Tim Berners-Lee
Sir Timothy John "Tim" Berners-Lee, KBE (sinh ngày 8 tháng 6 năm 1955) là người Anh sáng tạo ra World Wide Web và là chủ tịch World Wide Web Consortium (W3C), tổ chức đặt nhiều tiêu chuẩn quan trọng của Internet. Ông được gọi theo tên hiệu TimBL hay TBL bởi nhiều người trên Internet. Ông là người đưa ra đề nghị về hệ thống quản lý thông tin vào tháng 3 năm 1989,[1] và ông đã thực hiện việc giao tiếp thông tin thành công đầu tiên giữa máy khách và máy chủ Hypertext Transfer Protocol (HTTP) qua Internet vào khoảng giữa tháng 11.[2]
Mục lục
Ban đầu[sửa]
Berners-Lee sinh ra tại Luân Đôn (Anh),[3] là con của Conway Berners-Lee và Mary Lee Woods. Cha mẹ ông là nhà toán học và cùng làm việc cho nhóm phát triển Manchester Mark I, một trong những máy tính đầu tiên. Họ dạy Berners-Lee sử dụng toán suốt ngày, ngay cả khi ăn bữa tối với gia đình. Berners-Lee học trường Tiểu học Sheen Mount trước khi học O-Levels và A-Levels tại Trường Emanuel ở Wandsworth, ở đấy ông học về khoa học máy tính. Ông tốt nghiệp trường Đại học Hoàng gia (The Queen's College) thuộc Đại học Oxford.[3] Ở trường này, ông xây một máy tính dùng mỏ hàn, các cổng vi mạch transistor-transistor (TTL), vi xử lý M6800, và bộ TV cũ. Trong thời gian ở Oxford, ông bị bắt hacking với người bạn và bị cấm không được sử dụng máy tính của trường.
Năm 1976, ông làm lập trình viên cho hãng Plessey Controls Limited tại Poole (hồi đó sản xuất đèn giao thông).[3] Ông gặp vợ thứ nhất, Jane, khi đang đi học Oxford, và ông cưới Jane sau khi họ bắt đầu làm việc cùng hãng. Năm 1978, ông làm cho D.G. Nash Limited (cũng ở Poole), ở đấy ông phát triển phần mềm sắp chữ và hệ điều hành.[3]
World Wide Web[sửa]
Vào lúc làm nhân viên hợp đồng độc lập ở CERN, từ tháng 6 đến tháng 12 năm 1980, Berners-Lee đề nghị một dự án dựa trên khái niệm siêu văn bản (hypertext), để các nhà nghiên cứu chia sẻ và cập nhật thông tin dễ hơn.[4] Ở đấy, ông xây dựng hệ thống mẫu có tên ENQUIRE.[5]
Sau khi ông rời CERN năm 1980 để làm việc cho Image Computer Systems Ltd. của John Poole,[6] ông trở lại năm 1984 như hội viên. Năm 1989, CERN còn là nút Internet lớn nhất ở châu Âu, và Berners-Lee thấy cơ hội nối siêu văn bản với Internet: "Tôi chỉ cần lấy khái niệm siêu văn bản và nối nó với các khái niệm TCP và DNS và — đấy! — có World Wide Web."[7] Ông viết bài đề nghị đầu tiên vào tháng 3 năm 1989, và vào năm 1990, do Robert Cailliau giúp đỡ, ông viết phiên bản mới được quản đốc Mike Sendall tán thành. Ông sử dụng những khái niệm giống của hệ thống ENQUIRE để tạo ra World Wide Web; để hỗ trợ nó, ông phát triển trình duyệt / trình soạn Web chạy trên NEXTSTEP (có tên WorldWideWeb) và trình phục vụ Web đầu tiên có tên httpd (viết tắt của HyperText Transfer Protocol daemon).
Website đầu tiên được xây tại địa chỉ http://info.cern.ch/[8][9] và được phát hành ngày 6 tháng 8 năm 1991. Nó giải thích World Wide Web là cái gì, cách tìm trình duyệt, và cách thiết lập trình phục vụ Web. Nó cũng là danh bạ Web đầu tiên, vì Berners-Lee duy trì một danh sách về những website khác.
Năm 1994, Berners-Lee thành lập World Wide Web Consortium (W3C) tại Học viện Kỹ thuật Massachusetts (MIT). Nó bao gồm nhiều công ty muốn đặt tiêu chuẩn để cải tiến chất lượng của Web. Tháng 12 năm 2004, ông nhận ghế Chủ tịch khóa Khoa học máy tính của Trường Điện tử học và Khoa học máy tính ở Đại học Southampton (Anh), ở đấy ông sẽ làm dự án mới – Semantic Web (Web ngữ nghĩa).[10][11]
Berners-Lee phát hành những khái niệm ông cởi mở, không bắt phải mua giấy phép để sử dụng. W3C quyết định rằng các tiêu chuẩn của nó phải dựa trên công nghệ miễn phí, để cho mọi người có thể tiến hành các khái niệm đó.[12]
Công việc hiện tại[sửa]
Tháng 6, 2009 Thủ tướng Anh Gordon Brown thông báo Berners-Lee có thể làm cho chính phủ Anh để giúp họ thành lập dữ liệu mở hơn và dễ truy cậo qua Web, xây dựng trên tác vụ Power of Information Task Force.[13] Berners-Lee và giáo sư Nigel Shadbolt là 2 thành viên chính đứng sau trang web data.gov.uk, một dự án của chính phủ Anh để mở hầu hết dữ liệu thu được phục vụ cho các mục đích chính thức sử dụng lại miễn phí. Bình luận về việc mở cửa các dữ liệu Ordnance Survey trong tháng 4 năm 2010, Berners-Lee cho biết: "Những thay đổi báo hiệu một sự thay đổi văn hóa rộng lớn hơn trong chính phủ dựa trên một giả định rằng thông tin phải ở trong một tên miền công cộng trừ khi có một lý do chính đáng là nó không nên như thế." Ông nói thêm rằng "Tính cởi mở, trách nhiệm giải trình và tính minh bạch lớn hơn trong chính phủ sẽ cung cấp cho người dân được lựa chọn hơn và làm cho nó dễ dàng hơn cho các cá nhân được trực tiếp tham gia nhiều hơn trong các vấn đề quan trọng đối với họ."[14]
Đến tháng 5, 2012, Berners-Lee là chủ tịch Viện dữ liệu mở.[15]
Liên minh Affordable Internet (A4AI) được thành lập tháng 10 năm 2013 và Berners-Lee đang dẫn đầu liêu minh của các tổ chứa công và tư như Google, Facebook, Intel và Microsoft. A4AI tìm cách làm cho chi phí truy cập internet ở mức chấp nhận được để việc truy cập internet ở các nước đang phát triển mở rộng hơn, ở các nước này mức độ truy cập chỉ 31%. Berners-Lee sẽ giúp giảm giá truy cập internet vì vậy họ giảm xuống dưới mục tiêu toàn cầu của Ủy ban băng thông rộng của Liên Hợp Quốc là 5% thu nhập hàng tháng.[16]
Tác phẩm công bố[sửa]
- Berners-Lee, Tim; Mark Fischetti (1999). Weaving the Web: The Original Design and Ultimate Destiny of the World Wide Web by its inventor. Britain: Orion Business. ISBN 0-7528-2090-7.
- Bản mẫu:Cite pmid
- Bản mẫu:Cite pmid
- Bản mẫu:Cite pmid
Chú thích[sửa]
- ↑ “info.cern.ch – Tim Berners-Lee's proposal”. Info.cern.ch. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..
- ↑ Tim Berners Lee's own reference. Ngày chính xác không rõ.
- ↑ 3,0 3,1 3,2 3,3 “Berners-Lee Longer Biography”. World Wide Web Consortium. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..
- ↑ “Berners-Lee's original proposal to CERN”. World Wide Web Consortium (tháng March năm 1989). Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..
- ↑ Stewart, Bill. “Tim Berners-Lee, Robert Cailliau, and the World Wide Web”. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..
- ↑ Tim Berners-Lee. “Frequently asked questions”. World Wide Web Consortium. Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..
- ↑ Answers for Young People, W3C
- ↑ World Wide Web — Archive of world's first website
- ↑ Re: Qualifiers on Hypertext links..., lần đầu tiên "World Wide Web" được nói đến trên USENET
- ↑ Bản mẫu:Cite doi
- ↑ “Tim Berners-Lee, World Wide Web inventor, to join ECS”. World Wide Web Consortium (Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định.). Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..
- ↑ Patent Policy, 5 tháng 2 năm 2004
- ↑ “Tim Berners-Lee”. World Wide Web Consortium (Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định.). Truy cập Lỗi khi kêu gọi {{Chú thích web}}: hai tham số url và title phải được chỉ định..
- ↑ “Ordnance Survey offers free data access”, BBC News, ngày 1 tháng 4 năm 2010. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2009.
- ↑ Computing, Government. “Government commits £10m to Open Data Institute”, The Guardian, ngày 23 tháng 5 năm 2012.
- ↑ Samuel Gibbs, “Sir Tim Berners-Lee and Google lead coalition for cheaper internet”, ngày 7 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2013.
Liên kết ngoài[sửa]
- Trang chủ của Berners-Lee
- Blog của Berners-Lee
- Tim Berners-Lee trong Dimiþox
- Sách Weaving The Web của Berners-Lee miêu tả các ý kiến ông về lịch sử và tương lai Web.
- World Wide Web Consortium
- Tin nhắn đầu tiên trên alt.hypertalk miêu tả Dự án WorldWideWeb của ông