Thảo luận:Vi khuẩn độc hơn khi bay vào vũ trụ
Trong bài này có một giả thuyết khá hay là "trạng thái không trọng lượng có thể điều khiển hoạt động của gene". Cần những lần lặp lại thí nghiệm với các sinh vật model khác để kiểm tra. Nhưng cũng có 1 vấn đề khác là trong quá trình tiến hóa trên mặt đất những loài SV ko được chọn lọc để thích nghi với điều kiện không trọng lượng. Hay nói cách khác là trong lịch sử của loài ko có kinh nghiệm đối với kiểu tín hiệu môi trường như vậy. Do đó, cơ chế điều khiển gene này chắc hẳn là phải mô phỏng một điều kiện hoặc cơ chế nào đó tương tự. Hoặc nếu ko thì VK phải là đã sử dụng 1 cơ chế phòng thủ chung với mọi lớp điều kiện môi trường tương tự. Cao Xuân Hiếu 07:09, ngày 26 tháng 9 năm 2007 (CDT)
Vi khuẩn thương hàn, cũng như nhiều loại vi khuẩn khác, được cấy trong các hộp cấy (flask) chứa môi trường (medium) với các chất cần thiết cho vi khuẩn phát triển. Nhiệt độ của nơi giữ các hộp cấy cũng được quy đinh tùy theo loại vi sinh vật. Các hộp cấy có thể được lắc liên tục hoặc để yên. Trong trường hợp lắc liên tục, bề mặt vi khuẩn chịu tác động của lực vật lý do môi trường chuyển động và tác động lên vi khuẩn (fluid shear). Trong trường không lắc hộp cấy, lực này sẽ nhỏ hơn.
Tác động của môi trường lên bề mặt vi khuẩn tương tự như tác động của dòng máu lưu thông trong cơ thể chúng ta lên bề mặt vi khuẩn vậy.
Khi các hộp cấy (có lẽ không phải là các túi chứa vi khuẩn như trong bài báo đã nêu) được đưa lên tàu vũ trụ, có thể vi khuẩn đã được ở trong điều kiện giống như trong đường tiêu hóa của ta. Vi khuản chắc chắn sẽ khác so với những vi khuẩn được giữ trong phòng thí nghiệm trên mặt đất làm đối chứng. Không biết nhóm nghiên cứu có so sánh sự khác biệt của vi khuẩn trong hộp cấy với vi khuẩn trong đường tiêu hóa và vi khuẩn trong đường tiêu hóa với vi khuẩn được đi vũ trụ hay không?
Đối với các phi hành gia, nếu thời gian sống ở trạng thái không trọng lượng càng lớn thì họ cũng có nguy cơ mắc bệnh cao do hệ miễn dịch của họ bị ức chế. Trong khi đó, nếu như kết quả nghiên cứu này được khẳng định, vi khuẩn lại tăng độc lực sau khi ở trạng thái không trọng lượng (do thay đổi hoạt tính của gene, của các protein vi khuẩn hay do biến đổi các gene...) thì rõ ràng phản ứng/ thay đổi của các sinh vật có thể ngược nhau.
Đúng như thảo luận của Hiếu, cần phải kiểm tra với những mẫu động vật khác nhưng ưu tiên trước để cho chuột đi cùng vi khuẩn thương hàn lên vũ trụ rồi gây nhiễm (bao gồm cả gây nhiễm chéo vi khuẩn ở mặt đất - chuột đi vũ trụ, vi khuẩn đi vũ trụ - chuột ở mặt đất)!
Tất nhiên, nghiên cứu điều khiển gene ở chuột và người sau khi lên vũ trụ rất phức tạp và tốn kém.
Nhưng có lẽ nhiều nghiên cứu sẽ được triển khai tiếp với mục đích trước mắt là bảo vệ chính các nhà du hành vũ trụ - những người cống hiến thật nhiều cho loài người vì đã phải sống trong điều kiện "không hợp tự nhiên" một chút nào!