Thế hệ robot mới sắp ra lò
Thế hệ robot công nghiệp đầu tiên ra đời trong thập niên 1960 đã tràn ngập các nhà máy và nhanh chóng trở nên không thể thiếu được trong sản xuất.
Còn thế hệ robot mới đang sẵn sàng để ra khỏi các phòng thí nghiệm tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Pháp... Có thể đối thoại, tự quyết định và ứng xử trong mọi tình huống, những robot mới này sẽ là các trợ lý cho bác sĩ, bà nội trợ hay y tá...
Mục lục
Murataboy: đi xe đạp không té bao giờ![sửa]
Không tranh cúp vô địch vòng quanh nước Pháp, nhưng không như các tay đua chuyên nghiệp, Murataboy của Nhật không bao giờ sợ té.
Cao 50cm, được mệnh danh là “vua thăng bằng”, nó có bộ phận giữ thăng bằng lúc chạy cũng như lúc dừng do có những bộ phận khác giúp tránh chướng ngại vật và giảm xóc (1).
Bản sao một ông tổ khoa học viễn tưởng[sửa]
Trang bị hệ thống nhận biết tiếng nói, có khả năng nói và diễn tả cảm xúc, robot này được sản xuất tại Hoa Kỳ, là bản sao của nhà văn khoa học viễn tưởng người Mỹ Philip K. Dick (qua đời năm 1982).
Trong một tác phẩm của mình, ông đã tự hỏi: Liệu robot người có thích ăn thịt cừu... điện tử hay không? Muốn thế, phải chế tạo một người máy khác có khả năng lý luận 100%. Tất nhiên, đây còn là chuyện khoa học viễn tưởng thôi! (2)
Trợ lý giải phẫu[sửa]
Những cây kẹp này do Mỹ chế tạo, có độ chính xác và thành công rất cao. Độ chính xác của cánh tay robot làm giảm kích thước công cụ mổ xẻ và vết cắt khiến ít chảy máu hơn.
Để khách hàng yên tâm, nó được chính bác sĩ giải phẫu điều khiển nhờ vào cánh tay robot thứ ba truyền hình ảnh đi (3).
Riman y tá[sửa]
Y tá dễ thương này do Nhật chế tạo, có thể ẵm một người nặng 15kg tuyệt đối an toàn nhờ hai cánh tay biết cảm nhận.
Robot y tá của thế hệ tiếp theo sẽ có khả năng ẵm một bệnh nhân nặng từ 70kg trở đi.
Các nhà chế tạo còn muốn cho nữ y tá này có khả năng đánh giá tình trạng sức khỏe bệnh nhân thông qua hơi thở (4).
Asimo[sửa]
Tổ tiên của nó là P1, do Honda sản xuất năm 1993 tại Nhật, đã làm phương Tây thoạt đầu lo sợ.
Họ không mặn mà với ý tưởng robot giống như con người. Nhưng với người Nhật, P1 đã hoàn thành giấc mơ của con người là được máy phục vụ (5).
Amar nội trợ[sửa]
Lĩnh vực chuyên môn: nhà bếp. Được chế tạo tại Trường đại học Karlsruhe, Đức, robot này biết dọn bàn ăn, rửa chén hay sắp xếp công việc nội trợ nhờ hai cánh tay giống như con người. Amar làm việc bằng mắt và ngón tay. Bằng một camera stereo, nó nhìn thấy ai đến gần mình (6).
HRP-2[sửa]
Được chuyển từ Nhật sang Phòng thí nghiệm Toulouse thuộc Trung tâm Nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp vào tháng 6-2006, nó là mô hình mẫu để nghiên cứu về robot dạng người. Người Nhật đang nắm giữ 60% thị trường robot thế giới và chỉ riêng thành phố Osaka đã có hơn 100 công ty chuyên môn trong lĩnh vực này (7).
Friend - bạn của người tàn tật[sửa]
Friend được chế tạo tại Đức. Qua bộ phận nhận biết tiếng nói, chủ nhân có thể yêu cầu robot mở một cửa hay mang đến cho mình ly nước. Để di chuyển, hệ thống lái ba chiều cho biết rõ tình hình môi trường xung quanh chiếc xe lăn. Chỉ cần xác định điểm đến, nó sẽ dẫn chủ nhân đi bằng con đường tốt nhất (8).
Nguồn[sửa]
- Đinh Công Thành, khoahoc.com.vn