Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Thiết lập mối quan hệ hạnh phúc dài lâu
Từ VLOS
(đổi hướng từ Thiết lập Mối quan hệ Hạnh phúc Dài lâu)
Nếu bạn ở trong mối quan hệ không bền vững hoặc khó tìm người mà bạn muốn theo đuổi mối quan hệ lâu dài, ý tưởng thiết lập một mối quan hệ hạnh phúc dài lâu dường như là không thể thực hiện được. May thay có những cách bạn có thể thực hiện để cải thiện chất lượng và độ bền vững của mối quan hệ.
Mục lục
Các bước[sửa]
Bắt đầu Mối quan hệ Thích hợp[sửa]
-
Hiểu
nhu
cầu
và
mong
muốn
của
mình.
Hiểu
nhu
cầu
vật
chất
và
tình
cảm
của
bản
thân
trước
khi
bước
vào
một
mối
quan
hệ
là
điều
quan
trọng
vì
bạn
cần
trao
đổi
những
nhu
cầu
đó
với
người
bạn
yêu
thương
nếu
muốn
mối
quan
hệ
đó
thành
công.
Bạn
cần
định
hình
sẵn
ý
tưởng
chắc
chắn
về
những
gì
bạn
cần
và
muốn
trong
mối
quan
hệ,
nhưng
nếu
không
chắc
lắm,
bạn
có
thể
nghĩ
đến
những
vấn
đề
này.[1]
- Suy nghĩ về những mối quan hệ đã qua để hiểu rõ vì sao những quan hệ đó đã thành công hoặc thất bại. Những kinh nghiệm này có thể cho bạn biết điều gì về nhu cầu của mình?
- Nghĩ về cách bạn phản ứng trước mọi người và các tình huống. Ví dụ, liệu bạn có phản ứng một cách ủy mị, khó tin tưởng một ai đó, hoặc khó bộc lộ cảm xúc của mình hay không? Sẽ rất hữu ích khi bạn hiểu về những đặc điểm tính cách đó trước khi bước vào mối quan hệ nghiêm túc.
-
Đảm
bảo
bạn
bắt
đầu
mối
quan
hệ
vì
lý
do
lành
mạnh
thay
vì
những
lý
do
không
phù
hợp.
Hãy
ghi
nhớ
những
nguyên
tắc
dưới
đây:[2][3][4]
- Lý do lành mạnh để bắt đầu mối quan hệ bao gồm: mong muốn chia sẻ tình yêu, sự gần gũi và tình bạn; nhu cầu được trải nghiệm sự phát triển cá nhân; ủng hộ về tình cảm và vật chất cho nhau; và hy vọng xây dựng gia đình. Điều quan trọng cần nhớ là những động lực này không chỉ tập trung vào việc nhận tình yêu và sự ủng hộ mà còn là dành những điều đó cho người bạn yêu.
- Những lý do không phù hợp để bước vào mối quan hệ bao gồm: lo sợ sự cô đơn, sợ chia tay, và không muốn đánh mất sự kết nối với bạn bè và gia đình của người đó. Sử dụng người yêu của mình vì sự an toàn, tình dục, tiền bạc, hoặc để trả thù người cũ là những lý do rất có hại cho mối quan hệ. Nếu bạn bắt đầu và duy trì mối quan hệ vì những lý do này, bạn và người yêu của bạn sẽ rất vất vả để phát triển mối quan hệ hạnh phúc lâu dài, và cả hai có thể sẽ bị tổn thương nghiêm trọng trong quá trình đó.
-
Lựa
chọn
đối
tác
một
cách
khôn
ngoan.
Nếu
bạn
hy
vọng
phát
triển
mối
quan
hệ
hạnh
phúc
lâu
dài,
bạn
cần
chọn
đối
tác
một
cách
cẩn
thận.
Mọi
người
thường
cho
rằng
trái
dấu
thì
hút
nhau,
nhưng
các
nhà
nghiên
cứu
lại
phát
hiện
ra
những
cá
nhân
có
chung
mục
tiêu,
mối
quan
tâm,
và
kỳ
vọng
thường
hài
lòng
về
mối
quan
hệ
của
mình
hơn.[5][6]
- Cá tính của các bạn không nhất thiết phải giống nhau nhưng nếu mỗi người muốn những thứ khác nhau từ mối quan hệ thì bạn sẽ vất vả để duy trì được mối quan hệ đó.
- Hãy nghĩ liệu sự khác biệt của các bạn có bù đắp cho nhau hay không. Ví dụ, một người hấp tấp hơn sẽ cân bằng với một người có tính hoạch định hơn.
- Hãy thực tế. Bước vào một mối quan hệ với hy vọng không có khó khăn và thách thức là không thực tế. Sự say mê và cảm giác cuồng si thủa ban đầu sẽ nhạt dần nhưng với thời gian và nỗ lực, bạn có thể xây dựng mối quan hệ sâu sắc và ý nghĩa hơn.[7]
-
Đừng
cố
gắng
thay
đổi
người
ấy
của
bạn.
Mặc
dù
bạn
có
thể
thuyết
phục
người
đó
dọn
quần
áo
bẩn
hoặc
dắt
chó
đi
dạo,
việc
nghĩ
rằng
bạn
sẽ
thay
đổi
đáng
kể
tính
cách,
quan
điểm
hay
hành
vi
của
anh
ta
sẽ
khiến
mối
quan
hệ
của
bạn
đi
đến
thất
bại.
Các
chuyên
gia
cho
rằng
bạn
không
thể
thay
đổi
những
tính
cách
hay
quan
niệm
cụ
thể
sau:[8][9]
- Quan niệm về tôn giáo.
- Quan điểm của người ấy về việc có con.
- Tính khí của anh ta hoặc cô ta và cách họ hành xử khi tức giận.
- Liệu người đó sống hướng nội hay hướng ngoại.
- Mối quan tâm, hoạt động và sở thích của người ấy.
- Mối quan hệ của người đó với gia đình họ.
-
Xây
dựng
mối
quan
hệ.
Nếu
bạn
hy
vọng
có
được
mối
quan
hệ
hạnh
phúc
dài
lâu,
hãy
tập
trung
xây
dựng
mối
quan
hệ
với
người
mình
yêu.
Các
chuyên
gia
phát
hiện
ra
rằng
những
cặp
vợ
chồng
là
bạn
thường
hạnh
phúc
và
gắn
bó
với
nhau
hơn.[10][11][12]
- Nếu bạn không muốn dành thời gian ở bên nhau, mối quan hệ của bạn sẽ không thành công lắm.
- Dành thời gian tìm hiểu mối quan tâm và sở thích của nhau. Thoạt đầu điều này có vẻ như bạn phải hy sinh để làm điều mình không muốn, nhưng người ấy của bạn sẽ cảm kích trước cố gắng của bạn và sẵn sàng làm điều gì đó khiến bạn vui trong lần sau. Bạn cũng sẽ cảm thấy gắn bó với cô ấy hơn và hiểu rõ cá tính, mong muốn và nhu cầu của cô ấy hơn.
- Cố gắng xác định những mối quan tâm chung của các bạn và cùng nhau theo đuổi chúng. Ví dụ, nếu các bạn thích không gian bên ngoài, hãy cùng nhau đi cắm trại.
-
Đừng
cảm
thấy
như
các
bạn
phải
làm
mọi
việc
cùng
với
nhau.
Đôi
khi
các
cặp
đôi
thấy
họ
cần
thực
hiện
mọi
hoạt
động
với
nhau,
nhưng
điều
đó
có
thể
khiến
bạn
và
người
ấy
cảm
thấy
như
bị
bó
buộc.[13]
- Đừng từ bỏ việc dành thời gian cho bạn bè và gia đình.
- Duy trì những sở thích bạn đã có trước khi bắt đầu mối quan hệ.
-
Hãy
hào
phóng
với
người
ấy.
Những
người
hào
phóng
sẵn
sàng
đặt
suy
nghĩ,
cảm
xúc
và
lợi
ích
của
người
khác
lên
trên
bản
thân.
Các
nhà
nghiên
cứu
phát
hiện
ra
rằng
khi
hào
phóng
với
nhau,
các
cặp
đôi
dễ
tạo
ra
mối
quan
hệ
bền
lâu
hơn.[14][15]
- Chia sẻ những gì bạn có. Đó có thể là điều đơn giản như sẵn sàng chia sẻ món tráng miệng hay quan trọng hơn như nguồn lực và thời gian của bạn.
- Đừng hào phóng vì muốn được đền đáp điều gì đó. Những người thực sự hào phóng không làm việc này vì muốn được gì đó từ người khác. Ví dụ, đừng tặng quà hào phóng vì bạn hy vọng được đền đáp.
-
Đừng
nóng
vội.
Những
người
bước
vào
mối
quan
hệ
có
thể
cảm
thấy
nóng
vội
để
đạt
tới
những
giai
đoạn
cao
hơn
trong
mối
quan
hệ
bằng
cách
nhanh
chóng
trở
nên
gần
gũi,
dọn
về
ở
với
nhau
và
cưới
ngay
sau
khi
mới
gặp
mặt.
Mặc
dù
thật
hứng
thú
khi
nghĩ
về
một
kết
thúc
có
hậu
mà
bạn
mong
đợi
và
nóng
lòng
có
được,
dành
thời
gian
để
đảm
bảo
cả
bạn
và
người
ấy
đồng
điệu
về
mối
quan
hệ
sẽ
giúp
củng
cố
mối
quan
hệ
đó.[16][17]
- Cả bạn và người ấy sẽ tự tin và hạnh phúc hơn trong mối quan hệ nếu không cảm thấy áp lực và bị ép phải làm điều gì đó vội vàng.
- Càng hiểu nhau hơn, mối quan hệ càng phát triển và càng có cơ hội thành công.
Duy trì Mối quan hệ Hạnh phúc Dài lâu[sửa]
-
Dự
liệu
trước
sự
thay
đổi
của
mối
quan
hệ.
Ngay
cả
bạn
và
người
bạn
yêu
thương
cũng
thay
đổi
theo
thời
gian,
mối
quan
hệ
cũng
sẽ
chuyển
biến.
Thay
vì
cố
gắng
giữ
cho
mối
quan
hệ
như
cũ,
hãy
nắm
bắt
và
trân
trọng
những
thay
đổi
để
xây
dựng
mối
quan
hệ
vững
chắc
và
lâu
dài
hơn.[18]
- Một số người lo sợ không cảm thấy say đắm, cuồng nhiệt như những ngày đầu của mối quan hệ, nhưng điều đó là bình thường. Bạn sẽ có ít cơ hội gần gũi khi mối quan hệ trưởng thành với những áp lực công việc, gia đình và những ràng buộc khác. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu, những người có mối quan hệ ràng buộc cho rằng họ có mối quan hệ với người mình yêu viên mãn hơn cả về thể chất và tình cảm.
- Thay vì lo lắng về những khía cạnh tiêu cực của mối quan hệ đã được thiết lập, hãy nghĩ về những cách tích cực mà nhờ đó mối quan hệ của bạn phát triển. Ví dụ, bạn có cảm thấy sự gắn bó giữa bạn với người ấy sâu đậm hơn? Bạn có thấy tự tin và tin tưởng hơn so với lúc mới bắt đầu mối quan hệ? Những trải nghiệm và thách thức nào mà bạn và người ấy đã cùng nhau vượt qua?
-
Bằng
lòng
đầu
tư
thời
gian,
năng
lượng
và
nỗ
lực
vào
mối
quan
hệ.
Nuôi
dưỡng
mối
quan
hệ
hạnh
phúc
dài
lâu
đòi
hỏi
cả
hai
đầu
tư
thời
gian,
năng
lượng
và
nỗ
lực.[7][19]
- Thay vì suy nghĩ duy trì mối quan hệ là “một công việc nặng nề”, hãy nghĩ đó là sự phát triển và làm sâu sắc hơn sự gắn kết giữa bạn và đối tác của mình. Mặc dù có lúc điều đó có nghĩa là đối mặt với thách thức, bạn cũng sẽ có nhiều thời gian thú vị, khoảnh khắc đặc biệt và những cơ hội đầy hứng thú.
- Thậm chí nếu mối quan hệ của bạn đôi khi như một công việc nặng nề, hãy tập trung vào kết quả bạn thu được từ sự đầu tư của mình.
-
Đối
xử
với
nhau
một
cách
tôn
trọng.
Tôn
trọng
nhau
sẽ
giúp
bạn
và
đối
tác
xây
dựng
và
duy
trì
mối
quan
hệ
hạnh
phúc
lâu
bền.
Dưới
đây
là
một
vài
cách
hiệu
quả
để
thể
hiện
sự
tôn
trọng
của
bạn
với
người
ấy:
- Đối xử với người ấy như bạn muốn mình được đối xử như vậy.
- Hãy nghĩ kỹ và lịch sự khi hỏi ý kiến và thông tin của người ấy về những vấn đề quan trọng như làm cha mẹ, thậm chí các những chủ đề hàng ngày như ăn gì vào bữa tối.
- Tham khảo ý kiến của nhau trước khi lên kế hoạch.
- Hỏi thăm công việc, mối quan tâm, hoạt động và cảm nghĩ của người ấy.
- Tránh gọi trống không hay ngôn ngữ và hành vi khác dẫn đến coi thường người kia trong mối quan hệ. Mỉa mai, xoi mói và cằn nhằn có vẻ như không nghiêm trọng nhưng chúng có thể làm tổn thương đối tác của bạn và khiến cô ấy cảm thấy phải phòng thủ, thậm chí thù hận.
-
Hãy
cho
người
bạn
yêu
thương
thấy
họ
có
ý
nghĩa
như
thế
nào
với
bạn.
Nhiều
cặp
đôi
dành
sự
quan
tâm
đặc
biệt
cho
ngày
sinh
nhật
và
kỷ
niệm,
nhưng
thể
hiện
và
bộc
lộ
sự
trân
trọng
những
điều
mà
người
bạn
yêu
thương
làm
hàng
ngày
sẽ
giúp
bạn
tạo
nên
mối
quan
hệ
hạnh
phúc
bền
chặt.[20][7][15]
- Bạn không cần phải chi tiền để thể hiện mình quan tâm.
- Thử làm việc gì đó có ích và chín chắn mà không cần thúc giục. Ví dụ, đi đổ rác hoặc đề nghị nấu bữa tối.
- Hãy nói với người bạn yêu thương vì sao anh ấy quan trọng với bạn.
- Khi người yêu của bạn làm điều tốt đẹp cho bạn, hãy nhận biết điều đó và nói lời cảm ơn.
- Nếu bạn muốn người bạn yêu thương trân trọng và chu đáo hơn, hãy làm mẫu những hành xử tương tự. Bạn có thể làm gương trước.
-
Giao
tiếp
với
người
bạn
yêu.
Giao
tiếp
kém
có
thể
khiến
bạn
và
người
ấy
không
có
được
mối
quan
hệ
hạnh
phúc
lâu
dài.
Giao
tiếp
hiệu
quả
đảm
bảo
bạn
và
người
bạn
yêu
thương
suy
nghĩ
giống
nhau
và
tin
tưởng
lẫn
nhau.[21]
- Thường xuyên trao đổi với người bạn yêu thương, và dành thời gian mỗi ngày thảo luận những chủ đề có tính cá nhân và về mối quan hệ hơn là chỉ về việc làm cha mẹ, công việc ở cơ quan hay việc nhà.
- Giao tiếp không phải lúc nào cũng là nói chuyện. Đó còn là lắng nghe người kia nói gì. Tránh ngắt lời hay nói át người kia.
- Khi người bạn yêu thương chia sẻ cảm xúc, xác nhận việc bạn đã nghe cô ấy bằng cách tóm tắt những gì cô ấy nói. Bạn có thể bắt đầu bằng cách nói rằng: “Theo những gì anh nghe được hoặc anh hiểu là. . .”. Thậm chí nếu bạn không đồng ý với điều mà người ấy nói, cách này cho thấy bạn đang chú ý và sẽ giúp bạn thông cảm với người yêu của bạn. Điều đó cũng thường khiến mọi người đỡ cảm thấy phải phòng thủ.
- Giao tiếp mặt-đối-mặt, đặc biệt về mối quan hệ của bạn, thường hiệu quả hơn là gọi điện, nhắn tin hay viết email. Khi bạn có thể nhìn vào mắt người đối diện, quan sát ngôn ngữ cơ thể của cô ấy, và nhìn thấy phản ứng của cô ấy, bạn sẽ dễ xử lý tình huống và giải quyết các vấn đề.[7]
-
Hãy
chân
thành.
Các
cặp
đôi
chân
thành
với
nhau
thường
có
được
mối
quan
hệ
hạnh
phúc
lâu
dài
hơn.
Sự
thiếu
tin
tưởng,
kết
quả
của
sự
không
chân
thành
có
thể
ảnh
hưởng
nghiêm
trọng
đến
mối
quan
hệ
của
bạn.[7][22]
- Thay vì có nguy cơ đánh mất sự tin tưởng, hãy chân thành và để người bạn yêu thương biết được suy nghĩ và lo ngại của bạn. Thậm chí nếu cuộc thảo luận khó khăn và không dễ chịu thì cố gắng lấy lại sự tin tưởng sau khi không thành thực sẽ còn khó khăn hơn nhiều.
- Mặc dù chân thành đóng vai trò quan trọng để có được mối quan hệ thành công, chân thật đến mức phũ phàng lại có thể gây tổn thương. Cố gắng tử tế và tế nhị khi thể hiện lo ngại của bạn hoặc chia sẻ những thông tin không vui. Nếu bạn thô lỗ và thiếu tế nhị, thông điệp của bạn sẽ không được tiếp nhận đầy đủ và người bạn yêu thương sẽ thấy khó giao tiếp hơn.
-
Hãy
hiểu
rằng
bạn
và
đối
tác
có
thể
bộc
lộ
tình
yêu
theo
cách
khác
nhau.
Mọi
người
thể
hiện
cảm
xúc
và
tình
yêu
khác
nhau,
và
hiểu
điều
đó
có
thể
giúp
bạn
thiết
lập
mối
quan
hệ
hạnh
phúc
và
lành
mạnh
hơn.[23]
- Hãy quan tâm đến nhu cầu của nhau bằng cách hỏi rằng cả hai có thể làm gì để thể hiện tình yêu và sự ủng hộ. Một khi cả hai biết được nhu cầu của người kia, bạn có thể chủ ý thể hiện cảm nghĩ của bạn với nhau.
-
Tán
dương
sự
khác
biệt.
Thay
vì
nghĩ
về
việc
những
gì
đối
tác
làm
khiến
bạn
khó
chịu
như
thế
nào
hoặc
khác
biệt
so
với
cách
bạn
tiếp
cận
một
vấn
đề,
hãy
cố
gắng
trân
trọng
sự
khác
biệt.[7]
- Hãy nghĩ về cách sự khác biệt của bạn bổ sung cho người kia và đóng góp vào mối quan hệ của bạn. Ví dụ, nếu bạn nghiêm khắc hơn và đối tác lại vô tư lự, hãy nghĩ cách để bạn cân bằng hai người lại. Liệu đối tác của bạn có ép bạn không được khắt khe với mọi chuyện, và liệu bạn có thể giúp cô ấy tập trung vào những điều quan trọng?
- Mọi người thường thấy cá tính hay thói quen có lúc gây khó chịu lại là thứ ban đầu khiến đối tác chú ý đến bạn.
-
Dành
thời
gian
quý
báu
cho
nhau.
Nhiều
khi
trong
mối
quan
hệ
trưởng
thành
hơn,
mọi
người
trở
nên
bận
rộn
và
dễ
bỏ
qua
sự
quan
trọng
của
việc
chia
sẻ
thời
gian
quý
báu
với
đối
tác.
Thường
xuyên
dành
thời
gian
cho
nhau
mà
không
bị
con
cái,
vật
nuôi,
cha
mẹ
hay
công
việc
làm
phiền
sẽ
giúp
bạn
gắn
kết
với
đối
tác
của
mình.[7][21]
- Thay vì chỉ xem vô tuyến hay phim ảnh, hãy chọn một hoạt động để bạn có thể tương tác với người mình yêu thương. Bạn có thể lên kế hoạch một chuyến đi cuối tuần, tham gia lớp nấu ăn, đi dạo trong công viên hoặc ăn tối với nhau.
- Nhiều cặp đôi nhận thấy việc sắp xếp “tối hẹn hò” thường xuyên là rất hữu ích. Lên kế hoạch làm việc gì đó cùng nhau, hoặc luân phiên tuần này bạn là người lên kế hoạch thực hiện các hoạt động còn tuần sau sẽ đến lượt đối tác của bạn. Đảm bảo các bạn chọn những hoạt động khác nhau để tối hẹn hò không quá nhàm chán.[21]
-
Dành
thời
gian
cho
bản
thân.
Mặc
dù
dành
thời
gian
quý
báu
cho
nhau
là
cần
thiết,
dành
thời
gian
cho
bản
thân
cũng
sẽ
giúp
bạn
duy
trì
mối
quan
hệ
hạnh
phúc
lâu
dài.
Bất
cứ
ai
đều
có
lúc
khiến
đối
tác
phát
điên
và
việc
dành
đôi
chút
thời
gian
đi
đâu
đó
hay
dành
thời
gian
cho
bản
thân
thường
giúp
bạn
trân
trọng
đối
tác
hơn.[7]
- Theo đuổi mối quan tâm và hoạt động riêng. Bạn sẽ cảm thấy không bị phụ thuộc và hạnh phúc, tươi mới hơn khi trở về.
-
Cười
với
người
bạn
yêu
thương.
Thách
thức
là
điều
không
thể
tránh
khỏi
trong
một
mối
quan
hệ,
nhưng
khả
năng
duy
trì
tính
hài
hước
và
tươi
cười
với
đối
tác
của
mình
sẽ
giúp
cả
hai
vượt
qua
khó
khăn.[19]
- Thử nhớ lại trải nghiệm cùng nhau hoặc đến những địa điểm như công viên giải trí hay câu lạc bộ hài, nơi có rất nhiều tiếng cười.
- Tập trung cười cùng nhau thay vì cười lẫn nhau, điều này khiến trải nghiệm trở nên tiêu cực và ngăn cản sự gắn kết giữa bạn và đối tác.
-
Đừng
để
người
khác
can
thiệp
vào
mối
quan
hệ
của
bạn.
Những
người
thân
không
hạnh
phúc,
bố
mẹ
độc
đoán,
và
bạn
bè
hách
dịch
có
thể
phá
hủy
mối
quan
hệ
mà
bạn
và
đối
tác
đang
xây
đắp.
Hãy
cùng
đối
tác
của
mình
giữ
cho
sự
can
thiệp
tiêu
cực
đó
ở
mức
thấp
nhất.[11]
- Bạn không cần phải loại bỏ những người này ra khỏi cuộc đời mình, nhưng đừng chịu đựng bất cứ ai không muốn giúp đỡ hoặc có ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ của bạn.
- Nếu bạn và đối tác lo ngại về việc ai đó can thiệp vào mối quan hệ của mình, hãy nói chuyện về điều này một cách cởi mở và chân thành. Cùng nhau tìm ra giải pháp. Ví dụ, nếu người thân của bạn nhất quyết phải đến vào Giáng sinh hàng năm, bạn và người yêu có thể lên kế hoạch đi du lịch và có khoảng thời gian tránh xa những áp lực gia đình.
- Bạn có thể nghe và phản hồi những lo ngại của mọi người về mối quan hệ của mình, nhưng bạn cũng có thể giải thích một cách lịch sự và bình tĩnh rằng sự tham gia của mọi người đang ảnh hưởng xấu đến bạn và người bạn yêu thương.
- Một ngoại lệ đối với nguyên tắc này là khi bạn đang ở trong mối quan hệ bị lạm dụng hoặc có lý do chính đáng để mọi người lo ngại. Trong trường hợp này, đừng tự cô lập mình hoặc bỏ quan những người muốn giúp đỡ và hỗ trợ bạn.
Giải quyết Vấn đề[sửa]
-
Đừng
cố
gắng
thắng
trong
cuộc
tranh
luận.
Thường
thì
mọi
người
khi
tham
gia
tranh
luận
có
suy
nghĩ
mình
cần
phải
“thắng”
và
chứng
minh
là
mình
“đúng”.
Tuy
nhiên,
thái
độ
này
lại
hạn
chế
đáng
kể
khả
năng
bạn
hiểu
thấu
vấn
đề
mà
bạn
đang
bất
đồng.[24][23]
- Nếu nhất định phải “thắng” trong cuộc tranh luận, bạn đang cho đối tác thấy bạn không thực sự quan tâm đến suy nghĩ và tâm trạng của anh ấy. Cách ứng xử này khiến mối quan hệ càng thêm mâu thuẫn và sẽ chấm dứt mọi giao tiếp.
- Thái độ này cũng cho thấy cuộc tranh luận thiên về cảm giác lấn át và biện minh hơn là giải quyết những vấn đề là nguyên nhân dẫn đến cuộc tranh luận.
- Cố gắng đánh bại đối tác sẽ không giúp bạn thiết lập mối quan hệ hạnh phúc dài lâu. Những người “thất bại” trong cuộc tranh luận thường có nhu cầu trả miếng, phản ứng và đối đáp, do vậy, bạn khó có thể ra đi mà cảm thấy hài lòng với kết quả cuối cùng.
-
Tranh
luận
thẳng
thắn.
Cũng
giống
như
khi
bước
vào
cuộc
tranh
luận
với
thái
độ
phải
“thắng”,
sử
dụng
chiến
thuật
không
đẹp
trong
tranh
luận
với
đối
tác
rất
nguy
hiểm
cho
mối
quan
hệ.
Gào
thét,
chiến
tranh
lạnh,
đổ
lỗi
và
cố
tình
đưa
ra
những
nhận
xét
mà
bạn
biết
sẽ
làm
tổn
thương
đối
tác
là
những
chiến
thuật
có
tính
hủy
hoại
không
giải
quyết
được
bất
cứ
vấn
đề
nào
của
mối
quan
hệ.[25][21][26][26]
- Bạn có thể cho rằng mình cảm thấy khó chịu nếu không sử dụng những chiến thuật không đẹp đó. Ví dụ, thay vì đổ lỗi hay kết tội, hãy tập trung và việc bạn suy nghĩ thế nào, càng cụ thể càng tốt.
- Thay vì nhấn mạnh rằng: “Anh đã gây ra chuyện đó với em”, hãy giải thích bạn cảm thấy tổn thương và buồn như thế nào. Sử dụng những lời kết tội thường khiến người khác phải phòng thủ và họ không muốn dành thời gian để nghe vấn đề của bạn.
- Đừng dùng những từ như “chẳng bao giờ” và “thường xuyên” bởi những từ đó rất hiếm khi chính xác và thường gia tăng sự căng thẳng.
- Những hành xử như vậy thường xảy ra trong cuộc tranh luận, hãy tạm dừng nói chuyện và quay lại khi bạn và đối tác cảm thấy bình tĩnh hơn. Đi dạo, hít thở sâu, viết nhật ký hoặc chơi với bọn trẻ. Bạn sẽ kiểm soát được cảm xúc khi trở lại cuộc trao đổi với đối tác của mình.
-
Tập
trung
vào
một
vấn
đề
cụ
thể
mỗi
lần
trao
đổi.
Trong
khi
tranh
luận,
mọi
người
thường
có
xu
hướng
đưa
thêm
những
vấn
đề
khác
vào
và
đưa
ra
nhiều
lời
phàn
nàn.
Tuy
nhiên,
cách
tiếp
cận
này
sẽ
khiến
bạn
ngập
trong
các
vấn
đề
và
hạn
chế
khả
năng
giải
quyết
của
bạn.[26]
- Tập trung vào vấn đề cụ thể là gì sẽ giúp bạn xử lý được mà không khiến mọi việc trở nên phức tạp và tiêu cực hơn.
-
Thừa
nhận
khi
mắc
lỗi.
Mắc
lỗi
trong
mối
quan
hệ
là
chuyện
bình
thường,
nhưng
từ
chối
thừa
nhận
rằng
bạn
có
thể
đã
làm
điều
gì
đó
không
đúng
hoặc
khiến
ai
bị
tổn
thương
sẽ
không
giúp
bạn
duy
trì
mối
quan
hệ
hạnh
phúc
lâu
dài.
Để
giải
quyết
vấn
đề
phát
sinh
và
gây
dựng
sự
tự
tin,
tin
tưởng
trong
mối
quan
hệ,
cả
hai
cá
nhân
cần
nhận
biết
khi
nào
mình
mắc
lỗi.
[19][23]
- Nếu người yêu của bạn có vấn đề cần giải quyết, hãy xem xét điều đó kỹ lưỡng. Vì cô ấy biết bạn rõ hơn người khác, rất có thể mối lo ngại đó có căn cứ.
- Hãy hỏi xem cô ấy có gợi ý cụ thể nào để ngăn điều đó không xảy ra trong tương lai.
- Nếu bạn có thể chấp nhận sai lầm của mình, người yêu của bạn sẽ sẵn sàng thừa nhận sai lầm của cô ấy.
-
Cố
gắng
tha
thứ.
Giữ
thái
độ
hằn
học
và
không
bỏ
qua
những
tổn
thương
trong
quá
khứ
sẽ
khiến
cả
bạn
và
đối
tác
không
hạnh
phúc.
Mặc
dù
khó
học
cách
tha
thứ,
song
điều
đó
sẽ
tạo
ra
mối
quan
hệ
lành
mạnh
lâu
dài
hơn.[27][13][23]
- Sẽ rất có ích khi xem xét lại trước lý do vì sao bạn cảm thấy tổn thương. Tự hỏi mình điều gì đã xảy ra cũng quan trọng như cảm giác của bạn tại thời điểm đó, và hiểu rằng việc bạn nói hoặc làm có thể có vai trò trong tình huống đó.
- Tự hỏi nếu điều gì trong quá khứ khiến bạn phải giữ mối ác cảm.
- Hãy nghĩ về lợi ích bạn có được từ sự tha thứ. Lưu giữ những cảm xúc tiêu cực sẽ khiến bạn đau buồn, lo lắng và căng thẳng, và tha thứ cho người khác sẽ khiến bạn cảm thấy tốt hơn.
- Nếu bạn cứ gợi nhớ những điều khiến bạn tổn thương trong quá khứ, cả bạn và đối tác đều cảm thấy ngạt thở và vô vọng về tương lai của mối quan hệ.[28][29]
-
Hãy
chấp
nhận
rằng
bạn
không
thể
giải
quyết
mọi
vấn
đề
của
mối
quan
hệ.
Mặc
dù
có
thể
bạn
muốn
mình
và
đối
tác
phải
giải
quyết
mọi
vấn
đề
phát
sinh
trong
mối
quan
hệ,
song
điều
đó
không
nhất
thiết
như
vậy
về
lâu
dài.
Mọi
người
có
thể
có
mối
quan
hệ
hạnh
phúc
lâu
dài
trong
khi
vẫn
bất
đồng
với
nhau.[7]
- Đôi khi điều ta xác định là vấn đề trong mối quan hệ không phải là vấn đề lớn như ta thoạt nghĩ. Cố gắng tìm hiểu thêm về tình huống bằng cách hỏi bản thân liệu vấn đề có thực sự là nguyên nhân phá vỡ sự gắn kết và cần có cách giải quyết triệt để hay không.
- Những cặp đôi thành công có thể thỏa hiệp, thích ứng và nhận biết điều gì không đáng để hủy hoại mối quan hệ.
-
Biết
khi
nào
cần
giúp
đỡ.
Nếu
bạn
gặp
khó
khăn
khi
xử
lý
một
tình
huống
với
đối
tác
của
mình
hay
khi
trao
đổi
về
mối
quan
hệ,
đừng
ngại
tìm
đến
sự
giúp
đỡ
của
các
chuyên
gia
tâm
lý
về
đôi
lứa,
tư
vấn
về
mối
quan
hệ
hoặc
các
chuyên
gia
về
sức
khỏe
tâm
thần
khác.[21]
- Đợi đến khi vấn đề trở nên nghiêm trọng và đe dọa mối quan hệ của bạn sẽ chỉ khiến vấn đề đó khó giải quyết hơn.
- Sẽ hữu ích khi có người khách quan và kinh nghiệm làm trung gian giải quyết các vấn đề về mối quan hệ hoặc xúc tiến các cuộc trao đổi.
Lời khuyên[sửa]
- Để hình thành mối quan hệ hạnh phúc dài lâu, bạn cần làm bạn với người mình yêu thương. Dành thời gian vun đắp những mối quan tâm chung nhưng cũng sẵn sàng khám phá những sở thích khác nhau.
- Cho đối tác thấy mình quan tâm đến họ bằng việc làm có ý nghĩa không cần hỏi ý kiến.
- Giải quyết những khác biệt bằng cách tạo ra các trường hợp đôi bên cùng có lợi thay vì kẻ thắng người thua. Trường hợp kẻ thắng người thua sẽ không giúp bạn có mối quan hệ hạnh phúc bền lâu.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ http://www.webmd.com/sex-relationships/features/love-and-dating-what-you-need
- ↑ https://www.psychologytoday.com/blog/emotional-fitness/201208/10-reasons-be-in-relationship
- ↑ http://www.huffingtonpost.com/margaret-paul-phd/healthy-relationships_b_3947600.html
- ↑ http://www.hercampus.com/love/relationships/6-signs-you-re-relationship-wrong-reasons
- ↑ https://www.psychologytoday.com/blog/head-games/201412/do-opposites-really-attract-its-complicated
- ↑ https://www.psychologytoday.com/blog/stronger-the-broken-places/201401/the-real-reason-opposites-attract
- ↑ 7,0 7,1 7,2 7,3 7,4 7,5 7,6 7,7 7,8 http://psychcentral.com/lib/the-10-secrets-of-happy-couples/
- ↑ http://newsroom.ucla.edu/releases/Keys-to-Happier-Marriage-Include-652
- ↑ http://www.huffingtonpost.com/2015/05/20/you-cant-change-these-things-about-your-partner_n_7346482.html
- ↑ http://www.focusonthefamily.com/marriage/sex-and-intimacy/the-role-of-friendship-in-marriage/twelve-steps-to-a-deeper-friendship-with-your-spouse
- ↑ 11,0 11,1 http://www.huffingtonpost.com/2014/10/06/happy-marriage-advice_n_5941372.html
- ↑ https://www.psychologytoday.com/blog/lifetime-connections/201404/love-without-friendship-doesnt-last-forever
- ↑ 13,0 13,1 https://www.psychologytoday.com/blog/our-empathic-nature/201208/how-have-happy-long-term-partnership-or-without-marriage-1
- ↑ https://www.psychologytoday.com/blog/the-new-grief/201111/true-generosity-key-lasting-relationship
- ↑ 15,0 15,1 http://www.theatlantic.com/health/archive/2014/06/happily-ever-after/372573/
- ↑ http://www.lifebuzz.com/dont-do-this/
- ↑ https://www.psychologytoday.com/blog/in-love-and-war/201404/4-reasons-not-settle-in-relationship
- ↑ http://www.cmhc.utexas.edu/vav/vav_healthyrelationships.html
- ↑ 19,0 19,1 19,2 http://www.telegraph.co.uk/women/sex/relationship-advice-and-romance/11016984/Relationship-advice-five-experts-reveal-the-secrets-to-long-term-love.html
- ↑ http://psychcentral.com/blog/archives/2009/12/14/5-ways-to-show-you-care/
- ↑ 21,0 21,1 21,2 21,3 21,4 http://www.apa.org/helpcenter/healthy-relationships.aspx
- ↑ https://www.psychologytoday.com/blog/emotional-fitness/201411/honesty-can-make-or-break-relationship
- ↑ 23,0 23,1 23,2 23,3 http://www.mindbodygreen.com/0-15994/7-tips-to-have-a-long-lasting-happy-relationship.html
- ↑ http://blogs.psychcentral.com/relationship-skills/2014/11/the-prices-you-pay-for-winning-an-argument/
- ↑ http://psychcentral.com/lib/marriage-communication-3-common-mistakes-and-how-to-fix-them/
- ↑ 26,0 26,1 26,2 http://cmhc.utexas.edu/fightingfair.html
- ↑ http://www.theguardian.com/lifeandstyle/2009/oct/10/forgiveness-retaliation-revenge-dillner
- ↑ http://www.catherine-morris.com/articles/stronger_relationship.htm
- ↑ http://www.webmd.com/sex-relationships/guide/7-relationship-problems-how-solve-them