Thảo luận:Sinh học Đại cương/ Chương 1
Những nhận xét ban đầu về hình thức:
- việc để tiếng Anh - tiếng Việt song song là ko cần thiết vì chúng ta đều có bản tiếng Anh để tra cứu trong tay. Bài viết chỉ cần phần tiếng Việt. Tuy nhiên, có thể để những phần tiếng Anh chưa được dịch trên bài để mọi ng thuận tiện hơn.
- Phần tiếng Việt còn quá nhiều lỗi chính tả, câu văn còn lủng củng.
- Cần đưa hình ảnh minh họa, và sử dụng các format (chữ đậm, nghiêng, đặt tiêu đề) để bài viết dễ theo dõi hơn.
- KHÔNG NÊN VIẾT HOA TẤT CẢ CÁC CHỮ Ở TIÊU ĐỀ
- Liên kết interwiki nối với các thuật ngữ bên Wikipedia tiếng Việt và tiếng Anh mà mọi ng tạo ra có nhiều liên kết sai. (Hãy xem lại ví dụ. vi:Sinh học và en:Biology)
- Mọi ng hãy chủ động sửa lỗi trực tiếp (nếu phát hiện ra) cũng như dịch thêm các phần, đưa hình ảnh vào.
Cao Xuân Hiếu 16:00, ngày 22 tháng 2 năm 2006 (CST)
-
- Thật ra nếu để kiểu song ngữ cũng có cái lợi là SV không mất công mở thêm 1 ứng dụng và tốn thêm memory làm chậm máy trong khi các máy ở VN có băng thông khá hẹp (nhất là Adobe PDF reader là loại software "ăn" khá nhiều memory đó Hiếu. Hì hì LĐ chỉ thương cho SV trong nước máy không mạnh mà lại phải tận dụng tài nguyên! Chứ như các bạn ở nước ngoài thì chả lo gì chuyện này. LĐ
Đây là nhóm 3 tự nguyện dịch chương một để hưởng ứng cho khóa học và chúc cho khóa học thành công tốt đẹp. ( Phần đầu Lê đoàn thanh lâm 09:56, ngày 23 tháng 2 năm 2006 (CST) dịch và thấy là nếu đưa thêm nguyên bản tiếng anh vào thì hơi dài nên đã ko đưa vào, nếu các bạn thấy cần đưa vào thì cho ý kiến )
Mục lục
Thảo luận[sửa]
Dưới đây là những câu hỏi và thảo luận liên quan đến chương 1. Mời tất cả mọi ng đưa ra các câu trả lời và lập luận của mình.
Luồng thảo luận 1[sửa]
1. The information Darwin used to develop his theory of evolution by natural selection was well known to his contemporaries. Why was it so difficult for people to think of such an obvious mechanism of evolutionary change?
Những thông tin mà Darwin sử dụng để xây dựng thuyết tiến hóa bởi chọn lọc tự nhiên được những người đương thời của ông biết rất rõ. Vậy tại sao người ta lại không nghĩ ra được một cơ chế dễ thấy như vậy đối với các thay đổi tiến hóa?
Có nhiều lý do. Để thuyết tiến hóa của Darwin có cơ sở vững chắc đòi hỏi các tri thức về tuổi trái đất, những quan niệm của con người về loài, sự hình thành loài...v.v phải thay đổi. May mắn cho Darwin là những thay đổi này đã bén rễ một phần vào giới khoa học bởi những khám phá địa chất trước khi ông đưa ra thuyết tiến hóa của mình. Chính vì vậy thuyết tiến hóa được chào đón và được chấp nhận bởi giới khoa học. Đối với người bình thường không phải ai cũng dễ chấp nhận thuyết tiến hóa của Darwin. Các giáo đồ Thiên Chúa & Hồi giáo vẫn coi thuyết tiến hóa là một "giả thuyết" thay vì một "chân lý".
1. tốc độ sinh sản của các loài được thể hiện như thế nào?
2. Darwin đã quan sát trên các đối tượng nào?
3. sự khác nhau giữa các cá thể theo Darwin là do đâu và ở mức độ nào?
4.những người đương thời dã nhìn nhận về thuyết tiến hóa của Darwin như thế nào? quan điểm về tiến hóa của họ?
Luồng thảo luận 2[sửa]
2. According to the theory of evolution by natural selection, a species evolves certain features because they improve the chances that its members will survive and reproduce. There is no evidence, however, that evolutionary mechanisms have foresight or that organisms can anticipate future conditions. What, then, do biologists mean when they say, for example, that wings are “for flying”?
Theo thuyết tiến hóa bởi chọn lọc tự nhiên, một loài phát triển một số đặc điểm vì các đặc điểm này làm tăng cơ hội sống sót và sinh sản của các thành viên trong loài. Tuy nhiên không có bằng chứng chứng tỏ các cơ chế tiến hóa có khả năng tiên tri hoặc cơ thể sinh vật có thể tiên liệu được các điều kiện trong tương lai. Vậy thì các nhà Sinh học có ý gì khi họ nói, ví dụ, cánh là "để bay"?
--> chim có cánh là do tự nhiên tiến hóa nó thế, không phải vì mục đích bay "for flying". Giống như là mình làm một việc gì đó có mục đích từ trước, còn sự tiến hoá thì không có dự đoán trước, các sinh vật dựa vào điều kiện tự nhiên mà tiến hoá, chúng tiến hoá là để sinh tồn. Bay là một hình thức sinh tồn chứ không phải là mục đích, tức là nếu có hình thức khác khiến cho sinh vật tồn tại được tốt hơn bay thì chúng sẽ chẳng cần có cánh. Tóm lại , tiến hoá là để tồn tại, không có dự báo gì về tương lai hết, sinh vật duy trì một cái feature nào đó là vì nhờ đó nó tồn tại được, còn việc cái feature đó sau này có giá trị gia tăng gì thì nó chẳng quan tâm :d.
Lê đoàn thanh Lâm 11:19, ngày 08 tháng 3 năm 2006. (CST)
Khi các nhà khoa học nói cánh là để bay ý họ muốn nói đến chức năng của cánh chứ không nói đến mục đích của sự phát sinh cánh. Cánh tự dưng phát sinh, phát triển, qua chọn lọc tự nhiên càng hoàn thiện chức năng bay. Có thể ban đầu sinh vật có cánh không thể bay được (tức cánh không phải được sinh ra để dùng cho bay)và đôi cánh, thay vì đôi chân để leo trèo chẳng hạn càng làm sinh vật thêm bất lợi khi sống dưới mặt đất. Sau đó các sinh vật này chuyển lên cây sống, di chuyển bằng cách nhảy dù từ trên cao xuống chổ thấp hơn. Sinh vật có đôi cánh phát triển có nhiều cơ hội sống sót (nhảy dù thành công) do đó con cái của các sinh vật này có khả năng sinh tồn và sinh sôi. Tất cả các sự kiện này đều bị tác động một cách ngẫu nhiên bởi tự nhiên.
Luồng thảo luận 3[sửa]
3. The first organisms appeared nearly 4 billion years ago, but multicellular organisms were slow to appear. Why did the evolution of multicellularity take so long?
Sinh vật đầu tiên xuất hiện cách đây gần 4 tỉ năm, nhưng sinh vật đa bào xuất hiện khá trễ. Tại sao sự tiến hoá đa bào lại mất nhiều thời gian như vậy ?
-
- dấu hiệu sống đầu tiên phát hiện khoảng gần 4 tỷ năm trước,
- đây là giai đoạn yếm-thiếu khi (anoxic), nên chỉ có các loài có trao đổi chất yếm khí và chịu nhiệt xuất hiện và tồn tại, chủ yếu là hệ procaryot lên men va yếm khí.
- Trong suốt thời gian 2 tỷ năm sau đó, nhờ hoạt động của bọn có khả năng photosynthesis (cyanobacteria) , oxygen dần đượcc tích tụ, tăng lên tới gần 1%.
- Khoang 1 tỷ năm sau đó, nồng độ oxy tích tụ được khoảng 10% va sau đó 1 tỷ năm nữa khoảng 20%. Do vậy chỉ cách đây khoảng 2 tỷ năm, các sinh vật đa bào hiện đại (modern eucaryot) mới xuất hiện.
Lê đoàn thanh Lâm 08:14, ngày 09 tháng 3 năm 2006 (CST) Phần luồng thảo luận 2 và 3 này là do tôi- một người không chuyên sinh trả lời thử, mọi người có câu hỏi gì thắc mắc có thể ghi vào đây, để nhóm 3 chuẩn bị tiếp đón nhé. :d
1. Ngoài cyanobacteria còn có tac nhân nào lam cho lượng oxygen tăng lên không?
khoảng 1 tỉ năm sau đó nồng độ oxygen tăng cũng là do cyanobacteria?
--> Tất nhiên ngoài Cyanobacteria tất cả các dạng tự dưỡng quang năng và yếm khí đều có vai trò tương tự. Nhưng có điều tất cả đều thuộc vào procaryote nên giai đoạn này không có mặt eucaryote. Nếu muốn các bạn nên độc thêm các cuốn như Brock, Biology of Microorganism hoac Microbial Ecology.
Sinh vật đơn bào xuất hiện cách đây gần 4 tỉ năm. 3 tỉ năm sau đó sinh vật đơn bào vẫn thống trị thế giới Gần 1 tỉ năm trước đây sinh vật đa bào mới xuất hiện. Để xuất hiện sinh vật đa bào các sinh vật đơn bào cần tiến hóa đầy đủ các chức năng để làm cho cơ thể đa bào có khả năng sinh tồn. Hơn nữa điều kiện tự nhiên trong 3 tỉ năm hầu như thay đổi rất ít do đó sự tiến hóa bởi chọn lọc tự nhiên cũng xảy ra rất chậm. Sau đây là một số thông tin tìm được trên internet: "multicellularity evolution lag" Long evolutionary lag:
Multicellularity is thought to have had its origins long after (billions of years) the origin of life. This lag suggests either that: the sophistication of cells took a long while to reach the point where multicellularity was possible the environment did not offer an advantage to a multicellular way of life prior to the time coinciding with their appearance
The key to multicellular animals seems to the so-called homeotic genes. They are very odd and newly discovered. Seem to be involved with headness, tailness, very general properties. So head structures are homologous between flies and humans. So are eyes, even though a fly's eye is compound and ours are not, and our common ancestor had no eyes at all. The instructions for eyeness is evidently homologous. This sophistication is probably why multicellularity took so long
Luồng thảo luận 4[sửa]
4. Why is it so important in science that we design and perform tests capable of falsifying a hypothesis?
Tại sao trong khoa học việc chúng ta xây dựng và tiến hành những kiểm nghiệm có khả năng bác bỏ một giả thuyết lại quan trọng như vậy?
Hôm trước khi học môn sinh học động vật biển ở lớp, trong giờ giải lao thày giấo đã kể cho chúng em nghe một câu chuyện trong nghiên cứu khoa học, nay gặp câu hỏi này em xin kể lại cho mọi nguời cùng suy ngẫm.
Thầy dậy em là một chuyên gia nghiên cứu về nuôi cá ngựa và bảo tồn loài cá này, trước đây vài năm thầy có hướng dẫn luận văn tốt nghiệp cho hai sinh viên với đề tài là nuôi cá ngựa trong hồ nuôi tôm, sở dĩ có ý tưởng này là do thức ăn ưa thích của loài cá ngựa là loài copepoda sống rất nhiều ở trong ao nuôi tôm. Mà trong nuôi cá ngựa nhân tạo thì việc chủ động nguồn thức ăn có vai trò rất quan trọng do cá ngựa chỉ ăn thức ăn sống, mà phần lớn chúng phải bắt ngoài biển nên rất tốn kém. Vì thế đề tài mở ra hướng mới để tận dụng diện tích ao nuôi tôm để nuôi loài cá có hiệu quả kinh tế rất cao này. Công việc tiến hành rất suôn sẻ, thí nghiệm được bố trí ở tại một trại nuôi tôm với các lồng đuợc thiết kế đặc biệt sao cho lưới chỉ cho thức ăn đi vào mà không cho phép cá ngựa ra môi trường xung quanh, trên đỉnh mỗi lồng còn được bố trí một hệ thống chiếu sáng nhằm thu hút copepode vào ban đêm do loài này có tính hướng quang. Vì thế có thể đảm bảo thức ăn cho cá ngựa phát triển. Mọi việc diễn ra rất tốt đẹp. Hai ngày đầu cá phát triển tốt nhưng đến ngày thứ ba thì cá đột nhiên chết hàng loạt. Vấn đề với người nghiên cứu lúc này là tìm hiểu nguyên nhân cá ngựa bị chết. Một thí nghiệm mới được thiết lập là lấy nước ở hồ nuôi tôm lên nuôi cá ngựa trong các thùng nhỏ thì cá lại phát triển rất bình thường. Như vậy nguyên nhân do nguồn nước bị loại bỏ. Nhưng vì sao cá ngựa lại chết? Sau một thời gian tìm hiểu nhóm nghiên cứu đã tìm ra nguyên nhân, đó là do nước trong hồ nuôi tôm quá đục. Mà loài cá ngựa lại chủ yếu bắt mồi bằng thị giác đẫn đến chúng đã không tìm thấy thức ăn và chết. Kết luận của đề tài là không thể nuôi cá ngựa trong hồ nuôi tôm. Như vậy từ một đề tài tuởng như rất khả thi không có gì vướng mắc khi vào làm thực tế lại nảy sinh nhiều vấn đề như vậy. Tuy không thành công nhưng về mặt nào đó đề tài đã đạt đuợc mục đích là tìm ra nguyên nhân của sự thất bại để cảnh báo cho những người sau không đi theo vết xe đổ của người trước. Em chợt hiểu rằng trong nghiên cứu khoa học thì ngoài việc chứng minh tính đúng dắn của đề tài thì đôi khi tìm ra đuợc những cái sai để cho mọi nguời không phạm phải nữa cũng rất quan trọng, và việc thành công của một đề tài không phải là kết quả trên giấy mà là những ứng dụng của nó ngoài thúc tế. Vì thế điều cần nhất vẫn là tính trung thực, em cũng thật sự bị bất ngờ khi biết rằng việc sửa đổi số liệu trong nghiên cứu để cho khớp với một số liện ở đâu đó, biến một điều sai thành đúng lại đang xuất hiện nhiều ở các nhà khoa học Việt Nam. Họ không giám nhìn thẳng vào sự thật để tìm cách tháo gỡ, giải quyết vì thế mà vô tình đẫ gây nhiều trở ngại cho những nguời đi sau bởi những số liệu nghiên cứu sai của mình. Họ không hiểu rằng việc tìm ra và chứng minh một vấn đề là sai cũng quan trọng và có ý nghĩa chẳng kém chứng minh được một điều là đúng.
Câu chuyện của em là thế,có thể chẳng dáng dọc và hơi bị dài dòng nhưng vẫn muốn đem chia sẻ cùng mọi nguời. Nhận xét: Câu chuyện của bạn rõ ràng có sự liên tưởng đến diễn biến của câu chuyện trong sách.Điều đó là tốt. Kết luận của bạn cũng rất tốt khi bạn nêu được tầm quan trọng của tính khách quan, trung thực trong nghiên cứu khoa học. Câu hỏi trên nêu ra một quy trình trong sinh học: chúng ta quan sát, dựa trên ý kiến chủ quan của chúng ta và tri thức sẵn có thông thường chúng ta sẽ hình thành một giả thuyết chủ quan. Vì nó là của chúng ta nên thông thường ta có phần ưu ái và thiên vị nó. Chính vì vậy chúng ta phải kiểm nghiệm nó bằng những thí nghiệm thích hợp, khách quan. Và điều tiên quyết khi chúng ta xây dựng thí nghiệm là giả sử rằng giả thuyết của ta là sai & ta sẽ đi chứng minh nó sai. Trong thống kê ta cũng hay gặp điều này. Giả thuyết Ho thường là giả thuyết ngược lại với giả thuyết ta đưa ra.
Luồng thảo luận 5[sửa]
5. What features characterize questions that can be answered only by using a comparative approach?
Những đặc điểm nào đặc trưng cho những câu hỏi chỉ có thể trả lời bằng phương pháp so sánh?
1. không thể thiết kế thí nghiệm có đối chứng để kiểm chứng sự đúng đắn của câu trả lời. Ví dụ trong thí nghiệm để kiểm chứng sự suy giảm quần thể lưỡng cư là do ô nhiễm thuốc trừ sâu trong không khí từ các nông trại và sinh hoạt trong thành phố chúng ta không thể tạo một đối chứng ở quy mô lớn như vậy và gồm nhiều yếu tố phức tạp như vậy. 2. Mang tính hiện trường (tức chỉ có thể thực hiện ngoài tự nhiên). 3. Có thể tìm thấy cái quy luật bằng cách quan sát ở nhiều đối tượng. ...v.v. Các bạn nghĩ thêm
Luồng thảo luận 6[sửa]
6. Experiments show that not all amphibian declines are caused by a single factor. Does this surprise you? What kinds of environmental factors might be capable of affecting amphibian populations everywhere on Earth? What factors are likely to act only locally?
Các thí nghiệm chứng minh rằng nguyên nhân thái hóa của các loài lưỡng cư không phải là do một yếu tố quyết định? Theo bạn điều này có bình thường không? Các yếu tố môi trường nào ảnh hưởng đến tất cả các loài lưỡng cư và các yếu tố nào mang tính chất cục bộ?