Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Thực hiện video âm nhạc
Từ VLOS
(đổi hướng từ Thực hiện Video Âm nhạc)
Với những tiến bộ gần đây trong công nghệ vi tính và video, việc tạo ra một video âm nhạc nghiệp dư đã trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Cũng giống như bất kỳ nỗ lực nghệ thuật nào khác, quá trình ghi lại một video âm nhạc có thể đem tới kết quả tốt, khiến bạn chán nản, thú vị, thử thách, mệt mỏi hoặc cảm động – đôi khi là tất cả những điều này cùng một lúc. Một video âm nhạc chỉ bị giới hạn bởi trí tưởng tượng và ngân sách của bạn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá các bước cơ bản trong quá trình kỹ thuật và sáng tạo để làm nên video âm nhạc, từ những đoạn video một-cảnh khiêm tốn được ghi lại bằng webcam cho tới những sản phẩm kỳ công hơn.
Mục lục
Các bước[sửa]
Phát triển Ý tưởng[sửa]
- Áng chừng ngân sách của bạn. Những video âm nhạc tuyệt vời không nhất thiết phải đắt đỏ hay cầu kỳ. Một số video âm nhạc sáng tạo và đáng nhớ nhất trong lịch sử đều đơn giản và không tốn kém.[1] Số khác lại có thể tiêu tốn hàng tỷ đô-la.[2] Biết trước bạn có bao nhiêu tiền trong tay sẽ đảm bảo rằng bạn không chi quá ngân sách.
- Giữ một cuốn sổ bên mình. Bạn không cần những món đồ hào nhoáng, đồ kỹ thuật số hay đắt tiền. Bạn muốn một thứ để tổng hợp suy nghĩ của mình, viết lại các ghi chú, và phác họa các phân cảnh. Giữ bút chì, một hai cục tẩy cùng với cuốn sổ của mình và mang bộ đồ nghề này theo bạn suốt quá trình quay phim. Ý tưởng có thể đến vào lúc bạn ít ngờ tới nhất.
-
Nói
chuyện
với
nghệ
sĩ
hoặc
ban
nhạc.
Họ
có
thể
đưa
ra
nhiều
ý
tưởng
về
video.
Một
vài
ý
sẽ
rất
tốt.
Một
số
ý
tưởng
thậm
chí
còn
tuyệt
vời.
Số
khác
có
thể
cần
tới
dàn
diễn
viên
hàng
ngàn
người,
công
nghệ
hình
ảnh
vi
tính
tân
tiến,
và
một
đạo
diễn
tài
năng.
Nếu
có
đủ
ngân
sách,
không
có
giới
hạn
nào
cho
những
việc
bạn
có
thể
làm,
nhưng
việc
kết
hợp
ý
tưởng
của
nghệ
sĩ
vào
trong
video
hoàn
toàn
do
bạn
quyết
định.
Hãy
có
cái
nhìn
thực
tế
–
biết
được
ý
tưởng
nào
có
thể
thực
hiện
được,
ý
tưởng
nào
không,
hay
ý
tưởng
nào
đơn
thuần
tồi
tệ.
- Nếu bạn là thành viên của ban nhạc có bài hát sử dụng trong video, bạn đang nắm trong tay những lợi thế và thử thách đặc biệt. Bạn có thể trực tiếp và riêng tư tiếp cận quá trình sáng tạo của ban nhạc. Mặt khác, thực hiện video âm nhạc sẽ tạo nhiều căng thẳng hơn. Những mối quan hệ cá nhân và quan hệ sáng tạo của bạn có thể phải chịu ảnh hưởng - hãy lưu tâm tới điều này.
-
Trước
khi
lên
bất
kỳ
kế
hoạch
gì,
hãy
nghe
bài
hát.
Đừng
làm
điều
gì
khác
trong
lần
đầu
tiên
–
chỉ
nghe
mà
thôi.
Sau
đó,
hãy
nghe
bài
hát
thêm
nhiều
lần
nữa.
Nghe
cùng
với
nghệ
sĩ
hoặc
thành
viên
của
ban
nhạc.
Kể
cả
khi
bạn
đã
thuộc
lòng
bài
hát
rồi,
hãy
cố
nghe
như
thể
đó
là
lần
đầu
tiên
của
bạn.
Bài
hát
khiến
bạn
cảm
thấy
thế
nào?
Nó
có
khiến
bạn
muốn
nhảy,
khóc,
cư
xử
ngu
ngốc
hay
đi
tới
quán
rượu?
Hay
nó
đem
tới
cảm
xúc
lẫn
lộn
kỳ
lạ
bên
trong
bạn?
Ghi
nhanh
lại
các
phản
ứng
này
của
bạn.
- Để có kết quả tốt nhất trong trải nghiệm lắng nghe, hãy tham khảo hướng dẫn của chúng tôi về việc nghe nhạc như một chuyên gia.
-
Sàng
lọc
các
ý
tưởng
của
bạn.
Một
khi
bạn
đã
nắm
bắt
được
cốt
lõi
cảm
xúc
của
bài
hát,
hãy
động
não
lên
ý
tưởng
cho
video
của
bạn.
Việc
tham
khảo
ý
kiến
của
các
thành
viên
đội
kỹ
thuật
có
thể
sẽ
rất
hữu
ích
–
họ
sẽ
biết
thứ
nào
dễ
ghi
hình
và
thứ
nào
không.
- Những ý tưởng cho video âm nhạc có thể không cần rắc rối nhưng vẫn hiệu quả. Ví dụ, với ca khúc nhạc đồng quê về việc gặp gỡ mọi người trên đường, một ý tưởng như "theo bước người đàn ông lái xe dọc xa lộ, gặp gỡ mọi người ở những cửa hàng tạp hóa nhỏ của thị trấn hay những trạm xăng dọc đường trong các tình huống thể hiện lời bài hát" có thể rất tuyệt nếu được triển khai tốt.
- Việc thêm những chi tiết nhỏ bé và cụ thể có thể khiến video âm nhạc của bạn đáng nhớ hơn, thậm chí trở thành hình mẫu. Những ghi chú sau mang phong cách đậm nét hơn rất nhiều so với những mô tả có phần mơ hồ bên trên: “Nhân vật chính lái một chiếc Chevy mui trần đời 1957 trên xa lộ thẳng tắp về phía miền Tây; người nông dân ở cửa hàng tạp hóa ven đường ở lời 1, người lính đi chiếc Hummer tại trạm xăng ở lời 2, một cô gái xinh đẹp ở lời 3 (ghi hình ngôi sao nào đó?) nhảy vào xe và đi cùng người hùng của chúng ta khi bài hát tới hồi kết. Câu chuyện hài hước bên lề: một chàng trai đóng bộ cáu kỉnh tự làm mình xấu hổ ở mỗi cảnh: bắn mù tạt lên áo ở lời 1, va chạm với chiếc Hummer khi lái xe Porsche hoặc đổ xăng lên đôi giày đắt tiền ở lời 2; vụng về tán tỉnh cô gái xinh đẹp ở lời 3”.
- Những ý tưởng kỳ lạ, trừu tượng có thể làm nên những video tuyệt vời. Cảnh quay không nhất thiết phải phản ánh chính xác lời bài hát – sự khác biệt giữa nội dung trực quan và lời hát có thể tạo nên nét tương phản nổi bật. Một số video thậm chí còn có vẻ kỳ quái hay nhảm nhí.[3] Đừng ngại gây khó hiểu hoặc gây sốc cho người xem nếu bạn nghĩ đó là sự lựa chọn tốt nhất cho video của mình. Đây là cách rất tốt để đối đầu với các "ông lớn" trong ngành.
-
Thăm
dò
địa
điểm
quay.
Trước
khi
bắt
đầu
bấm
máy,
bạn
cần
biết
chính
xác
địa
điểm
mà
bạn
muốn
quay
phim.
Đôi
khi
ý
tưởng
cho
video
sẽ
khiến
bạn
phải
tới
một
nơi
xa
xôi
hoặc
dựng
phim
trường
riêng.
Ví
du,
video
nhạc
đồng
quê
vừa
nêu
trên
sẽ
rất
dễ
quay
nếu
ta
đang
ở
ngoại
thành,
nhưng
nếu
ở
thành
phố
như
Hồ
Chí
Minh,
ta
sẽ
phải
có
trước
phương
án
thay
thế.
Bài
viết
“Cách
để
Trở
thành
Người
Thăm
dò
Địa
điểm”
của
Wikihow
có
vài
mẹo
nhỏ
dành
cho
người
thăm
dò
không
chuyên.
- Nói chuyện với người chủ hoặc quản lý của bất cứ địa điểm nào bạn muốn sử dụng. Hãy đảm bảo rằng họ đồng ý với việc bạn quay phim tại đó. Nếu bạn may mắn, có thể họ cũng sẽ phù hợp đóng vai nhân vật trong video của bạn (nếu họ muốn).
- Thông báo trước cho hàng xóm về việc quay phim cũng là một ý tưởng tốt. Nếu không, những người này sẽ thấy khó hiểu, thậm chí bực mình khi bạn quay phim. Hãy tìm hiểu những quy định về tiếng ồn tại địa phương để chuẩn bị trước nếu hàng xóm phàn nàn với cảnh sát.
-
Dựng
bảng
phân
cảnh
hình
ảnh.
Một
trong
những
công
cụ
hiệu
quả
nhất
trong
tầm
tay
để
lên
kế
hoạch
cho
video
chính
là
bảng
phân
cảnh
hình
ảnh.
Chúng
là
những
bản
phác
họa
từng
cảnh
quay
dùng
để
tham
khảo
và
định
hướng
cho
diễn
biến
trong
video.
Xem
bài
viết
“Cách
tạo
Bảng
phân
cảnh
hình
ảnh”
để
biết
thêm
những
lời
khuyên
chi
tiết
hơn.
- Video âm nhạc thường áp dụng chuyển động hình ảnh đặc biệt[4] hoặc kỹ xảo điện ảnh[5] để tạo nên trải nghiệm độc nhất. Nếu bạn dự tính kết hợp một trong hai yếu tố này vào video, hãy chắc rằng bạn cũng liệt kê chúng trong bảng phân cảnh hình ảnh của mình.
- Các bảng phân cảnh hình ảnh không cần phải hào nhoáng. Chúng có thể đơn thuần là vị trí của các diễn viên và đạo cụ ở mỗi cảnh, hoặc chi tiết tới từng phần chuyển cảnh riêng lẻ, biểu cảm, hướng dịch chuyển, v.v. Đừng lo nếu bạn không biết vẽ: hãy viết ra một bảng phân cảnh. Chừng nào bạn có ý tưởng về nội dung từng cảnh quay và có khả năng truyền đạt lại điều đó với đội làm phim, bạn sẽ bắt đầu ổn thôi.
- Cố gắng chia nhỏ video thành các “cảnh” phù hợp với dự tính của bạn. Bạn có thể giảm thiểu tối đa thời gian quay phim bằng cách quay tất cả các cảnh tại một địa điểm cùng lúc (ngay cả khi các cảnh quay không theo thứ tự, chúng sẽ vào đúng vị trí khi hoàn tất video). Lên kế hoạch quay phim để bạn có thể di chuyển hiệu quả nhất.
Bố trí Nhân sự cho Buổi quay[sửa]
-
Tìm
đội
ngũ
làm
phim
của
bạn.
Tùy
thuộc
vào
quy
mô
sản
xuất,
có
thể
bạn
sẽ
chỉ
cần
chính
mình
cùng
đội
ngũ
diễn
viên,
hoặc
bạn
sẽ
cần
tới
một
đoàn
làm
phim
lớn
cho
video.
Sau
đây
là
những
vị
trí
bạn
nên
cân
nhắc
để
tìm
người
dựa
vào
công
việc
cần
phải
hoàn
thành:
- Đạo diễn. Khả năng cao chính bạn sẽ là đạo diễn. Bạn sẽ điều hành tất cả các mảng khác nhau của buổi quay, từ việc trao đổi ý định của mình với diễn viên và đoàn làm phim, cho tới việc giải quyết xung đột giữa âm thanh và ánh sáng, đảm bảo xe có đủ xăng và tất cả các địa điểm quay đều thông thoáng để ghi hình. Bạn là ông chủ, đồng thời sẽ chịu trách nhiệm cao hơn tất cả mọi người.
- Quay phim. Người này sẽ ghi lại diễn biến video bằng một hoặc nhiều máy quay. Bạn sẽ định hình cảnh quay, nhưng người quay phim sẽ thực hiện ghi hình, làm việc với bộ phận ánh sáng để đảm bảo độ sáng của trường quay, và báo cho phụ trách âm thanh biết khi nào tiếng nổ xuất hiện trong cảnh quay.
- Phụ trách ánh sáng. Cần có một người đảm bảo tất cả các bóng đèn đều được bật, có thể thấy được diễn viên, và mọi thứ đều ổn để quay phim. Người đó chính là phụ trách ánh sáng.
- Phụ trách âm thanh. Tại trường quay, đây là người sẽ gắn micrô cho diễn viên và dựng micrô tại các địa điểm cần thiết. Với một video thường không có các đoạn hội thoại, phụ trách âm thanh sẽ bật bài hát để diễn viên thể hiện phù hợp. Giữa những lúc bấm nút “Dừng” và “Bật” và “Tua”, anh ta sẽ chạy đi lấy coca, pizza và các món lặt vặt khác.
- Hậu đài. Đây là nhân vật may mắn có nhiệm vụ di dời toàn bộ dây nối, bóng đèn, thiết bị, bàn ghế, đạo cụ, và tất cả các thứ khác được mang tới phim trường. Việc quay phim sẽ dễ dàng hơn rất nhiều nếu bạn có ai đó xử lý những thứ này lúc đang giải quyết phần việc tổng quan.
- Trang phục. Tùy thuộc vào ngân sách, bạn có thể chỉ cần đưa ra hướng dẫn cho diễn viên (“mặc quần bò và áo sơ mi bó sát”) hoặc đặt làm trang phục riêng cho các diễn viên. Dù bạn làm cách nào, nếu cần thay đổi trang phục trong lúc quay, hãy chắc chắn rằng có ai đó sắp xếp việc này, và các diễn viên cần có chút riêng tư khi thay đồ.
- Đạo cụ. Một lần nữa, có thể chính bạn sẽ phải lo việc này, nhưng cần có ai đó tìm kiếm các phương tiện đi lại, cùng với những thứ khác mà diễn viên sử dụng trên trường quay – lọ mù tạt có thể bắn ra đúng lúc cần, bất kỳ thứ gì diễn viên cầm lên hay đặt xuống, hoặc món đồ không có tại địa điểm quay phim.
- Phụ trách tiếp nối cảnh quay. Trừ khi bạn định quay liên tục một cảnh từ đầu đến cuối, bạn cần ai đó đảm bảo rằng mọi người bắt đầu tại đúng chỗ họ dừng ở cảnh trước. Đó là công việc của người phụ trách tiếp nối cảnh quay. Họ ghi lại các vị trí, thông thường với sự trợ giúp của một máy quay. Họ đảm bảo rằng vết mù tạt trên bộ vét ở cảnh đầu tiên vẫn ở nguyên đó trong vòng 3 ngày tiếp theo cho cảnh quay cuối. (Hoặc, ngược lại, vết mù tạt *không* ở đó nếu các cảnh với vết mù tạt được quay trước.)
-
Tìm
đúng
diễn
viên
có
khả
năng.
Lên
danh
sách
tất
cả
các
nhân
vật
trong
video
của
bạn.
Video
của
bạn
có
thể
có
hoặc
không
bao
gồm
cảnh
quay
bạn
nhạc
biểu
diễn
–
nếu
có,
bạn
cũng
sẽ
đạo
diễn
cho
diễn
xuất
của
ban
nhạc.
Nếu
video
của
bạn
kể
về
một
câu
chuyện,
hãy
viết
về
tất
cả
các
nhân
vật,
ghi
chú
về
ngoại
hình
và
hành
xử
của
họ.
Tổ
chức
các
buổi
thử
vai
để
chọn
ra
diễn
viên
tài
năng
và
phù
hợp
nhất
cho
mỗi
nhân
vật.
Giả
sử
trong
ví
dụ
về
video
nhạc
đồng
quê
của
chúng
ta,
ta
sẽ
phải
tìm
kiếm
diễn
viên
cho
những
vai
sau:
- Du khách. Anh ấy không cần phải nói gì, nhưng anh ấy cần bảnh bao, tự tin, và phù hợp với việc lái xe mui trần đời cổ dọc theo con đường quê. Quần bò. Kính râm. Áo sơ mi?
- Nông dân. Có tuổi, da sạm nắng. Mũ đã cũ, quần bò và áo sơ mi không sơ-vin, nụ cười thân thiện. Thời gian lên hình ngắn nên không cần diễn viên chuyên nghiệp.
- Người lính. Trẻ trung, cao lớn, cơ bắp, mái tóc cắt sát, mạnh mẽ và tự tin hơn du khách nhưng cũng khiêm nhường hơn.
- Nhân viên trạm xăng. Gầy gò? Mập mạp? Áo thợ máy dính dầu, thân thiện với vẻ ngoài gây sửng sốt, giỏi đảo mắt.
- Người mặc vét. Dân thành thị, vẻ ngoài tương đối nhưng không hẳn đẹp trai. Mái tóc vuốt keo đang mất nếp dưới nắng nóng. Quần áo và xe đắt tiền. Hành vi và cơ thể vụng về, có vẻ mỉa mai người khác. Đáng ghét từ cái nhìn đầu tiên.
- Cô gái. Một phụ nữ mạnh mẽ, tự lập. Tự tin với cơ thể của mình, vì thế cô gái này rất xinh đẹp. Tóc nâu. Tự tin, vô lo, làn da rám nắng, hài hước và nụ cười tươi tắn trên môi. Không khó chịu bởi Người mặc vét mà chỉ thấy buồn cười về anh ta. Vô tình đùa cợt với Du khách.
Ánh sáng, Máy quay, Diễn![sửa]
-
Dựng
cảnh.
Giờ
khi
bạn
đã
sắp
xếp
mọi
thứ
đâu
ra
đó,
các
diễn
viên
đã
tập
dượt
đủ,
đoàn
làm
phim
đã
sẵn
sàng,
đã
đến
lúc
chuẩn
bị
trường
quay
và
bấm
máy.
Chọn
lấy
một
cảnh
để
quay.
Trong
ví
dụ
này,
chúng
ta
sẽ
chọn
cảnh
cuối
trong
video
nhạc
đồng
quê
nói
trên.
Ở
cảnh
này,
Người
mặc
vét
ngã
xuống
đất,
Du
khách
đỡ
anh
ta
dậy,
và
Cô
gái
xinh
đẹp
nhảy
lên
xe
đi
cùng
với
Du
khách.
- Sắp đặt các phương tiện và mọi thứ trong cảnh đó vào vị trí, và để các diễn viên đứng vào vị trí của họ.
- Dàn dựng ánh sáng. Vì đây là cảnh quay ngoài trời, nếu không có bóng đèn công suất lớn, bạn có thể dùng vật phản chiếu, một tấm vật liệu trắng hoặc áp phích dùng để phản chiếu ánh sáng mặt trời, làm mờ bóng và sáng cảnh quay. Cách hiệu quả nhất để tập trung ánh sáng là dùng nhiều hơn một vật phản chiếu, hoặc thậm chí là một tấm gương. Phụ trách ánh sáng của bạn sẽ lo việc này dưới sự hướng dẫn của bạn, nếu bạn có một người như vậy.
- Hãy nhớ, nhân vật chính luôn là người được chiếu sáng nhất trên màn hình. Khi quay ngoài trời, luôn cho nhân vật chính quay lưng lại phía mặt trời trừ khi mặt trời đang ở vị trí thẳng trên đầu. Như vậy, vật phản chiếu có thể soi sáng khuôn mặt và phía trước diễn viên. Mặc dù bạn phải làm rất nhiều việc để đảm bảo ánh sáng đầy đủ, công sức bỏ ra sẽ rất đáng nếu bạn muốn có một video chất lượng cao.
- Dựng máy quay. Có thể bạn sẽ muốn quay một phần của video trên một giá ba chân, đối với những cảnh tĩnh. Máy quay rung lắc đôi khi khiến người xem mất tập trung vào video. Vào lúc khác, bạn có thể dùng máy quay cầm tay tự ổn định để có những thước phim huyên náo, hoặc một “máy quay rung” đối với những cảnh quay tràn đầy năng lượng. Nếu bạn có đủ yếu tố con người cũng như ngân sách, quay kết hợp các cảnh với những góc quay và phong cách khác nhau sẽ tăng cường khả năng sáng tạo trong khâu chỉnh sửa về sau.
- Cho diễn viên đứng vào đúng chỗ của họ. Nếu họ nằm trong cảnh quay khi máy quay bắt đầu chạy, cho họ đứng vào đúng chỗ đã đánh dấu. Nếu họ đi vào cảnh sau khi bắt đầu quay, cho họ đứng sẵn ở điểm đi vào.
- Bật nhạc. Cho Phụ trách Âm thanh xác định điểm chính xác trong bài hát, và cho nhạc chạy trước để mọi người có thể “vào đúng điệu” với nhạc. Mới đầu, sẽ tốt hơn nếu đoạn nhạc chạy trước này kéo dài lâu. Nếu quay một cảnh nhiều lần, bạn có thể rút ngắn đoạn nhạc này lại. Khi Phụ trách Âm thanh đã sẵn sàng và nhạc đã chạy, anh ấy sẽ hô “tốc độ!” (Đây là cách nói từ thời mà việc ghi hình trên trường quay được thực hiện bằng băng từ chạy bởi động cơ mô-tô, thường mất một lúc để đi vào tốc độ quay bình thường). Người phụ trách âm thanh cũng có thể muốn đưa nhạc vào video để người chỉnh sửa hậu kỳ có bản nhạc tham khảo.
- Ánh sáng! Điều động toàn bộ nhân sự phụ trách ánh sáng vào đúng vị trí, và bật hết đèn công suất lớn lên.
- Máy quay! Người quay phim bấm nút ghi hình, bắt đầu quay cảnh.
- Diễn! Bạn biết thủ tục rồi đấy – khi đạo diễn hô “Diễn!”, diễn viên sẵn sàng và bắt đầu diễn xuất.
-
Lặp
lại
các
bước
này
cho
tất
cả
các
cảnh
quay
trong
video
của
bạn.
Rất
có
thể
bạn
sẽ
kết
thúc
với
nhiều
lần
quay
cho
một
cảnh,
nhiều
góc
quay
khác
nhau,
những
cảnh
quay
tuyệt
vời
cùng
những
cảnh
dở
tệ.
Đây
chính
là
lúc
mọi
việc
bắt
đầu
trở
nên
thú
vị!
- Làm phim là một quá trình phức tạp và tỉ mỉ, không thể mô tả được hết chỉ trong một bài viết. Hãy tham khảo bộ sưu tập đầy đủ của Wikihow về hướng dẫn cách làm phim để có cái nhìn chi tiết hơn về quá trình làm phim.
Hậu Kỳ[sửa]
- Chuyển video của bạn vào một máy tính. Thông thường việc này được thực hiện với USB, Firewire hay các kết nối độc quyền khác. Dù lựa chọn cách nào, bạn cũng muốn tải mọi thứ vào máy tính của mình và lưu tại cùng một nơi.
- Sử dụng phần mềm chỉnh sửa của bạn. Cho dù bạn đang sử dụng Sony Vegas, iMovie, Adobe Premiere, Final Cut Pro hay một bản Avid cao cấp, đây chính là nơi phép màu xảy ra.
-
Sử
dụng
sản
phẩm
tốt
nhất
của
bạn.
Xem
kỹ
video
từ
đầu
đến
cuối,
theo
dõi
các
cảnh
quay,
và
tìm
ra
những
cảnh
tốt
nhất.
- Dùng bản nhạc thô trên nền video để khớp cảnh quay với bài hát, nhưng đừng lo về những tiếng ồn xuất hiện trong bản nhạc. Bản nhạc thô sẽ không được dùng cho sản phẩm cuối cùng.
-
Ghép
bài
hát
vào
cảnh
quay.
Khi
đã
tải
nhạc
vào
video,
hãy
kiểm
tra
xem
phần
chỉnh
sửa
của
bạn
đã
đồng
bộ
với
âm
nhạc
chưa.
Chúng
sẽ
tương
đối
trùng
khớp
nhưng
không
thể
hoàn
hảo,
trừ
khi
bạn
rất
may
mắn.
Điều
chỉnh
đôi
chút
các
cảnh
để
mọi
thứ
xảy
ra
đúng
thời
điểm
-
điều
này
đặc
biệt
dễ
nhận
thấy
khi
bạn
xử
lý
cảnh
ban
nhạc
biểu
diễn
bài
hát.
- Nếu sử dụng cảnh quay ban nhạc biểu diễn, hãy sẵn sàng giấu đi các lỗi. Ví dụ, nếu người chơi ghi-ta cử động tay theo "Stairway to Heaven" trong phần nhạc mà anh ta chỉ cần giữ một nốt, hãy cắt sang thành viên khác, hoặc chuyển về một cảnh khác cho đoạn trên.
- Tiết chế khi chỉnh sửa. Hàng tấn cảnh quay ngắn và chắp vá có thể khiến người xem mất phương hướng, còn những cảnh quay quá dài lại trở nên giả tạo. Các cảnh quay tồi tệ tương đối dễ nhận thấy - đừng vội vàng và hãy suy xét chuẩn xác nhất.
- Thêm tít và giới thiệu ê-kíp làm phim (credit) nếu muốn. Trước đây, việc chèn tên bài hát, tên nghệ sĩ, hãng thu âm và đạo diễn ở đầu và cuối video là thủ tục chuẩn. Ngày nay, nhiều nghệ sĩ bỏ thông tin này ra khỏi video và chọn "phong cách điện ảnh" cho tít và credit. Trao đổi với diễn viên, đoàn làm phim và ban nhạc để biết họ nghĩ gì về ý tưởng của bạn.
Học hỏi từ những Tác phẩm Kinh điển[sửa]
- Nghiên cứu những tác phẩm kinh điển. Như bất kỳ loại hình nghệ thuật nào khác, việc sản xuất video âm nhạc cũng cho ra đời những "tác phẩm kinh điển." Những video này có sức ảnh hưởng tới sản phẩm của các nghệ sĩ và đạo diễn sau này. Hãy hiểu rằng rất nhiều video âm nhạc tuyệt vời thành công bởi những lý do hoàn toàn khác nhau. Một số thể hiện sáng tạo trong trực quan hình ảnh, số khác có sự tập trung sắc bén, những video còn lại thì hòa hợp tuyệt đối với âm nhạc. Khi hiểu được yếu tố đã tạo sức ảnh hưởng cho những video nhất định, bạn sẽ có góc nhìn chuẩn xác hơn về việc tạo ra một video với ấn tượng khó quên.
-
Kể
một
câu
chuyện
hay.
Nhiều
video
được
yêu
thích
nhất
mọi
thời
đại
đều
kể
các
câu
chuyện
vui
nhộn,
gây
sốc,
bi
kịch
hoặc
hoành
tráng.
Một
câu
chuyện
thực
sự
tuyệt
vời
sẽ
ở
trong
đầu
người
xem
đến
hàng
tuần,
hàng
tháng,
thậm
chí
hàng
năm.
- Một trong số những video nổi tiếng nhất mọi thời đại, “Thriller” của Michael Jackson do John Landis đạo diễn kể về một câu chuyện kinh điển.[6] Video này cũng dài hơn độ dài bài hát. Điều này đã thành công, nhưng cần cảnh giác – quá ít âm nhạc và video quá dài có thể là sự kết hợp nhàm chán.
- Video “Just” của Radiohead được đạo diễn bởi Jamie Thraves cũng kể một câu chuyện thú vị với tông điệu khác hẳn “Thriller”.[7] Video này khéo léo thêm vào những ô vuông cùng cái kết mở để chỉ trích sự bạc nhược của cuộc sống công sở - rất phù hợp với lời hát khinh miệt của Thom Yorke.
-
Tạo
ra
phong
cách
trực
quan
độc
nhất.
Những
video
âm
nhạc
là
nơi
rất
tốt
để
thể
hiện
những
sáng
kiến
cũng
như
thủ
thuật
hình
ảnh.
Video
là
cơ
hội
để
bạn
áp
dụng
hình
ảnh
trừu
tượng,
hiệu
ứng
độc
đáo
hay
hoạt
hình
để
tôn
lên
vẻ
đẹp
của
bài
hát.
Thậm
chí
phần
hình
ảnh
không
cần
phải
"có
lý"
theo
cách
hiểu
truyền
thống.
Miễn
là
phần
hình
ảnh
nổi
bật
và
hỗ
trợ
cho
bài
hát,
chúng
sẽ
để
lại
ấn
tượng
lâu
dài.
- Bài hát đình đám “Take on Me” của A-ha do Steve Barron đạo diễn đã mô tả câu chuyện tình lãng mạn diễn ra với sự kết hợp của người thực và hoạt hình theo phong cách phác họa cắt lớp video. [8] Sự lựa chọn đầy phong cách này phù hợp tuyệt đối với giai điệu kỳ quái, dồn dập và tạo hình ảnh khó quên.
- Video “Seven Nation Army” của The White Stripes (được đạo diễn bởi bộ đôi Alex và Martin) sử dụng kỹ xảo đem tới ảo giác rằng đây là một cảnh quay gần liên tục dài bốn phút.[9] Kết hợp với cách chỉnh sáng đầy ấn tượng, điều này gây hiệu ứng đánh lạc hướng mạnh mẽ lên người xem, tạo bầu không khí đen tối cho video.
- Xem thêm: "Stockholm Syndrome" của Muse và [5] "Money for Nothing" của Dire Straits.[10]
-
Thử
nghiệm
việc
bắt
chước
và
mô
phỏng.
Những
dẫn
chiếu
văn
hóa
thường
xuyên
được
dùng
trong
video
âm
nhạc
-
đôi
khi,
toàn
bộ
video
thể
hiện
sự
kính
trọng
yêu
mến
hoặc
đả
kích
gay
gắt
đối
với
dẫn
chiếu
được
sử
dụng.
Với
khiếu
hài
hước
tuyệt
vời,
thành
quả
đạt
được
có
thể
trở
nên
kinh
điển.
Nếu
nghê
sĩ
không
ngại
tự
chế
giễu
bản
thân
đôi
chút
thì
càng
tốt
-
mọi
người
đều
yêu
quý
những
nhạc
sĩ
đủ
khiêm
nhường
để
lấy
bản
thân
ra
làm
trò
vui.
- Video “California Love” của 2Pac và Dr. Dre do Hype William đạo diễn là video bắt chước loạt phim Mad Max.[11] Video này có hai mục đích – ngoài việc đơn giản là gây cười, nó còn ẩn ý rằng vào những năm đầu thập kỷ 90, California là xứ không có luật pháp, mọi người phải đấu tranh cho cuộc sống của mình và chỉ có người khỏe nhất sống sót, tương tự bối cảnh hậu tận thế được mô tả trong loạt phim Mad Max.
- Một video bắt chước thậm chí còn hài hước hơn là video cho "Sabotage" của Beastie Boys, do Spike Jonze đạo diễn.[12] Bằng việc để nhóm Beastie Boys hóa thân thành hình ảnh biếm họa của những ông cảnh sát cứng cỏi trên truyền hình vào những năm 70, Jonze đã tạo nên một video hài hước và khó quên, đồng thời khớp hoàn hảo với phần âm nhạc.
-
Ngông
cuồng
và
phung
phí.
Ném
thật
nhiều
tiền
về
ống
kính
cũng
đã
đủ
tính
giải
trí.
Ghi
hình
tại
một
địa
điểm
kỳ
lạ.
Sắp
xếp
cảnh
nhảy
múa
với
vũ
đạo
hoành
tráng.
Thuê
siêu
mẫu.
Những
video
âm
nhạc
tuyệt
nhất
có
thể
chỉ
cần
là
các
màn
biểu
diễn,
rõ
ràng
và
đơn
giản.
- Video "Big Pimpin" của Jay Z do Hype William đạo diễn là ví dụ kinh điển của video âm nhạc đơn thuần trình diễn.[13] Có rất ít yếu tố dẫn chuyện hay kể chuyện – chủ yếu trong video chỉ có hình ảnh Jay Z và bạn bè của anh ta tiệc tùng trên du thuyền khổng lồ, ăn chơi tại một biệt thự vùng nhiệt đới và ném tiền vào đám đông, với các cô gái xinh đẹp vây quanh. Một màn trình diễn hiệu quả của sự giàu có và khoe khoang.
- Lady Gaga là một nghệ sĩ nổi tiếng vì những video âm nhạc kỳ công của mình. Video “Alejandro” do Steven Klein đạo diễn đã mô tả một thế giới phản-không tưởng kỳ quái, đầy nhục dục và quân phiệt, hoàn thiện bởi bối cảnh và trang phục điên rồ (nhưng rất phù hợp).[14] Đó là một sản phẩm gây choáng ngợp và phi thường.
-
Tối
giản
hóa.
Ngược
lại
với
xu
hướng
trên,
nhiều
video
âm
nhạc
thành
công
khác
lại
đi
theo
triết
lý
"càng
ít
thì
càng
nhiều".
Những
video
này
cho
phép
người
xem
tập
trung
vào
diễn
biến
(và
mối
tương
quan
giữa
video
với
âm
nhạc)
mà
không
bị
sao
nhãng.
Một
video
tối
giản
cũng
là
lựa
chọn
tốt
cho
những
đạo
diễn
có
ngân
sách
hạn
hẹp.
- Video “The Island” của The XX do Saam đạo diễn đã sử dụng hiệu quả những cảnh quay lặp lại của một điệu nhảy ngắn với vũ đạo chặt chẽ.[15] Bằng cách khéo léo thay đổi đôi chút trong điệu nhảy của vũ công mỗi lần cảnh quay lặp lại, video này đã cho chúng ta thấy những ẩn ý bộc lộ về mối tình bi thảm. Sự chậm rãi trong thay đổi khiến cảnh quay cuối cùng trở nên bất ngờ hơn bao giờ hết.
- Những video đầu tiên của OK GO với vũ đao sáng tạo đã ngay lập tức tạo nên trải nghiệm khó quên trong người xem chỉ bằng ngân sách khiêm tốn. Video “Here it goes again” của họ (đạo diễn bởi Trish Sie và OK GO) là ví dụ tuyệt vời cho những video chất lượng được ghi hình với chi phí gần như bằng không.[16] Video này được hoàn thành với một cảnh quay tĩnh trong căn phòng không trang trí, đạo cụ chỉ có 8 chiếc máy chạy bộ. Nhờ vào sức mạnh của biên đạo cũng như ý tưởng đáng nhớ, video này trở nên đình đám và được lan truyền rộng rãi khi được phát hành vào năm 2006.
Lời khuyên[sửa]
- Hãy chắc chắn rằng máy quay không chĩa về phía mặt trời hay về phía một máy quay khác – mặt trời có thể làm hư hại nặng phần cứng bên trong có tác dụng ghi lại hình ảnh.
- Một chiến lược rất tốt cho việc tạo ra một video đó là làm hẳn 3 phiên bản hoàn toàn khác nhau và kết hợp các đoạn từ 3 video này để làm ra một video “tổng hợp”.
- Với video trên YouTube, bạn phải ghi lại credit trong phần Thông tin Chi tiết Bổ sung, nếu không, video của bạn sẽ bị tắt tiếng hoặc gỡ bỏ do vi phạm bản quyền!
- Luôn luôn đặt ghi chú bản quyền trong phần credit để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của bạn! Hãy xem bài viết Cách để Bảo vệ Quyền Sở hữu Trí tuệ của bạn để biết thêm chi tiết.
-
Khi
đã
hoàn
thành
video
âm
nhạc
của
bạn,
hãy
chia
sẻ
nó!
Tải
video
lên
một
trang
web
chia
sẻ
video
(đọc
bài:
Cách
để
Tải
Video
lên
YouTube)
và
chia
sẻ
đường
dẫn
với
bạn
bè
và
người
thân.
- Nếu bạn thực sự tự tin về chất lượng sản phẩm của mình, chia sẻ video với đài phát thanh và kênh âm nhạc trên truyền hình. Họ có thể sẽ chia sẻ nó trên trang web hoặc thêm vào chương trình phát sóng của họ.
- Tắt tiếng video của bạn khi chèn nhạc vào để không tiếng ồn nào gây ảnh hưởng.
- Nếu bạn không thể có toàn bộ vật dụng cần thiết để quay video âm nhạc, hãy hỏi một thành viên trong đoàn phim hoặc bạn bè để xem họ có vật dụng bạn cần không.
- Thăm dò ý kiến và nhận xét từ người khác để có sản phẩm tốt hơn.
Những thứ bạn cần[sửa]
- Một giai điệu hay
- Diễn viên
- Máy quay và người vận hành
- Máy quay tĩnh (có thể dùng điện thoại)
- Thiết kế ánh sáng và phụ trách ánh sáng
- Kỹ sư âm thanh và thu âm
- Máy tính
- Phần mềm chỉnh sửa như Windows Movie Maker (dành cho máy tính), iMovie or Final Cut Pro (cho dòng máy tính Mac của Apple), hoặc Sony Vegas cho cả hai hệ điều hành
- Vũ công
- Nghệ sĩ
- Bối cảnh
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ https://www.youtube.com/watch?v=fl9KQ1Mub6Q
- ↑ https://www.youtube.com/watch?v=dsUXAEzaC3Q
- ↑ https://www.youtube.com/watch?v=K0EUgNuN4UE
- ↑ https://www.youtube.com/watch?v=co3qMdkucM0
- ↑ 5,0 5,1 https://www.youtube.com/watch?v=gXN9acC9edU
- ↑ http://www.youtube.com/watch?v=sOnqjkJTMaA
- ↑ https://www.youtube.com/watch?v=-_qMagfZtv8
- ↑ https://www.youtube.com/watch?v=djV11Xbc914
- ↑ https://www.youtube.com/watch?v=0J2QdDbelmY
- ↑ https://www.youtube.com/watch?v=lAD6Obi7Cag
- ↑ https://www.youtube.com/watch?v=eDZ961xhNEo
- ↑ https://www.youtube.com/watch?v=z5rRZdiu1UE
- ↑ https://www.youtube.com/watch?v=Cgoqrgc_0cM
- ↑ https://www.youtube.com/watch?v=niqrrmev4mA
- ↑ http://www.youtube.com/watch?v=PElhV8z7I60
- ↑ https://www.youtube.com/watch?v=dTAAsCNK7RA