Trái đất sẽ trở lạnh?

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Nghiên cứu mới của các nhà khoa học Nga: Năm năm nữa, trái đất sẽ trở lạnh[sửa]

Khabibullo Abdusamatov, Trưởng phòng nghiên cứu vũ trụ Đài thiên văn Pulkova thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga, vừa chứng minh rằng, rằng trái đất sẽ lạnh đi. Luận thuyết này được nhà thiên văn học Nga trình bày tại Hội nghị Liên đoàn thiên văn học Quốc tế và không bắt gặp ý kiến phản đối nào đáng kể.

Chúng ta biết rằng 168 nước đã ký và phê chuẩn Hiệp định thư Kyoto, trong đó nói rằng cần phải đấu tranh chống hiệu ứng nhà kính, giảm số khí thải độc hại lên bầu khí quyển đang khiến trái đất ngày càng nóng lên. Hàng trăm tỷ đôla đã chi cho việc này, hàng chục luận án tiến sĩ khoa học về đề tài này đã được bảo vệ.

Mặt trời chiếu rọi, nhưng không sưởi ấm[sửa]

Abdusamatov cho rằng trái đất nóng lên hay lạnh đi hoàn toàn là do mặt trời. Ông phát hiện rằng gần suốt cả thế kỷ 20 mặt trời liên tục chiếu sáng rực rỡ, vì vậy nhiệt độ trung bình ở trái đất trong vòng 100 năm đã nóng lên 0,6o (chính số liệu này được coi là bằng chứng trái đất sẽ nóng lên).

Song từ thập niên 90 mặt trời đã không còn rực rỡ nữa. Abdusamatov giải thích: Chúng ta không cảm thấy điều đó, bởi lẽ chúng ta đang được tiếp tục sưởi ấm nhờ độ ấm mà trái đất tích lũy còn dư.

Nhưng vài năm sau số dư này sẽ hết, và nhiệt độ sẽ bắt đầu giảm đi. Nơi tích lũy độ ấm số một là đại dương, và chính đại dương quyết định khí hậu trên trái đất. Mà các nhà đại dương học thì nói rằng từ năm 2003 các lớp trên của đại dương bắt đầu nguội đi.

Thế còn hiệu ứng nhà kính bị coi là thủ phạm làm cho trái đất nóng lên, thì sao? Abdusamatov cho rằng kính cho tia nắng đi qua, còn bức xạ hồng ngoại và khí dioxit carbon từ đất bốc lên thì giữ lại, vì thế mà nhiệt độ trong nhà tăng lên.

Theo các nhà khoa học Đài thiên văn Pulkova, khí dioxit carbon “tha hồ dạo bước” trong các tầng không khí và nó không hề định tụ lại dưới gầm trời. Các lập luận của Abdusamatov dựa vào kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học nghiên cứu vùng cực.

Họ đã khoan băng sâu 4 km cạnh trạm “Phương Đông” ở Nam cực và ở Greenland, lấy lên các mẫu có từ mấy trăm ngàn năm trước. Ở cả hai nơi người ta thấy rằng số lượng CO2 tăng lên từ thời xưa, và nhiệt độ trái đất thường xuyên thay đổi.

Nhưng sự tích tụ khí không có trước, mà ngược lại, là hậu quả của sự nóng lên. Điều này có nghĩa là sự nóng lên không hề liên quan đến hiệu ứng nhà kính!

Trái đất sẽ trở lạnh vào năm 2012[sửa]

Trái đất sẽ trở nên lạnh lẽo hơn trong tương lai?

Abdusamatov xác định rằng mặt trời chiếu mạnh hơn hay yếu đi theo các chu kỳ nghiêm ngặt: 11 năm và 11 thế kỷ. Và sự lạnh đi sẽ không phải chờ lâu. Chu kỳ thế kỷ của việc mặt trời chiếu yếu đi sẽ bắt đầu năm 2012. Nhiệt độ trái đất sẽ giảm xuống và đến năm 2050 sẽ ở mức tối thiểu. Trung bình sẽ lạnh đi 1,2 - 1,3o so với bây giờ. Abdusamatov lấy ví dụ thời kỳ lạnh lẽo từ năm 1645 đến năm 1715. Loài người cũng sẽ bị lạnh như thế trong thời kỳ băng hà mới.

Khi ấy sông Seine (Pháp) và sông Thames (Anh) sẽ phủ băng, tất cả các dòng kênh ở Hà Lan sẽ đóng băng. Ở nước Nga, người ta sẽ thấy rõ tình trạng thiếu tia nắng mặt trời vào 15 năm nữa, mùa đông sẽ dài và lạnh hơn. Đến năm 2050 miền Bắc nước Nga sẽ phủ tuyết dày, màu trắng của tuyết sẽ phản chiếu ánh sáng mặt trời, tạo cảm giác càng lạnh lẽo hơn.

Tại sao mặt trời chiếu rọi không đều? Hiện nay chưa có ý kiến thống nhất. Trong lòng mặt trời diễn ra các phản ứng nhiệt hạch sôi sục, có lẽ đó là nguyên nhân sự chiếu sáng lúc mạnh lúc yếu. Khi nhiệt độ mặt trời gia tăng, áp lực tăng lên, trái đất sẽ nhận được nhiều ánh sáng và độ ấm hơn. Việc nghiên cứu chi tiết từ vũ trụ sẽ tiện lợi hơn. Các nhà khoa học Đài thiên văn Pulkova đã chế ra một thiết bị đặc biệt đo sự thay đổi hình dạng và đường kính của mặt trời, và các nhà du hành vũ trụ hứa rằng đến năm 2008 họ sẽ mang nó lên Trạm tự động quốc tế. Các số liệu thu được sẽ giúp dự báo chính xác hơn thời gian và cường độ lạnh đi của trái đất.

Theo Abdusamatov, sao Hỏa nóng lên và lạnh đi theo chu kỳ, hệt như ở trái đất! Đó là kết quả nghiên cứu gần đây của NASA. Nhưng trên sao Hỏa không hề có dân cư, các nhà máy, xe cộ và các nguồn khí thải nào cả. Điều đó có nghĩa là khí hậu của trái đất cũng như của sao Hỏa hoàn toàn chịu ảnh hưởng chỉ của mặt trời mà thôi.

Mark Houden, quan chức của Tổ chức nghiên cứu Khoa học và Môi trường Australia cho biết, ở thị trấn Dubbo, bang New South Wales của Australia, khí hậu lạnh lẽo kéo dài cả thế kỷ nay! Trong khi toàn thế giới luôn nói về việc trái đất sẽ nóng lên, thì suốt cả thế kỷ 20 nhiệt độ ban ngày ở thị trấn này cứ không ngừng giảm xuống. Mùa hè tại đây lạnh hơn đầu thế kỷ 20, còn mùa đông thì vô cùng lạnh lẽo.

Sài Gòn giải phóng

Nguồn: nhandan.com.vn ngày 21/02/2007