự cất giấu lưu giữ của tổ tiên về chữ Việt cổ (như khi đi tìm dấu vết của các thầy giáo thời trước Hán).

Anh đến Sa Pa, trên tảng đá vùng Hầu Thảo, sau khi cạo hết lớp rêu phủ, anh đã tìm được những chữ giống như chữ cái của Vương Duy Trinh.

Nhớ tới câu nói của Vương Duy Trinh: "Vì thập Châu là vùng biên viễn, nhân dân ta còn lưu giữ được thứ chữ ấy", anh hướng tìm tòi lên vùng Tây Bắc, Việt Bắc, vùng khu 4 cũ, rồi lăn lộn lên cả Đông và Tây dãy Trường Sơn.

Để đi được dài ngày và đi xa, với số tiền lương hưu ít ỏi, anh đã phải tính đến việc ăn ngủ giản tiện nhất, đó là: một chiếc võng bạt, một bi đông đựng nước, một ít bánh mì sấy khô và dăm gói mì tôm. Thế là anh có thể "cầm cự" được hàng chục ngày để đi đến các vùng sâu vùng xa, quyết tìm cho ra chữ Việt cổ của anh.

Trong các tài liệu sưu tầm được, anh đặc biệt chú ý đến một bộ chữ lạ. Rất tiếc là những trang sách này đã bị nguỵ trang và khoá mã, mặc dù vậy nó đã tồn tại hàng mấy trăm năm mà không ai chú ý tới. Linh cảm như mách bảo, anh đã thức nhiều đêm trắng để mày mò giải mã. Kiến thức tổng hợp và vốn ngoại ngữ đã giúp anh rất nhiều trong lĩnh vực nghiên cứu chữ Việt cổ. Cho tới một ngày anh đã khu biệt được loại ký tự này với các loại văn tự xung quanh, đã tìm ra được hình dạng, chức năng của từng chữ cái và cách cấu trúc của một loại ký tự mà người ta đã nhầm là chữ Mường, chữ Thái...

Qua công trình nghiên cứu về ngôn ngữ người Việt cổ HauĐricourt, anh khẳng định được bộ ký tự này có từ trước công nguyên (loại ký tự bắt nguồn từ chữ Khoa đầu tượng hình chuyển sang chữ cái có ghép vần). Căn cứ vào ý kiến của giáo sư Lê Trọng Khanh: "Các dân tộc Bách Việt dùng thứ chữ này".

Khi đã đọc thông viết thạo chữ Việt cổ, anh lại tìm đến các vùng người Thái, người Mường. Loại văn tự này có thể ghi được tiếng Thái, tiếng Mường nhưng không đầy đủ. Anh lại tìm đến các vùng quê Thái Bình, Bắc Ninh, Sơn Tây, Thanh Nghệ Tĩnh... để lắng nghe những người già phát âm.

Thứ ký tự này đã giúp anh ghi lại đầy đủ giọng nói, âm vực của họ, đã giúp anh giải thích được tiếng nói khác nhau của từng vùng - gần như nó đã ghi lại nguyên tiếng nói người Việt cổ. Nó đã giúp anh giải thích được nhiều vấn đề còn thắc mắc. Ví dụ: Vì sao trong tờ Le Paria và tờ L'Humanité từ những năm 20 của lãnh tụ Nguyễn ái Quốc. Chữ Nguyễn ái Quốc được viết là Nguyễn ái Quấc. Và trong cuốn sách sổ sáng của Filíp Bỉnh viết ở Bồ Đào Nha năm 1822, chữ huyên được viết là huên, chữ dòng được viết là dào.

Cũng như vậy anh có thể chứng minh được một nền văn tự có trước Hán và khác Hán, của giáo sư Hà Văn Tấn qua việc giải thích sự tồn ghi trong cuộc khai quật của bà Cô La Ni ở Lam Giận Hoà Bình năm 1923. Tháng 9/2004, giáo sư Hà Văn Tấn đã mời anh về Hà Nội nghe anh kể lại quá trình đi tìm chữ Việt cổ và khi được anh tặng bản Hịch của Hai Bà Trưng mà anh đã chuyển sang chữ Việt cổ, giáo sư đã cảm động nghẹn ngào: "Vấn đề lớn lắm. Chúng ta phải sớm báo cáo lên nhà nước".

Nhân dịp Quốc khánh 2005 trong chuyến về công tác ở Việt Trì - Phú Thọ, nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã tìm gặp anh và gửi thêm tài liệu cho anh. Khi thấy anh còn băn khoăn, Chủ tịch đã động viên: "Anh Xuyền cứ tiếp tục công việc, sẽ có ngày sử dụng đến kết quả này". Ngày ấy, anh đoán chắc còn xa lắm... (1)

Dịp hè năm nay, nghe tin tỉnh Sơn La tìm được hàng nghìn cuốn sách cổ có chữ lạ. Nhóm chúng tôi đã tìm đến và phôtô được một số trang đưa về cho anh. Anh cầm lên, đọc mà nước mắt ràn rụa. Như vậy điều dự đoán của các nhà khoa học trước đây đã được chứng minh: Thứ ký tự đặc biệt để ghi âm tiếng nói của người Việt cổ (thứ chữ dân tộc ta đã có từ thì đại Hùng Vương) đã được các dân tộc sử dụng chung và còn được lưu giữ bảo tồn ở vùng Tây Bắc cho đến ngày nay.

Hoàng Đạo Lý

(1) Mới gần đây gần đây ông Đỗ Văn Xuyền lại có dịp báo cáo công trình của mình lên Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân.