Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Sở hữu giọng hát hay
Từ VLOS
Hầu hết ca sỹ chuyên nghiệp đều học thanh nhạc nhưng nếu bạn không có đủ điều kiện tài chính để theo hoặc gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thầy dạy hát uy tín thì vẫn có thể tự mình học được. Để sở hữu giọng hát hay, bạn cần làm ấm giọng trước khi hát, tránh hát quá căng khiến khó kiểm soát giọng. Hãy thu âm lại giọng hát của mình, nghe thật kỹ để biết mình đã mắc những lỗi gì, sau đó cho bạn bè và người thân nghe. Nhận xét từ họ có thể giúp bạn rút kinh nghiệm từ đó dễ dàng cải thiện khả năng ca hát hơn.
Các bước[sửa]
- Thư giãn các dây thanh đới trước khi hát. Nếu để các dây thanh đới bị căng, bạn sẽ rất khó hát các nốt cao tốt. Hãy thử ngâm nga “Mam….mam…mam” ở các chủ âm khác nhau thay vì hát “đô rê mi” thông thường. Khởi động giọng trong ít nhất một vài phút.
- Đừng cố hát quá cao. Khi bạn cần hát cao, đừng gân cổ để lên cho bằng được. Hãy thư giãn và để giọng lên cao một cách nhẹ nhàng nhưng nhớ phải chú ý kiểm soát giọng. Nếu ép giọng quá mức, bạn sẽ không hát được những nốt cao mà trái lại còn làm cho câu hát nghe rất tệ.
-
Uống
nhiều
nước
mát
(không
nên
uống
nước
đá)
hoặc
trà
ấm.
Điều
này
rất
tốt
cho
các
dây
thanh
đới
vì
cổ
họng
được
bôi
trơn
cũng
như
loại
bỏ
đờm
và
các
chất
nhầy
khác.
Uống
nước
quá
lạnh
sẽ
khiến
các
dây
thanh
đới
bị
siết
chặt.
Tránh uống sữa, nước ngọt và các đồ uống tương tự vì đường sữa cũng như các loại đường khác (đường thay thế) trong nước ngọt có thể làm họng bạn ra đờm, tiết dịch nhầy. - Tập hít thở sâu. Tạo thói quen thở bằng cơ hoành thông qua việc kiên trì tập luyện hàng tuần thay vì thở hổn hển hay thở bằng ngực. Nếu bạn thở đúng cách, phần bụng sẽ phình ra chứ không phải lồng ngực.
- Tập nhịp. Thời điểm đúng để lấy hơi trong lúc hát là ở giữa các nhóm từ. Theo cách viết lời bài hát truyền thống, các nhóm từ thường được ngăn cách bởi dấu phẩy hoặc các dấu câu khác (ví dụ: dấu chấm, dấu chấm phẩy…) Tuy nhiên, không phải lúc nào lời bài hát cũng có dấu câu. Hãy nhìn lời bài hát một lượt trước khi hát. Tự hình dung và cảm nhận xem chỗ nào nên có ngắt, nghỉ. Khi hát, bạn nên lấy hơi ở chính những chỗ ngắt, nghỉ đó. Bạn cần phải tập nhịp và thở để hát thoải mái, tránh thở hổn hển hoặc hết hơi.
- Tự thu âm giọng hát. Thu âm trong lúc đang hát để nghe lại xem giọng bạn dễ nghe hay khó nghe. Tự đánh giá giọng mình một cách khách quan, tránh tự cho rằng mình hát hay nếu sự thật không phải vậy.
- Thử nghiệm và cải thiện. Cố gắng luyện sao cho khả năng cảm nhịp của bạn ngày càng tiến bộ và phù hợp với ca khúc bạn chọn. Thử hát bằng giọng mũi, giọng ngực, đổi âm sắc, đổi kiểu giọng hoặc phong cách để tìm ra phong cách hát phù hợp nhất. Thử nhờ một người bạn thân làm khán giả vì biết đâu người đó có thể đưa ra những lời nhận xét, góp ý mang tính xây dựng và có ích.
- Tập hát trước chốn đông người. Ban đầu sẽ rất ngại khi phải vừa hát vừa nhìn thẳng vào khán giả nhưng nếu tập dần thì bạn sẽ quen. Nếu việc hát trước khán giả khiến bạn lo lắng, hãy thử nhìn vào trán hoặc vai họ thay vì nhìn thẳng vào mắt. Bạn cũng có thể luyện hát trước gương để củng cố sự tự tin.
- Cởi mở với lời nhận xét. Thử hát trước gia đình và những người bạn vì tâm lý sẽ thoải mái hơn. Người thân trong gia đình thường động viên, không chê cười dù bạn hát chưa tốt, còn bạn thân có thể sẽ góp ý thẳng thắn để bạn rút kinh nghiệm. Hãy luôn chuẩn bị tinh thần đón nhận những lời nhận xét đa chiều.
- Không tạo áp lực cho bản thân, luôn tự tin nở nụ cười và ca hát với tâm trạng vui vẻ. Rất có thể kết quả đạt được sẽ thành công hơn cả những gì bạn mong đợi!
- Kiên trì. Năng khiếu là một chuyện nhưng tính kiên trì mới là quan trọng nhất! Hãy tiếp tục làm giàu vốn bài hát, phát triển các kỹ thuật hát cũng như độ khỏe của giọng, tự tin làm chủ sân khấu. Học cách truyền tải bài hát qua ngôn ngữ hình thể tới khán giả, sử dụng tay (đặt lên trái tim, chắp tay kiểu cầu nguyện hoặc chỉ tay lên trời) hoặc có thể vừa hát vừa đi lại. Lưu ý rằng mỗi động tác nên được thực hiện đúng thời điểm. Cố gắng thể hiện biểu cảm chân thực, giọng hát có thể đượm chút “buồn”, ngắt nhịp sáng tạo và hài hước miễn sao phù hợp với ca khúc bạn chọn. Cố lên, đừng bỏ cuộc!
Lời khuyên[sửa]
- Ca hát trong thế chủ động, đừng để người khác thúc ép bạn.
- Giữ bình tĩnh khi hát trước nhiều người và hát bằng cả con tim của mình.
- Tự tin và mạnh dạn.
- Nếu bạn ốm hay thấy không khỏe cho lắm, đừng cố khởi động giọng hoặc hát vì sẽ dễ gây tổn thương giọng.
- Thử vừa bơi vừa hát hoặc vừa đi bộ vừa hát để giọng trở nên khỏe và dài hơi hơn.
- Hát to, rõ ràng và thật nhập tâm.
- Luyện hát từ các nốt thấp nhất tới những nốt cao nhất trong quãng giọng của bạn. Cách này giúp bạn chuyển giọng êm ái và không bị gãy giọng.
- Suy nghĩ về việc đăng ký học một khóa thanh nhạc. Đây là cách rất tốt để được giáo viên hướng dẫn tỉ mỉ và cải thiện chất lượng giọng hát.
- Luyện tập ít nhất 5 lần một tuần, mỗi lần 30 phút. Nhớ đừng hát quá lâu, luôn uống nhiều nước, tránh nuốt đờm, uống rượu hoặc ngậm chanh.
- Cố gắng không để giọng bị rung khi hát.
- Đừng quá bận tâm đến lời nói của những người không ưa bạn vì họ sẽ gây cho bạn tâm lý không thoải mái.
Cảnh báo[sửa]
- Đừng dùng cổ họng để kiểm soát giọng hát hay luồng hơi, tránh hát bằng cổ họng. Thay vào đó, sử dụng cơ hoành để kiểm soát luồng hơi dễ dàng và chắc chắn hơn. Nếu bạn không thở bằng cơ hoành, câu hát nghe sẽ bị căng từ đó gây đau họng.
- Tránh để cổ bị căng hoặc hát quá dữ dội ngoài sức chịu đựng của giọng. Nên thở bằng cơ hoành nếu không bạn sẽ rất dễ bị viêm họng, ho hoặc khàn giọng do tổn thương dây thanh đới. Hậu quả là các dây thanh đới sẽ mất đi độ nhạy, xước dẫn tới việc bạn phải đi phẫu thuật cổ họng không sớm thì muộn. Sự nghiệp ca hát vậy là đi tong.