Thảo luận:Sơ cứu cầm máu vết thương

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Sanofi 08:01, ngày 21 tháng 4 năm 2007 (CDT)Sanofi Chảy máu ngoài nhiều rất nguy hiểm và có thể làm bạn xao lãng các nguyên tắc sơ cấp cứu. Nên nhớ phương pháp hồi sức ABC. Chảy máu ở mặt hoặc ở cổ có thể làm nghẽn khí đạo. Rất hiếm khi lượng máu mất quá nhiều đến nỗi khiến tim ngừng đập. Hãy nhớ là nạn nhân có thể bị sốc và bất tỉnh.

Tự bảo vệ bản thân

Nếu bạn bị đau hay bị một vết thương hở, bạn phải băng bó chúng tại cẩn thận. Mang găng tay dùng một lần ở những nơi có thể và rửa sạch tay bằng xà bông trước và sau khi chữa trị. Các chỉ dẫn vế việc bảo vệ bản thân bạn và nạn nhân khỏi bị viêm nhiễm.

Cách chữa trị

Những điều cần nên làm:

  • Cầm máu.
  • Ngăn ngừa nạn nhân bị sốc.
  • Giảm thiểu nguy cơ bị viêm nhiễm.
  • Gấp rút đưa nạn nhân đến bệnh viện.
  • Cởi hoặc cắt quần áo nạn nhân ra để lộ vết thương. Tìm xem có vật nhọn như mảnh kính có thể gây thương tích cho bạn không.
  • Trực tiếp dùng các ngón tay và lòng bàn tay nén chặt vết thương, nếu có lót một mảnh băng vô trùng hay một miệng gạc sạch thì tốt hơn nhưng không được phí thời gian trong việc tìm kiếm băng quấn. Nếu bạn không thể áp dụng cách nén trực tiếp, ví dụ như do vật găm trong vết thương nhô ra, hãy ấn chặt xuống hai bên vật đó.
  • Nâng và giữ cánh tay bị thương của nạn nhân cao hơn tim. Cầm tay nạn nhân thật nhẹ nhàng nếu nạn nhân có bị gãy xương.
  • Có thể đỡ nạn nhân nằm xuống. Điều này sẽ làm giảm lượng máu chảy đến các vết thương và giảm thiểu nguy cơ sốc.
  • Giữ nguyên miếng gạc rồi dùng dải băng vô trùng băng bó vết thương thật chắc nhưng đừng chặt quá kẻo làm tắc nghẽn sự lưu thông máu. Nếu máu chảy qua dải băng, hãy băng phủ thêm một lớp nữa.
  • Nếu có vật găm trong vết thương nhô ra, đặt miếng lót đệm ở hai bên vật thể cho đến khi chúng vừa đủ cao để có thể băng lại mà không đụng chạm đến vật đó.
  • Bảo đảm an toàn và nâng đỡ phần bị thương như khi bị gãy xương.
  • Quay số 115 gọi cấp cứu. Trị chứng sốc cho nạn nhân. Kiểm tra cách băng bó vết thương, đồng thời theo dõi sự lưu thông máu bên dưới miếng băng.

Nén gián tiếp Rất hiếm khi việc nén trực tiếp lại không thể áp dụng được hoặc không có tác dụng cầm máu ở tay, chân. Trong các trường hợp như vậy, có thể nén gián tiếp tại "điểm nén", nơi động mạch thính chạy gần xương. Nén tại các điểm này sẽ cắt nguồn cung cấp máu cho tay, chân nhưng không được nén lâu quá mười phút.

Không được dùng dụng cụ nén mạch. Nó có thể làm máu chảy nhiều hơn và có thể gây tổn thương ở mô và thậm chí làm hoại thư.

Điểm nén ở cánh tay

Động mạch ở cánh tay chạy dọc theo mặt trong của cánh tay trên ấn các đấu ngón tay vào giữa các cơ để nén động mạch xuống xương.

Điểm nén ở xương đùi

Động mạch ở đùi đi qua xương chậu ở giữa nếp gấp bụng dưới. Đặt nạn nhân nằm xuống, cong đầu gối lên đến chỗ gấp bụng dưới và dùng ngón cái ấn mạnh.