Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Tránh phải ly hôn
Từ VLOS
Nếu cuộc hôn nhân của bạn đang trong tình trạng suy sụp, bạn hoặc vợ/chồng bạn có thể sẽ cân nhắc về việc ly hôn. Nhưng không bao giờ là quá trễ để cải thiện cuộc hôn nhân của mình. Thay đổi bản thân và bản chất của mối quan hệ sẽ giúp bạn khôi phục cuộc hôn nhân lành mạnh, viên mãn.
Mục lục
Các bước[sửa]
Cải thiện bản thân[sửa]
-
Lắng
nghe
người
bạn
đời
của
bạn.
Giao
tiếp
cởi
mở
và
trung
thực
là
điều
rất
quan
trọng
cho
cuộc
hôn
nhân
tốt
đẹp.
Kiên
nhẫn
lắng
nghe
khi
người
ấy
trò
chuyện
về
vấn
đề
hoặc
sự
lo
ngại
của
họ
dành
cho
mối
quan
hệ
tình
cảm
của
cả
hai.
Chú
tâm
khi
trò
chuyện
sẽ
giúp
bạn
hiểu
rõ
lý
do
khiến
đối
phương
không
hạnh
phúc
và
cung
cấp
cho
bạn
cơ
hội
để
hành
động.[1]
- Nếu bạn muốn nêu lên câu hỏi về hành động mà bạn có thể thực hiện để khiến đối phương hạnh phúc và mãn nguyện hơn, đừng ngần ngại.
- Trông đợi người ấy lắng nghe bạn bằng sự tôn trọng tương tự.
- Nếu người ấy lăng mạ bạn thông qua lời nói, xem thường, hoặc từ chối tham gia vào cuộc trò chuyện, bạn nên cho họ biết rằng hành vi của họ khiến bạn cảm thấy thất vọng, cô đơn và chán nản.
-
Duy
trì
sự
tích
cực.[2]
Vợ/chồng
bạn
đã
yêu
con
người
vui
vẻ
và
cân
bằng
về
mặt
cảm
xúc
của
bạn.
Nếu
bạn
cho
phép
mâu
thuẫn
trong
mối
quan
hệ
khiến
bạn
trở
nên
kiệt
sức
hoặc
không
còn
có
cảm
giác
như
thể
cuộc
hôn
nhân
này
có
thể
cứu
vãn,
bạn
nên
lùi
lại.
Buồn
bã
trước
mâu
thuẫn
trong
mối
quan
hệ
là
chuyện
bình
thường,
nhưng
bạn
nên
cố
gắng
tập
trung
vào
bức
tranh
toàn
cục.
Khi
bạn
cảm
thấy
phiền
muộn
về
tình
trạng
của
mối
quan
hệ,
bạn
nên
suy
nghĩ
lại
về
khoảng
thời
gian
tốt
đẹp
mà
cả
hai
đã
từng
có
với
nhau.
- Niềm hạnh phúc của bạn không nên phụ thuộc vào đối phương. Bạn cần phải tập trung vào việc trở thành người tốt nhất hết mức có thể, ngay cả khi người bạn đời của bạn không như vậy.
- Nếu bạn trông chờ nhận được điều tồi tệ nhất từ phía người ấy, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy và chú tâm vào mâu thuẫn cũng như vấn đề của bạn.[3] Cố gắng chú ý đến thay đổi tinh tế, tích cực trong cách tương tác giữa bạn và người bạn đời của bạn. Chia sẻ về chúng với người ấy.
-
Trở
nên
linh
hoạt.
Không
nên
đòi
hỏi
mọi
thứ
phải
tuân
theo
ý
bạn.
Hôn
nhân
là
mối
quan
hệ
hợp
tác
giữa
cả
hai.
Hai
bạn
sẽ
không
thể
nào
ép
buộc
mọi
thứ
phải
diễn
ra
theo
ý
mình
một
cách
thường
xuyên.
Nếu
bạn
và
người
bạn
đời
của
bạn
sở
hữu
mục
tiêu
và
ý
tưởng
khác
nhau
–
cho
dù
là
dọn
đến
nơi
nào
hoặc
đi
ăn
ở
đâu,
cả
hai
nên
lắng
nghe
ý
kiến
của
nhau.
- Trò chuyện cùng nhau, chứ không phải độc thoại. Lắng nghe đối phương và mong đợi rằng họ cũng sẽ lắng nghe bạn.[4]
- Bỏ qua một vài điều. Ví dụ như bạn muốn ăn gà nhưng cô ấy lại nấu súp, hoặc bạn muốn đi xem phim nhưng anh ấy lại nhất quyết muốn xem trận đấu bóng. Trong cả hai trường hợp, cho dù hai bạn có quyết định như thế nào, cuộc sống vẫn tiếp diễn. Bạn nên biết cách lựa chọn trận chiến của mình và bỏ qua chuyện vặt vãnh.
- Trở nên linh hoạt không có nghĩa là vợ/chồng bạn có thể chà đạp bạn. Thỉnh thoảng, quyết định không nhượng bộ chính là điều đúng đắn.
- Giữ gìn ngoại hình. Mặc dù sự lôi cuốn về mặt thể chất chỉ là một phần của tình yêu, trong nền văn hóa trực quan của chúng ta, nó đóng vai trò quan trọng trong cách chúng ta suy nghĩ về người bạn đời và liên hệ với họ. Khi bạn đi chơi với vợ/chồng bạn, bạn nên ăn mặc đẹp để cho thấy rằng bạn xem đây là khoảng thời gian đặc biệt. Bạn cũng nên chăm sóc cho sức khỏe của mình. Ăn uống lành mạnh, cân bằng với nhiều rau củ và hoa quả. Cố gắng dành 30 phút để tập thể dục mỗi ngày. Ăn mặc đẹp và chăm sóc cho ngoại hình sẽ khiến người ấy không ngừng bị thu hút bởi bạn.[5]
-
Rèn
luyện
cách
giao
tiếp
lành
mạnh.
Chỉ
nên
trò
chuyện
với
người
ấy
khi
bạn
đang
trong
tâm
trạng
và
trạng
thái
phù
hợp.
Không
nên
la
hét
vào
mặt
vợ/chồng
bạn.
Nếu
bạn
cảm
thấy
cơn
giận
của
bạn
hoặc
của
vợ/chồng
bạn
đang
dâng
cao,
bạn
nên
đề
nghị
cả
hai
dành
một
chút
thời
gian
để
bình
tĩnh
lại
và
tiếp
tục
câu
chuyện
sau.[6]
- Tránh xa chủ đề kích hoạt, bàn luận về vấn đề sẽ khiến cả hai cãi nhau.
- Chỉ nên giao tiếp khi tỉnh táo và thoải mái.
-
Cân
bằng
thời
gian
của
bạn.
Cặp
đôi
sở
hữu
mối
quan
hệ
lành
mạnh
nên
dành
thời
gian
bên
nhau
cũng
như
cho
riêng
mình.[7]
Đi
xem
phim,
chơi
mini-golf,
chơi
bowling
–
bất
kỳ
điều
gì
mà
cả
hai
yêu
thích,
và
thực
hiện
cùng
nhau.
Thử
qua
hoạt
động
mới
lạ
và
tiến
hành
những
cuộc
phiêu
lưu
mà
cả
hai
có
thể
xây
dựng
sự
gắn
bó.
Nhưng
khi
bạn
cần
thời
gian
một
mình
để
nạp
lại
năng
lượng,
bạn
nên
cho
đối
phương
biết.
Bạn
và
người
bạn
đời
của
bạn
không
phải
là
bản
sao
của
nhau,
và
sẽ
không
hào
hứng
với
cùng
mọi
hoạt
động
tương
tự
nhau.
Hai
bạn
cần
phải
cho
nhau
có
khoảng
không
gian
riêng
để
theo
đuổi
thú
vui
và
sở
thích
của
mình.[8]
- Cố gắng sắp xếp một vài ngày hoặc khoảng thời gian cụ thể để hẹn hò với nhau.
- Ngoài việc tận hưởng thời gian một mình, bạn cũng nên gặp gỡ bạn bè.
-
Chung
thủy
với
vợ/chồng
bạn.
Bạn
sẽ
muốn
lao
vào
cuộc
tình
chóng
vánh
hoặc
lâu
dài
với
người
cung
cấp
cho
bạn
sự
quan
tâm
và
tình
cảm
mà
bạn
không
thể
tìm
thấy
ở
vợ/chồng
bạn.[9]
Nhưng
bạn
nên
nhớ
rằng,
vợ/chồng
bạn,
không
phải
là
người
tình
của
bạn,
chính
là
gia
đình
của
bạn.
Xâm
phạm
cam
kết
hôn
nhân
sẽ
đẩy
bạn
đến
với
ly
hôn
và
khiến
bạn
cảm
thấy
tội
lỗi.
- Xác định tình huống hoặc người mà bạn biết rằng sẽ khiến bạn phản bội và tránh xa họ mỗi khi có thể.
Chấp nhận người bạn đời của bạn[sửa]
-
Nhìn
nhận
họ
như
chính
bản
chất
của
họ.
Có
hai
phiên
bản
của
một
con
người:
con
người
thật
của
người
đó,
và
con
người
họ
dưới
cái
nhìn
của
bạn.[10]
Đôi
khi,
hai
danh
tính
này
gần
như
hòa
làm
một,
trong
khi,
vào
nhiều
thời
điểm
khác,
chúng
sẽ
không
như
vậy.
Bạn
cần
phải
nhận
thức
rõ
sai
lầm
và
khiếm
khuyết
của
người
ấy,
và
đồng
thời
cũng
phải
nhận
biết
phẩm
chất
tốt
đẹp
của
họ.
Khi
bạn
bắt
đầu
trở
nên
quá
ám
ảnh
với
thiếu
sót
của
người
bạn
yêu,
bạn
nên
nhắc
nhở
bản
thân
về
con
người
ngọt
ngào,
cảm
thông,
và
trìu
mến
mà
họ
có
thể
trở
thành.
Cho
phép
người
ấy
có
cơ
hội
để
được
lắng
nghe
một
cách
công
bằng
khi
họ
nhất
quyết
rằng
họ
có
thể
và
sẽ
thay
đổi,
và
mở
lòng
trước
khả
năng
họ
sẽ
thực
hiện
như
điều
họ
nói.
- Yêu cầu đối phương thay đổi sẽ không khiến họ hoặc bạn hạnh phúc. Người ấy sẽ có cảm giác như bị kẹt trong đòi hỏi của bạn, và bạn sẽ thất vọng vì họ không thay đổi.
- Không so sánh người bạn đời của bạn với người khác.
- Tập trung vào phẩm chất tích cực của người ấy.[11] Bạn nên suy nghĩ lại về thời điểm khi bạn vừa mới gặp gỡ và yêu vợ/chồng bạn. Nhớ lại khoảng thời gian đẹp đẽ này sẽ giúp bạn nhìn nhận mặt tốt đẹp của họ một cách rõ ràng hơn trong hiện tại. Nếu bạn thường xuyên tìm kiếm khiếm khuyết của người ấy, thay vì tập trung vào đặc điểm tích cực, bạn sẽ phát hiện ra họ có rất nhiều sai sót.
-
Thông
cảm
với
người
bạn
đời
của
bạn.
Bạn
nên
đặt
mình
vào
vị
trí
của
người
bạn
yêu.
Bạn
có
đối
xử
với
họ
với
mức
độ
tôn
trọng
tương
tự
như
bạn
mong
muốn
được
nhận?
Bạn
cảm
thấy
như
thế
nào
khi
người
khác
muốn
bạn
thay
đổi
quyết
liệt
(hoặc
thậm
chí
là
nhỏ
nhặt)
trong
tính
cách?
Hầu
hết
chúng
ta
đều
không
muốn
nghe
rằng
chúng
ta
đã
làm
sai
hoặc
khiến
người
khác
bực
bội.[10]
We
become
defensive,
hurt,
and
angry.
- Hiểu rõ lý do và cách thức mà vợ/chồng bạn phản ứng với sự chỉ trích sẽ giúp bạn giảm nhẹ cách tiếp cận của mình. Giải thích rằng bạn có cảm giác bị tấn công hoặc đau lòng bởi đòi hỏi của đối phương sẽ khiến họ giảm nhẹ cách tiếp cận của họ.
- Suy nghĩ về bức tranh toàn cục.[12] Không ai là người hoàn hảo. Bạn và vợ/chồng bạn cần phải trung thực với nhau và với chính mình về phẩm chất, thói quen, hoặc phong cách thật sự là căn nguyên của ly hôn, và yếu tố chỉ đơn thuần là khó chịu hoặc bất tiện. Có thể bạn nghĩ rằng vợ/chồng bạn ngáy quá to; bước đi như một con vịt; phạm nhiều lỗi ngữ pháp; hoặc là người ăn mặc xoàng xĩnh. Nhưng những yếu tố này không nhất thiết phải đặt dấu chấm hết cho cuộc hôn nhân của bạn. Hiểu rõ hạn chế và khiếm khuyến của người ấy, cũng như của bản thân, là bước quan trọng trong việc khôi phục cuộc hôn nhân hạnh phúc.
-
Chấp
nhận
bản
thân.
Thông
thường,
thái
độ
phán
xét
của
chúng
ta
đối
với
người
khác
xuất
phát
từ
cảm
giác
thất
vọng
với
chính
mình.[11]
Bạn
nên
nghiên
cứu
lý
do
vì
sao
bạn
sở
hữu
kỳ
vọng
quá
cao
đối
với
vợ/chồng
bạn,
hoặc
lý
do
khiến
bạn
đòi
hỏi
quá
nhiều
nơi
họ.
Có
phải
là
vì
bạn
không
hoàn
toàn
hài
lòng
với
chính
mình
về
mặt
riêng
tư
hoặc
chuyên
nghiệp?
Nếu
đúng
là
như
vậy,
bạn
cũng
sẽ
khó
có
thể
chấp
nhận
người
khác.
- Hạ thấp kỳ vọng của bạn về bản thân xuống mức độ thực tế và nhận thức rõ rằng bạn và vợ/chồng bạn đều có thiếu sót theo cách riêng của mình.
- Không nên trông chờ rằng vợ/chồng bạn sẽ là người duy nhất cung cấp cảm giác mãn nguyện.
Phối hợp cùng nhau[sửa]
-
Truyền
thêm
sức
sống
cho
đời
sống
tình
dục.
Tình
dục
là
phần
quan
trọng
của
mối
quan
hệ
lành
mạnh.
Kèm
theo
khả
năng
ly
hôn
đang
cận
kề,
sẽ
khó
để
bạn
xây
dựng
đời
sống
tình
dục
tốt
đẹp.[13]
Nhưng
gần
gũi
về
mặt
thể
chất
và
tình
cảm
luôn
đi
cùng
nhau,
và
cả
hai
đều
quan
trọng
nếu
bạn
muốn
ngăn
chặn
sự
ly
hôn.
- Dành thời gian cho sự lãng mạn.[14] Mọi người đều bận rộn, nhưng lên lịch cho một đêm hẹn hò sẽ cung cấp cho bạn thời gian để thiết lập tâm trạng. Bạn có thể cùng nhau ăn tối lãng mạn bên ánh nến (cho dù là tại nhà hàng hoặc ở nhà), đi xem phim, hoặc chỉ đơn giản là chơi bowling. Tuy nhiên, trước khi đi ngủ, bạn cần phải dành cho vợ/chồng bạn tình yêu thương và sự chú ý mà họ đang thiếu. Hãy nói rằng bạn yêu người ấy và rất muốn được dành thời gian với người ấy.
- Đặt nến có hương thơm và hoa quanh phòng ngủ. Mát-xa bàn tay, bàn chân, và vai của người bạn đời trước khi quan hệ. Kích thích giác quan là bước quan trọng đầu tiên trong việc thắp lại ham muốn của người ấy.
- Nếu bạn có cảm giác rằng đời sống tình dục của bạn khá nhạt nhẽo, bạn có thể thử qua tư thế hoặc mặc trang phục lót mới. Bạn cũng có thể đọc truyện gợi tình cho nhau nghe, hoặc xem phim “người lớn”. Thay phiên nhau trở thành người dẫn đường cho quá trình này để bảo đảm đem lại sự đa dạng tối đa.[14]
-
Trò
chuyện
về
ước
mơ
và
khao
khát
của
bạn.[15]
Ngoài
việc
trò
chuyện
về
nhu
cầu
và
tình
huống
mỗi
ngày
(“Chúng
ta
cần
phải
giặt
quần
áo”),
điều
quan
trọng
là
bạn
cần
phải
chia
sẻ
về
nỗi
sợ,
niềm
hy
vọng,
và
ước
mơ
thầm
kín
nhất
với
người
bạn
đời
của
bạn
để
xây
dựng
sự
thân
mật
về
mặt
tình
cảm.
Bạn
nên
sử
dụng
cụm
từ
như
“Em/anh
tin
là...”
hoặc
“Em/anh
hy
vọng
là...”
khi
trình
bày
ý
tưởng
về
tương
lai
của
bạn
và
của
vợ/chồng
bạn.
Suy
nghĩ
và
chia
sẻ
cảm
giác
cũng
như
tư
tưởng
của
mình
sẽ
giúp
cả
hai
nhận
thức
được
rằng
ngoài
ly
hôn,
cuộc
hôn
nhân
của
bạn
vẫn
còn
có
các
khả
năng
khác.
-
Đặt
ra
câu
hỏi
cho
chính
mình
và
cho
vợ/chồng
bạn
chẳng
hạn
như:
- Mình nghĩ rằng vợ/chồng mình có khả năng thực hiện điều tuyệt vời nào? Mình có thể làm gì để thúc đẩy họ đạt được điều tốt đẹp nhất?
- Mình muốn cùng vợ/chồng đi du lịch đến nơi đâu?
- Mình trông đợi thực hiện điều gì với vợ/chồng mình khi mình nghỉ hưu?
- Mời gọi vợ/chồng bạn chia sẻ ước mơ và khao khát của mình. Suy nghĩ và trò chuyện về tương lai của cả hai sẽ giúp bạn điều chỉnh nó.
- Không nên sử dụng những cuộc trò chuyện này để than phiền hoặc suy nghĩ tiêu cực.
-
Đặt
ra
câu
hỏi
cho
chính
mình
và
cho
vợ/chồng
bạn
chẳng
hạn
như:
-
Xác
định
yếu
tố
cần
phải
thay
đổi.
Nếu
bạn
đang
cân
nhắc
về
việc
ly
hôn,
có
lẽ
là
cả
hai
đều
có
lỗi
trong
việc
góp
phần
gây
nên
vấn
đề
thật
sự.
Không
nên
đổ
lỗi
cho
người
bạn
đời
của
bạn
vì
mọi
vấn
đề
trong
cuộc
hôn
nhân.
Bạn
nên
trò
chuyện
với
vợ/chồng
bạn
để
có
thể
thấu
hiểu
lẫn
nhau
về
yếu
tố
đang
đi
sai
hướng,
và
cách
để
sửa
chữa
nó.
- Nói về vấn đề mà bạn đang cảm nhận với câu nói bắt đầu bằng chủ từ “Tôi” (chính bạn), như “Anh/em hy vọng rằng chúng ta đã dành nhiều thời gian hơn cho nhau”, trái ngược với “Em/anh không bao giờ muốn dành thời gian cho anh/em”.[16] Những câu nói này thường sẽ ít được xem như là lời chỉ trích và sẽ đem lại kết quả tích cực hơn.
- Khi bị đổ lỗi một cách không công bằng, bạn cần phải bảo vệ chính mình, nhưng không nên phản bác khi bị phê phán. Bạn nên cố gắng nhìn nhận mâu thuẫn dưới góc độc của vợ/chồng bạn.[17]
-
Củng
cố
mối
liên
kết
với
vợ/chồng
bạn.
Hãy
rộng
lượng
dành
cho
người
ấy
lời
khen
và
tình
cảm.
Phương
pháp
này
sẽ
giúp
khơi
gợi
lại
tình
yêu
mà
cả
hai
đã
từng
có
với
nhau.
Bạn
nên
giải
quyết
nhu
cầu
về
mặt
tình
cảm
cũng
như
vật
chất
của
đối
phương
trước
tiên.
Yêu
thương
người
ấy
như
cách
bạn
muốn
được
yêu
thương.
- Nói với vợ/chồng bạn rằng bạn yêu họ mỗi ngày.
- Tạo sự ngạc nhiên cho vợ/chồng bạn bằng những món quà nhỏ mà họ thích. Bạn có thể nấu bữa tối cho họ, mua hoa tặng họ, hoặc đưa họ đi mua sắm.
- Có thể sẽ phải tốn một khoảng thời gian để bạn tái xây dựng niềm tin và tình cảm cho người ấy. Bạn cần phải kiên nhẫn và tiếp tục cố gắng.
-
Bỏ
qua
quá
khứ.
Hãy
trò
chuyện
với
người
ấy
về
thời
điểm
họ
khiến
bạn
đau
buồn
hoặc
tổn
thương.
Nếu
muốn,
bạn
có
thể
viết
danh
sách
ra
giấy.
Bạn
không
cần
viết
danh
sách
hoàn
chỉnh,
nhưng
nó
cần
phải
bao
gồm
ký
ức
hoặc
trải
nghiệm
đau
đớn
nhất
mà
bạn
và
người
bạn
yêu
đã
có,
và
có
thể
khơi
gợi
sự
oán
hận
lẫn
nhau.
Hai
bạn
sẽ
thiết
lập
danh
sách
khác
nhau.
Thay
phiên
nhau
trò
chuyện
về
sự
việc.
Mỗi
người
cần
phải
nhận
thức
rõ
cách
mình
đã
góp
phần
quá
trình
hình
thành
sự
hiểu
lầm
và
xin
lỗi.
[1]
- Tha thứ ngay cả khi đối phương sẽ không thực hiện điều này.
- Cởi mở trong việc thay đổi. Chấp nhận tiến hành thay đổi trong thói quen hoặc sự tương tác nếu bạn nghĩ rằng hành động này có thể giúp ích được cho bạn. Bạn nên nói rõ rằng bạn sẽ cố gắng hết sức, nhưng sẽ cần phải tốn một khoảng thời gian để bạn làm quen với chúng. Sau đó, thật sự cố gắng hết mình trong việc thực hiện thay đổi như bạn đã hứa và bày tỏ sự chân thành của bạn. Yêu cầu đối phương cũng làm điều tương tự như bạn.
-
Tham
dự
buổi
tư
vấn.
Tham
gia
buổi
tư
vấn
dành
cho
cặp
đôi
với
nhà
trị
liệu
sẽ
giúp
bạn
giải
quyết
vấn
đề
với
người
hòa
giải
trung
lập.
Nhà
trị
liệu
sẽ
cung
cấp
cho
bạn
quan
điểm
khách
quan
và
có
thể
đưa
ra
lời
khuyên
về
chiến
lược
trong
giao
tiếp,
giải
pháp
dành
cho
mâu
thuẫn,
và
hướng
dẫn
chung
trong
việc
cải
thiện
cuộc
hôn
nhân
có
vấn
đề.[18]
- Tư vấn dành cho cặp đôi thường sẽ kéo dài trong một giờ, một lần mỗi tuần. Gặp gỡ nhà trị liệu thường xuyên hơn sẽ đem lại nhiều kết quả hơn.
- Trị liệu theo nhóm là một loại hình tư vấn hữu ích khác, và phương pháp này sẽ giới thiệu nhiều cặp đôi đang phải trải qua giai đoạn căng thẳng tương tự nhau để thảo luận về cách họ giải quyết vấn đề. Trị liệu theo nhóm sẽ cung cấp cơ hội để bạn hình thành sự hiểu biết và ý tưởng mới về mối quan hệ của mình.
Ly thân thử nghiệm[sửa]
-
Đề
nghị
ly
thân
thử
nghiệm.
Ly
thân
thử
là
giai
đoạn
ly
thân
không
chính
thức
trong
đó
cả
hai
người
sẽ
tạm
thời
chia
ly.
Biện
pháp
này
sẽ
cung
cấp
cho
cả
hai
cơ
hội
để
xem
xét
cảm
giác
và
cuộc
sống
rời
xa
khỏi
ảnh
hưởng
và
sự
hiện
diện
thường
xuyên
của
người
còn
lại.[19]
Ly
thân
thử
có
thể
giúp
bạn
và
vợ/chồng
bạn
nhớ
rõ
cả
hai
nhớ
và
cần
nhau
như
thế
nào.
Người
xưa
từng
có
câu
“Càng
xa
càng
nhớ”.
- Vợ/chồng bạn có thể sẽ không đồng tình với ý tưởng ly thân thử. Bạn nên giải thích với người ấy lợi ích của quá trình “nghỉ ngơi” này và dành thời gian để suy nghĩ kỹ về điều cả hai thật sự mong muốn đối với cuộc hôn nhân.
- Quyết định thời gian ly thân thử. Khoảng từ hai đến sáu tháng là khoảng thời gian ly thân thử nghiệm lý tưởng.[20] Nếu giai đoạn này kéo dài hơn thì sẽ khó để cả hai hòa giải với nhau vì bạn và vợ/chồng bạn sẽ bắt đầu ổn định với cuộc sống độc thân.
-
Thiết
lập
điều
khoản.
Khi
bạn
ly
thân
thử,
có
khá
nhiều
vấn
đề
về
khía
cạnh
tài
chính
và
lối
sống
mà
cả
hai
cần
phải
đồng
ý
với
nhau.
Bạn
nên
thiết
lập
điều
khoản
cho
quá
trình
ly
thân
bằng
chữ
để
tránh
bất
kỳ
một
sự
mơ
hồ
nào
giữa
bạn
và
vợ/chồng
bạn.[21]
Câu
hỏi
quan
trọng
mà
bạn
cần
phải
nêu
bao
gồm:
- Liệu cả hai có dọn ra riêng? Hay chỉ một người?
- Mỗi người sẽ đi đâu?
- Liệu có cần phải phân chia hay là cùng chia sẻ tài khoản ngân hàng? Thẻ tín dụng?
-
Suy
nghĩ
về
con
cái.
Nếu
bạn
có
con,
bạn
nên
nhớ
bảo
đảm
rằng
bạn
trình
bày
về
quá
trình
này
với
chúng.
Bạn
nên
giúp
con
của
bạn
hiểu
rõ
tình
huống
và
cho
chúng
biết
rằng
cho
dù
bạn
và
vợ/chồng
bạn
có
mâu
thuẫn,
cả
hai
vẫn
rất
yêu
thương
chúng.
[22]
- Trẻ con có thể phản ứng không tốt với quá trình chia tay thử nghiệm. Chúng sẽ trở nên đeo bám hoặc không muốn đến trường. Trẻ lớn hơn và trẻ vị thành niên sẽ thu mình với xã hội hoặc tức giận. Bạn nên nói chuyện với giáo viên của trẻ về tình huống trong gia đình bạn để họ có thể theo dõi dấu hiệu cho thấy con của bạn đang cư xử thất thường.
- Trẻ em có thể tin rằng hành động mà chúng đã thực hiện chính là nguyên nhân khiến bạn ly thân. Hãy cho chúng biết tình huống giữa bạn và vợ/chồng bạn không phải là do lỗi của chúng và chúng không làm gì sai để gây nên điều này.
- Sắp xếp lịch chăm sóc và thăm viếng thích hợp cho con của bạn. Bạn không nên di chuyển trẻ qua lại giữa hai nơi nhiều hơn một lần mỗi tuần, và bảo đảm rằng quá trình học tập của chúng sẽ không bị gián đoạn.
-
Sử
dụng
thời
gian
của
mình
một
cách
thông
minh.
Cho
dù
yếu
tố
ban
đầu
hình
thành
vấn
đề
nội
bộ
của
bạn
có
là
gì,
chỉ
vì
bạn
và
người
ấy
ly
thân
sẽ
không
khiến
nó
có
thể
tự
sửa
chữa.[19]
Cho
dù
bạn
là
người
đề
nghị
hay
phản
đối
ly
thân
thử
nghiệm,
bạn
nên
tham
khảo
lời
khuyên
của
nhà
trị
liệu
về
lý
do
và
cách
thức
khiến
cuộc
hôn
nhân
của
bạn
phải
kết
thúc
trong
tình
trạng
hiện
tại.
- Lý tưởng nhất là bạn nên tiếp tục tham dự buổi trị liệu dành cho cặp đôi ngay cả khi hai bạn sống xa nhau. Ly thân thử không nên là giai đoạn cả hai hoàn toàn ngừng giao tiếp với nhau.[20] Bạn nên cố gắng xác định sự khác biệt cùng với sự giúp đỡ của nhà tư vấn.
- Không nên sử dụng giai đoạn ly thân thử để giả vờ rằng bạn độc thân. Không được hẹn hò với người khác hoặc tham gia vào chuyện tình cảm. Mục tiêu của giai đoạn này là tìm kiếm quan điểm mới về mối quan hệ của bạn mà chỉ có quá trình xa cách mới có thể đem đến cho bạn.
-
Đưa
ra
quyết
định.
Khi
kết
thúc
giai
đoạn
ly
thân
thử,
bạn
nên
đánh
giá
trải
nghiệm
của
mình.
Có
phải
vấn
đề
trong
mối
quan
hệ
của
bạn
thật
sự
không
thể
khắc
phục?
Hay
là
giai
đoạn
ly
thân
thử
đã
giúp
bạn
biết
rằng
bạn
nhớ
và
yêu
vợ/chồng
bạn
rất
nhiều
đến
nỗi
ly
hôn
sẽ
trở
thành
thảm
họa?[23]
Bạn
nên
trò
chuyện
với
vợ/chồng
bạn
về
cảm
giác
của
bản
thân
và
tìm
hiểu
cảm
giác
của
họ.
- Có thể bạn và vợ/chồng bạn sẽ không đưa ra quyết định tương tự nhau về tình trạng của cuộc hôn nhân này. Bạn nên chuẩn bị sẵn sàng để tiến bước với việc ly hôn khi kết thúc giai đoạn ly thân thử nếu một trong cả hai nghĩ rằng đây là điều cần thiết.
Cảnh báo[sửa]
- Đừng cố gắng hàn gắn mối quan hệ đã bị rạn nứt. Nếu vợ/chồng bạn gây hại cho bạn về mặt thể chất, làm hại con của bạn, gia đình bạn, hoặc hành động hung hăng theo cách nào đó, ly hôn là lựa chọn tốt nhất.
- Tìm kiếm sự bảo vệ ngay lập tức để khỏi bị tổn hại về thể chất. Bạn nên liên lạc với trung tâm trợ giúp, cảnh sát, gia đình, hoặc bạn bè và cho họ biết bạn cần giúp đỡ.
- Tránh nghĩ rằng bạn cần phải duy trì cuộc hôn nhân vì lợi ích của con cái.
- Không nên loại bỏ hoàn toàn tùy chọn ly hôn. Một vài người chỉ đơn giản là không hợp nhau.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ 1,0 1,1 https://www.psychologytoday.com/blog/resolution-not-conflict/201311/7-strong-steps-stop-divorce
- ↑ https://books.google.com/books?id=8IWOxW1VEIYC&lpg=PP1&dq=how%20to%20have%20a%20happy%20marriage&pg=PT34#v=onepage&q&f=false
- ↑ Làn sóng Ly hôn: Phương pháp Tiếp cận Chi tiết để biến Cuộc hôn nhân của Bạn Trở nên Tràn đầy Tình yêu thương Một lần nữa, 45-46, https://books.google.com/books?id=pDlrAnKNl-MC&lpg=PA1&dq=how%20to%20avoid%20getting%20a%20divorce&pg=PA45#v=onepage&q&f=false
- ↑ http://www.goodtherapy.org/blog/how-couples-benefit-from-cooperative-dialogue-skills/
- ↑ http://www.today.com/health/10-tips-preventing-divorce-I283608
- ↑ http://psychcentral.com/lib/marriage-communication-3-common-mistakes-and-how-to-fix-them/
- ↑ http://www.stayhitched.com/togeth.htm
- ↑ http://www.huffingtonpost.com/2013/12/02/the-secret-to-relationshi_n_4326246.html
- ↑ https://www.psychologytoday.com/blog/resolution-not-conflict/201110/resisting-the-3-main-temptations-destroy-marriages
- ↑ 10,0 10,1 http://www.divorcesupport.com/divorce/Accepting-Your-Spouse-For-Who-He-or-She-Really-Is-224.html
- ↑ 11,0 11,1 http://www.hitchedmag.com/article.php?id=1665
- ↑ Giành lại Cuộc hôn nhân: Gắn bó Với nhau trong Thế giới khiến Chúng ta Lìa xa nhau, 121-22, https://books.google.com/books?id=cA_YL-GyzUwC&lpg=PP1&dq=Take%20Back%20Your%20Marriage%3A%20Sticking%20Together%20in%20a%20World%20That%20Pulls%20Us%20Apart&pg=PA121#v=onepage&q&f=false
- ↑ http://divorcebusting.com/sex_quiz.htm
- ↑ 14,0 14,1 http://www.netdoctor.co.uk/healthy-living/sexual-health/a2219/how-to-improve-your-relationship/
- ↑ http://strongermarriage.org/married/strengthening-the-couple-relationship
- ↑ https://books.google.com/books?id=8IWOxW1VEIYC&lpg=PP1&dq=how%20to%20have%20a%20happy%20marriage&pg=PT233#v=onepage&q&f=false
- ↑ http://www.imom.com/how-to-prevent-unnecessary-divorce/#.VruTYa2ZG24
- ↑ http://www.goodtherapy.org/marriage-counseling.html
- ↑ 19,0 19,1 http://www.detroitnews.com/story/life/2015/03/16/trial-separation-potential-benefits-outweigh-risks/24869933/
- ↑ 20,0 20,1 http://www.yourtango.com/20085198/5-key-rules-a-successful-trial-separation
- ↑ https://www.firstwivesworld.com/index.php/resources-articles/item/4828-key-rules-to-a-successful-trial-separation
- ↑ http://www.dailymail.co.uk/femail/article-156325/Do-trial-separations-work.html
- ↑ http://www.wsj.com/articles/SB10001424053111904140604576496240815891366