Tiêm vitamin B12

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Vitamin B12 là thành phần quan trọng trong việc tái tạo tế bào, sản sinh ra máu, phát triển não bộ và xương. Những người thiếu vitamin B12 (thiếu máu) sẽ có những triệu chứng như trầm cảm, kiệt sức, trí nhớ kém, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn tiêm bổ sung vitamin B12.[1] Bác sĩ sẽ lấy máu để đo nồng máu có vitamin B12 trong toàn bộ cơ thể, nếu nồng đồ quá thấp thì bạn nên tiêm bổ sung. Tiêm vitamin B12 là mũi tiêm chứa B12 nhân tạo được gọi là cyanocobalamin. Bạn nên trao đổi với bác sĩ về các chứng dị ứng hoặc tình hình sức khỏe có thể gây phản ứng bất lợi với vitamin B12.[2] Mặc dù bạn có thể tự tiêm vitamin B12 nhưng an toàn nhất là để người được đào tạo về chăm sóc sức khỏe chuyên nghiệp thực hiện.[3]

Các bước[sửa]

Chuẩn bị Trước khi Tiêm[sửa]

  1. Trao đổi với bác sĩ về việc tiêm vitamin B12. Trình bày lý do tiêm bổ sung vitamin B12. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra nồng độ B12 trong máu và một vài xét nghiệm khác. Nếu bác sĩ cảm thấy bạn phù hợp để tiêm B12 thì họ sẽ kê đơn liều lượng thích hợp. Họ hướng dẫn bạn hoặc y tá cách tiêm chính xác. Bạn không nên tự tiêm nếu không được đào tạo thích hợp.
    • Bạn cần mua thuốc tại các hiệu thuốc tại địa phương. Không được mua quá liều lượng vitamin B12 bác sĩ đã kê đơn.
    • Khi tiêm vitamin B12, có thể bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm máu thường xuyên để kiểm tra phản ứng của cơ thể sau khi tiêm.[2]
  2. Thảo luận về các biến chứng khi tiêm vitamin B12 với bác sĩ. Trao đổi với bác sĩ về bệnh dị ứng và tình trạng sức khỏe có thể khiến bạn không đủ điều kiện tiêm B12. Vì mũi tiêm vitamin B12 có chứa cyanocobalamin, bạn không nên sử dụng thuốc này nếu bị dị ứng với cyanocobalamin hoặc coban, hoặc bạn mắc bệnh teo thị thần kinh Leber. Bạn không nên tiêm nếu bạn có các triệu chứng sau đây:[2]
    • Triệu chứng dị ứng hoặc cảm lạnh ảnh hưởng đến mũi, chẳng hạn như viêm xoang hoặc hắt hơi.
    • Bệnh thận hoặc gan.
    • Thiếu sắt hoặc axít folic.
    • Các triệu chứng nhiễm trùng.
    • Đang uống thuốc hoặc điều trị liên quan đến tủy xương.
    • Đang mang thai hoặc có kế hoạch mang thai trong khi tiêm vitamin B12. Cyanocobalamin truyền qua sữa mẹ có thể gây hại cho em bé.
  3. Nhận thức được lợi ích của việc tiêm vitamin B12. Nếu bạn bị thiếu máu hoặc thiếu vitamin B12, bạn cần điều trị bằng cách tiêm bổ sung B12. Nhiều người khó hấp thụ B12 trong thực phẩm hoặc qua đường uống nên phải chọn cách tiêm. Người ăn chay không ăn thịt động vật nên có thể bổ sung vitamin B12 để đảm bảo sức khỏe.[4]
    • Tuy nhiên, bạn cần nhớ rằng tiêm vitamin B12 không được y học chứng minh giúp giảm cân.[5]
  4. Chọn vị trí tiêm. Vị trí tiêm lý tưởng phụ thuộc vào độ tuổi và mức độ thoải mái của người được tiêm. Chuyên gia chăm sóc sức khỏe cần tiêm thử thuốc để theo dõi phản ứng thuốc và kiểm tra xem có tác dụng phụ hay không. Sau đây là 4 vị trí tiêm thông thường:[6]
    • Bắp tay: đây là vị trí tiêm dành cho người trưởng thành, người còn trẻ hoặc ở độ tuổi trung niên. Người lớn tuổi hơn vẫn có thể tiêm ở vị trí này nếu cơ ở bắp tay, cơ delta vẫn phát triển tốt. Tuy nhiên, nếu liều lượng thuốc cao hơn 1ml thì không thể tiêm qua bắp tay.
    • Đùi: đây là vị trí tiêm phổ biến nhất cho những người tự tiêm, hoặc tiêm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đùi là vị trí phù hợp vì có nhiều mỡ và cơ dưới da. Bạn nên tiêm vào phần cơ bắp, cơ đùi lớn ở giữa háng và đầu gối, cách 15-20cm từ đầu gối lên.[7]
    • Hông: vị trí tiêm nằm ở cạnh hông, dưới phần xương chậu thích hợp cho cả người trẻ và người trưởng thành. Các chuyên gia thường khuyên tiêm ở vị trí này để không ảnh hưởng đến mạch máu hay dây thần kinh khi tiêm.
    • Mông: phần trên, mặt ngoài mông hay Dorsogluteals ở mặt bên cơ thể cũng là vị trí tiêm phổ biến. Chỉ có chuyên gia y tế được tiến hành tiêm ở vị trí này vì nó nằm gần mạch máu và dây thần kinh hông, chúng có thể bị ảnh hưởng nếu tiêm không đúng cách.
  5. Chọn phương pháp tiêm. Quá trình tiêm tưởng chừng đơn giản nhưng vẫn có 2 cách tiêm vitamin B12 như sau: [6]
    • Tiêm bắp: kiểu tiêm này phổ biến hơn vì chúng thường cho kết quả tốt hơn. Mũi kim được đưa vào sâu trong các mô cơ bắp theo góc 90 độ. Khi đã đưa kim vào vùng cơ, bạn cần kéo pít-tông lại một chút để chắc chắn kim không đâm vào mạch máu; nếu không thấy máu bị hút lại, lúc này mới từ từ đẩy pít-tông để bơm thuốc vào. Khi vitamin B12 được đẩy qua kim tiêm, nó sẽ hấp thụ vào vùng cơ bắp xung quanh ngay lập tức. Điều này đảm bảo toàn bộ vitamin B12 sẽ được hấp thụ vào cơ thể.
    • Tiêm dưới da: kiểu tiêm này ít phổ biến hơn. Mũi kim được đưa vào dưới da theo góc 45 độ, trái ngược với việc đưa kim vào sâu trong vùng cơ bắp. Phần da bên ngoài có thể bị kéo khỏi các mô cơ để đảm bảo mũi tiêm không đâm vào vùng cơ. Vị trí tiêm phù hợp nhất cho phương pháp này là tiêm bắp tay.

Tiến hành Tiêm[sửa]

  1. Chuẩn bị dụng cụ. Sắp xếp khu vực điều trị tại nhà là một chiếc bàn hoặc vị trí sạch sẽ. Bạn cần chuẩn bị những thứ sau:[1]
    • Vitamin B12 theo đơn thuốc.
    • Kim tiêm sạch.
    • Bông thấm.
    • Cồn khử trùng.
    • Băng gạc nhỏ.
    • Hộp an toàn đựng kim tiêm đã qua sử dụng.
  2. Khử trùng vùng cần tiêm. Kéo trang phục lên để lộ vị trí tiêm và phần da. Sau đó, nhúng miếng bông vào cồn khử trùng. Làm sạch vùng da cần tiêm bằng miếng bông theo chuyển động tròn.[7]
    • Để khô vị trí vừa khử trùng.
  3. Làm sạch bề mặt dung dịch B12. Sử dụng miếng bông mới, thấm vào cồn khử trùng và lau sạch bề mặt của ống B12.[7]
    • Để khô.
  4. Lắc ống thuốc. Lấy kim tiêm sạch ra khỏi bao bì và gỡ nút bao mũi kim.[1]
  5. Kéo ống tiêm lại theo lượng thuốc vừa đủ. Sau đó, đưa mũi kim vào trong lọ. Đẩy không khí ra khỏi ống tiêm bằng cách đẩy pít-tông, rồi từ từ kéo pít-tông lại cho đến khi lấy được lượng thuốc như mong muốn.[1]
    • Búng ống tiêm nhẹ nhàng để loại bỏ bong bóng khí trong xi-lanh.
  6. Lấy kim tiêm ra khỏi lọ thuốc. Đẩy nhẹ pít-tông cho 1 lượng vitamin B12 tràn ra ngoài để loại bỏ toàn bộ không khí trong ống tiêm.[1]
  7. Tiến hành tiêm. Sử dụng ngón cái và ngón trỏ của tay kia để cố định vùng da của vị trí tiêm. Dù chọn vị trí tiêm nào trên cơ thể, bạn cũng nên giữ chặt vùng da để dễ tiêm thuốc hơn.[1]
    • Thông báo với người được tiêm khi bạn chuẩn bị bơm thuốc vào. Sau đó, bạn đưa kim vào dưới da théo góc chính xác. Giữ chặt kim và từ từ đẩy pít-tông cho đến khi toàn bộ thuốc được đưa vào cơ thể.
    • Sau khi đâm kim tiêm vào, kéo pít-tông lại một chút để kiểm tra xem bạn có đâm vào mạch máu không. Nếu không thấy máu, hãy tiến hành bơm thuốc.[3]
    • Cố gắng tiêm vào vùng cơ thư giãn. Nếu người được tiêm tỏ ra lo lắng, căng thẳng, hãy bảo họ giữ trọng lượng ở chân hoặc tay bạn không tiêm. Điều này sẽ giúp thư giãn vùng cơ tiến hành tiêm thuốc.[3]
    • Nếu bạn tự tiêm vitamin B12, sử dụng tay còn lại để giữ chặt phần da của vị trí tiêm. Thư giãn cơ và đâm kim tiêm vào theo góc chính xác. Kiểm tra xem có máu trong kim tiêm không, sau đó bơm toàn bộ thuốc vào cơ thể.
  8. Rút kim ra khỏi da và loại bỏ kim tiêm đã sử dụng. Bạn phải rút kim ra cùng góc khi đưa vào. Dùng bông để cầm máu và khử trùng vị trí tiêm.
    • Lau sạch vị trí tiêm theo chuyển động tròn.[7]
    • Gắn băng gạc vào vị trí này để bảo vệ vết tiêm.
  9. Vứt bỏ kim đúng cách. Không được vứt kim tiêm đã qua sử dụng vào thùng rác thông thường. Bạn có thể hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để mua hộp an toàn đựng các vật nhọn hoặc tự thiết kế cho riêng mình.[7]
    • Sử dụng lon cà phê có nắp đậy. Khoét phần nắp đủ rộng để bỏ vừa kim tiêm. Khi lon đã đầy, hãy mang nó đến phòng khám của bác sĩ để được tiêu hủy đúng cách, hoặc tìm dịch vụ xử lý chất thải sinh học nguy hiểm.
    • Bạn có thể dùng chai đựng chất tẩy rửa dày để đựng kim tiêm đã qua sử dụng (đừng quên dán nhãn rằng chai này đang đựng kim tiêm chứ không phải chất tẩy rửa).
  10. Chỉ sử dụng kim tiêm một lần. Không được tái sử dụng kim tiêm vì có thể dẫn đến nhiễm trùng hoặc gây bệnh.[2]
    • Bạn có thể bảo quản vitamin B12 ở nhiệt độ phòng, tránh nóng, ẩm và ánh sáng.

Những thứ bạn cần[sửa]

  • Dung dịch vitamin B12 theo đơn.
  • Kim tiêm sạch.
  • Cồn khử trùng.
  • Bông sạch.
  • Băng gạc.
  • Hộp an toàn đựng kim tiêm đã qua sử dụng

Nguồn và Trích dẫn[sửa]