Để tránh sinh mổ

Từ VLOS
(đổi hướng từ Tránh sinh mổ)
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Tại Mỹ, có gần một phần tư (21,5%) số phụ nữ có thai phải trải qua lần sinh mổ đầu tiên.[1] Sinh mổ có thể giải quyết được những ca chuyển dạ gặp biến chứng, và giúp cứu sống người mẹ lẫn em bé khi có sự cố xảy ra trong khi chuyển dạ. Nhưng nhiều chuyên gia tin rằng phẫu thuật này đang được tiến hành quá thường xuyên và đôi khi vì những lý do có thể tránh được.[2] Nếu muốn tránh các rủi ro và thời gian phục hồi kéo dài do sinh mổ gây ra, bạn nên tham khảo một số cách để nâng cao khả năng sinh thường.

Ảnh minh họa

Các bước[sửa]

Tìm kỹ thuật chăm sóc đúng cách trong thai kỳ[sửa]

  1. Tại Mỹ, bạn có thể cân nhắc thuê bà đỡ đã được đào tạo. Đa số phụ nữ đều được bác sĩ sản khoa đỡ đẻ, nhưng nghiên cứu cho thấy bà đỡ có tỷ lệ thành công cao hơn khi hướng dẫn phụ nữ chuyển dạ sinh con qua đường âm đạo mà không phải áp dụng các biện pháp can thiệp không cần thiết như phẫu thuật.[3] Trước khi thuê họ bạn phải kiểm tra chứng chỉ xác nhận là y tá đỡ đẻ của họ. Người nhận chứng chỉ này phải có bằng cử nhân và/hoặc bằng cao học, đã hoàn thành chương trình đào tạo y tá và bà đỡ, vượt qua các bài kiểm tra để được chứng nhận và cấp bằng làm bà đỡ thông qua quá trình hành nghề của họ.[4]
    • Bà đỡ không được đào tạo để giải phẫu hay xử lý các ca sinh có rủi ro cao, nhưng hầu hết họ đều có liên kết với bệnh viện hay tổ chức sản khoa. Bạn nên biết nếu phụ nữ gặp phải biến chứng khi chuyển dạ, bà đỡ sẽ phải chuyển họ đến bác sĩ sản khoa chăm sóc. Trao đổi với họ về khả năng xảy ra biến chứng trước khi ngày sinh đến gần, và bổ sung một số hướng dẫn vào kế hoạch sẽ phải làm gì trong trường hợp có biến chứng lúc chuyển dạ.
    • Hỏi về tần suất họ phải phẫu thuật rạch tầng sinh môn. Đây là một vết rạch nhỏ được thực hiện trong tam cá nguyệt thứ hai để mở rộng đầu ra âm đạo cho em bé chui qua. Thủ thuật này ngày càng hiếm được thực hiện, nhưng bạn nên hỏi để biết liệu đây có phải là cách họ thường làm.[5]
    • Bà đỡ thường không có các thiết bị như kẹp hay giác hút vì họ không được học cách sử dụng chúng, và họ cũng không có quyền làm như vậy.[5] Bạn nên biết những dụng cụ này có thể cứu sống mẹ và bé trong lúc cần thiết và thường là cách để tránh phải sinh mổ.
    • Bệnh nhân của họ cũng ít sử dụng thuốc giảm đau hơn (một số bà đỡ không biết cách tiêm thuốc tê nên có thể là nguyên nhân ảnh hưởng đến số lượng bệnh nhân sử dụng thuốc giảm đau). Sau khi sinh bệnh nhân cho biết có trải nghiệm hạnh phúc hơn.
    • Nếu bạn mang thai với rủi ro cao, chẳng hạn thai đôi hoặc đa thai, hoặc nếu bạn bị tiểu đường thai kỳ, huyết áp cao hay một bệnh mãn tính khác, tốt nhất bạn không nên sử dụng bà đỡ nếu không có bác sĩ sản khoa kèm theo.[5]
  2. Hỏi bác sĩ về chính sách của họ đối với sinh mổ. Nếu quyết định nhờ bác sĩ thay vì bà đỡ thì bạn phải đảm bảo chọn được người tôn trọng mong muốn của bạn là sinh thường. Hỏi về nơi họ dự định đỡ đẻ cho bạn: có buộc phải vào một bệnh viện nào đó, hay bạn có thể chọn lựa, bao gồm cả các trung tâm sinh sản? Với sự lựa chọn linh hoạt bạn có thể kiểm soát tốt hơn về cách mình sẽ sinh.[6]
    • Hỏi bác sĩ của bạn về “tỷ lệ phẫu thuật sinh mổ cơ bản”, con số này là tỷ lệ phần trăm mà họ phải phẫu thuật sinh mổ lần đầu cho bệnh nhân, càng thấp càng tốt và lý tưởng là 15-20%.
  3. Thuê người hỗ trợ sinh. Tại Mỹ bạn có thể thuê người hỗ trợ sinh, họ không phải là chuyên gia y tế nhưng sẽ cùng bạn đến bệnh viện hay trung tâm sinh sản, giúp đỡ bạn trong quá trình chuyển dạ và sinh con. Mặc dù không phải là người cung cấp dịch vụ y tế nhưng với sự hướng dẫn của họ thời gian chuyển dạ sẽ diễn ra nhanh hơn, ít biến chứng và tỷ lệ phải sinh mổ thấp hơn.[7]
    • Một nghiên cứu gần đây cho thấy nhiều thai phụ không biết đến dịch vụ của người hỗ trợ sinh nên không tận dụng được những lợi ích này. Nhờ bác sĩ hay các bà mẹ khác giới thiệu cho bạn một người hỗ trợ sinh. Một số trung tâm sinh sản có cung cấp người hỗ trợ sinh như là một phần trong chương trình chăm sóc tại cơ sở của họ.[8]
    • Nên nhớ dịch vụ của người này thường không được bảo hiểm y tế chi trả, và mức phí của họ dao động từ vài trăm đến vài ngàn đô-la.
  4. Tham gia lớp học sinh sản tự nhiên. Tìm thêm thông tin về cách phòng ngừa sinh mổ bằng cách tham gia lớp học sinh sản tự nhiên, họ tập trung dạy bạn kỹ thuật thở và cách vượt qua quá trình chuyển dạ mà không phải dùng thuốc giảm đau hay can thiệp bằng thủ thuật y khoa. Bạn sẽ học cách khống chế cơn đau một cách tự nhiên, thông qua các bài tập thở và cách định vị cơ thể để giảm khả năng phải can thiệp y khoa như phẫu thuật sinh mổ.[6]
    • Nếu bạn dự định sinh con ở trung tâm sinh sản hay bệnh viện, nhờ họ giới thiệu một lớp học sinh sản tự nhiên. Nếu đang sử dụng dịch vụ của người hỗ trợ sinh thì bạn có thể nhờ họ giới thiệu một lớp học.

Điều chỉnh chế độ ăn và tập thể dục[sửa]

  1. Thực hiện chế độ ăn cân đối và lành mạnh trong thai kỳ. Quá trình chuyển dạ và sinh nở tốn rất nhiều sức lực, và bạn phải chuẩn bị đối phó với những thách thức này. Ăn uống lành mạnh với nhiều protein, hoa quả, rau, và cacbohydrat phức tạp sẽ giúp bạn có sức khỏe tốt nhất trước khi thời điểm này đến.[9]
    • Béo phì là một trong những yếu tố rủi ro lớn nhất dẫn đến phải sinh mổ. Trước khi đến thời điểm phải hạn chế tăng cân, chăm sóc sức khỏe thật tốt bằng chế độ tập luyện và ăn uống phù hợp có thể giảm nguy cơ sinh mổ.
    • Duy trì chế độ ăn cân đối có bốn nhóm thực phẩm sau: hoa quả và rau, protein, sản phẩm từ sữa và ngũ cốc.[10]
    • Đảm bảo chế độ ăn hằng ngày có năm phần hoa quả tươi hoặc đông lạnh, khoảng 150 gam protein như thịt, cá, trứng, đậu nành hay đậu hũ, ba đến bốn phần rau tươi hay đông lạnh, sáu đến tám phần ngũ cốc như bánh mì, cơm, mì sợi và ngũ cốc ăn sáng, hai đến ba phần sản phẩm từ sữa như sữa chua và phô mai cứng.[10]
    • Bạn cũng phải duy trì cân nặng lành mạnh cho độ tuổi và típ người của mình. Tránh để thiếu cân hay quá cân khi mang thai vì như vậy có thể dẫn đến biến chứng hay các vấn đề khác về sức khỏe. Bạn nên tính Chỉ số khối cơ thể (BMI) bằng công thức tính tìm trên mạng, sau đó xác định lượng ca-lo cần tiêu thụ mỗi ngày để duy trì cân nặng lành mạnh.
    • Nếu đang lo lắng về chế độ ăn thì bạn nên nhờ bác sĩ hay bà đỡ cho lời khuyên. Trường hợp bạn bị tiểu đường thai kỳ hoặc có biến chứng khác thì phải làm theo các hướng dẫn cụ thể về chế độ ăn.
  2. Tập thể dục trong suốt thai kỳ. Chừng nào bác sĩ hay bà đỡ còn cho phép thì bạn nên tập thể dục ở mức vừa phải để giữ cơ thể săn chắc, nhằm đáp ứng được các đòi hỏi của việc sinh nở.[9]
    • Thực hiện các bài tập ít va chạm như bơi lội, đi bộ và yoga. Một số cách tập cho phụ nữ mang thai như tập bụng cũng có lợi.
    • Tránh những bài tập mà bạn phải nằm thẳng trên lưng sau tam cá nguyệt thứ nhất, cũng như các môn thể thao tiếp xúc và hoạt động có rủi ro ngã, chẳng hạn lướt sóng hay cưỡi ngựa.[11]
  3. Nghỉ ngơi nhiều, đặc biệt trong tam cá nguyệt cuối cùng. Bạn cần được nghỉ ngơi tối đa trước khi đến thời điểm chuyển dạ, như vậy thể chất có thể đáp ứng những đòi hỏi tiêu hao nhiều sức lực của việc sinh nở, tránh phải can thiệp y khoa. Đa số phụ nữ có thai cần ngủ nhiều hơn vì cơ thể họ đang phải gánh thêm một em bé nên sẽ mệt hơn bình thường.[9]
    • Đối với phụ nữ việc tìm một tư thế ngủ thoải mái khi mang thai mà không ảnh hưởng đến thai nhi cũng không phải dễ dàng. Cố gắng nằm tựa trên hông trái với hai chân để cong. Bạn nên kê chiếc gối ôm hay nhiều chiếc gối nhỏ ở lưng dưới để tạo cảm giác dễ chịu khi ngủ.
  4. Yoga cho phụ nữ mang thai. Kiểu tập yoga này cho thấy có hiệu quả cải thiện giấc ngủ, giảm căng thẳng và bồn chồn, tăng sức mạnh cho cơ bắp, độ linh hoạt và sức dẻo dai. Ngoài ra nó còn giảm rủi ro sinh non và các vấn đề liên quan đến chuyển dạ mà có thể phải phẫu thuật sinh mổ khẩn cấp.[12]
    • Trong giờ học yoga bạn sẽ được học kỹ thuật thở, kéo giãn nhẹ nhàng và tập các tư thế tăng cường độ linh hoạt và khả năng giữ thăng bằng. Cuối giờ học là khoảng thời gian để các học viên giải nhiệt và thư giãn.

Tránh những can thiệp không cần thiết khi sinh[sửa]

  1. Không đến bệnh viện cho đến khi bước vào giai đoạn hoạt động của chuyển dạ. Đến bệnh viện quá sớm khi chuyển dạ chỉ mới bắt đầu có thể dẫn đến việc can thiệp không cần thiết, chẳng hạn phải phẫu thuật sinh mổ.[13]
    • Giai đoạn đầu của chuyển dạ diễn ra lâu nhất với các cơn co thắt nhẹ. Bạn nên bước đi qua lại và ngồi xổm trong giai đoạn này để giúp quá trình chuyển dạ diễn ra bình thường, cho đến khi giai đoạn hoạt động bắt đầu. Giai đoạn này thường xảy ra trễ hơn so với suy nghĩ trước kia của các bác sĩ, khi cổ tử cung đã nong rộng ít nhất 6 cm. Ở nhà cho đến khi giai đoạt hoạt động của chuyển dạ bắt đầu, đây là lúc can thiệp y khoa có thể đảm bảo cho một ca sinh thường.
  2. Tránh gây chuyển dạ. Trong một số trường hợp gây chuyển dạ là việc làm cần thiết về mặt y khoa, là khi sử dụng thuốc hay thiết bị kích thích chuyển dạ khởi phát. Nhưng khi tình hình bạn và bé vẫn đang diễn ra bình thường thì tốt nhất là tránh gây chuyển dạ. Nghiên cứu cho thấy gây chuyển dạ khi đang lâm bồn có thể tăng gấp đôi rủi ro phải sinh mổ.[14]
    • Cố gắng tránh “gây chuyển dạ theo lựa chọn”, là cách gây chuyển dạ chỉ đơn thuần vì sự tiện lợi thay vì cần thiết. Thay vào đó bạn nên tựa vào người hỗ trợ sinh hay chồng mình, sử dụng các kỹ thuật thở và chuyển dạ đã học trong lớp dạy sinh sản tự nhiên để kích thích chuyển dạ.
  3. Hỏi bác sĩ về các cách giảm đau. Có những bằng chứng trái ngược nhau về việc liệu phương pháp gây tê ngoài màng cứng có thể tăng nguy cơ sinh mổ hay không.[15] Gây tê ngoài màng cứng quá sớm trong lúc chuyển dạ có thể tăng nguy cơ sinh mổ, tuy nhiên gây tê kết hợp tủy sống-ngoài màng cứng (CSE) sẽ giúp giảm đau mà không làm tê, và thật sự giúp bạn đẩy thai nhi ra dễ hơn.[16] Trao đổi với bác sĩ hay bà đỡ về lợi ích và rủi ro của thuốc giảm đau, để bạn biết nên chọn cách giảm đau nào phù hợp với mình.[14]
    • Gây tê ngoài màng cứng sẽ hạn chế khả năng chuyển động của thai nhi trong tử cung, vì vậy nếu bé nằm ở tư thế không thuận lợi thì sẽ rất khó khăn để điều chỉnh về tư thế tốt hơn trong khi sinh. Sau khi gây tê ngoài màng cứng, khả năng di chuyển của bạn cũng bị hạn chế nên có thể dẫn đến biến chứng trong khi chuyển dạng.[13]
    • Khả năng phải sinh mổ giảm chút ít nếu bạn chờ đến khi cổ tử cung đã nong rộng ít nhất 5 cm trước khi gây tê ngoài màng cứng hay sử dụng một loại thuốc giảm đau khác. Khi đó sự co thắt do chuyển dạ khó có thể giảm xuống hay ngừng lại.[17] Cố gắng vận động trong giai đoạn sớm của chuyển dạ bằng cách bước đi qua lại và thay đổi vị trí liên tục cũng có lợi. Tránh nằm duỗi thẳng trên lưng vì như vậy càng khiến thai nhi khó có thể dịch chuyển vào tư thế phù hợp, và kéo dài thời gian chuyển dạ.
  4. Học cách xoay ngôi thai ngược từ bà đỡ hay bác sĩ sản khoa. Ngôi thai ngược là vị trí nằm của thai nhi với mông hay bàn chân hướng xuống, nếu không được dịch chuyển có thể gây ra biến chứng trong lúc sinh. Nếu thai nhi nằm ngược vào khoảng tuần 36 của thai kỳ, bác sĩ hay bà đỡ sẽ hướng dẫn bạn cách dùng tay xoay thai để đầu bé hướng xuống. Phương pháp này sẽ giảm khả năng phải sinh mổ vì thế nằm của bé ở vào vị trí thuận lợi khi sinh.[18]
    • Nếu thai nhi vẫn nằm ở vị trí không thuận lợi mặc dù bạn đã cố dùng tay đẩy bé, hậu quả là bé sẽ gặp khó khăn khi chui qua khung xương chậu, giải pháp lúc này là bác sĩ phải dùng kẹp hay giác hút để kéo thai nhi ra, đây là cách an toàn thay thế cho giải phẫu. Trao đổi với bác sĩ về các thủ thuật này và xác định lựa chọn của mình trong kế hoạch sinh nếu bạn không muốn sinh mổ.
  5. Cho người hỗ trợ sinh biết về mong muốn sinh con qua đường âm đạo. Nếu bạn yêu cầu người hỗ trợ hay chồng mình cùng có mặt trong phòng sinh thì phải chắc chắn người đó biết về mong muốn của bạn là sinh thường. Họ sẽ hỗ trợ bạn trong lúc chuyển dạ và nhắc nhở bạn nhớ mục tiêu đã đặt ra, động viên khi bạn quá mệt mỏi.[6]
    • Bạn phải nêu rõ trong kế hoạch sinh là muốn sinh thường, và giao bản sao kế hoạch cho bác sĩ, bà đỡ và người hỗ trợ sinh. Tuy nhiên, một điều quan trọng nữa là các bà mẹ phải luôn kèm theo một điều khoản trong kế hoạch về việc phải làm gì nếu thật sự cần giải phẫu sinh mổ vì các lý do y khoa khẩn cấp.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. http://www.cdc.gov/nchs/data/nvsr/nvsr63/nvsr63_01.pdf
  2. http://www.acog.org/Resources_And_Publications/Obstetric_Care_Consensus_Series/Safe_Prevention_of_the_Primary_Cesarean_Delivery
  3. http://store.dynamed.com/about/weekly-update/archived-updates/primary-midwife-care-reduces-cesarean-deliveries-low-risk-women
  4. http://kidshealth.org/parent/pregnancy_center/childbirth/midwives.html
  5. 5,0 5,1 5,2 http://kidshealth.org/parent/pregnancy_center/childbirth/midwives.html#
  6. 6,0 6,1 6,2 http://americanpregnancy.org/labor-and-birth/avoid-cesarean/
  7. http://www.cochrane.org/CD003766/PREG_continuous-support-for-women-during-childbirth
  8. http://mamasfriend.com/wp-content/uploads/2014/01/ajmc-Article-on-Doulas-reduce-c-section-rates-by-60-to-90-percent.pdf
  9. 9,0 9,1 9,2 http://kidshealth.org/parent/pregnancy_center/your_pregnancy/preg_health.html#
  10. 10,0 10,1 http://www.heart.org/HEARTORG/GettingHealthy/NutritionCenter/HealthyEating/Suggested-Servings-from-Each-Food-Group_UCM_318186_Article.jsp
  11. http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/in-depth/pregnancy-and-exercise/art-20046896?pg=2
  12. http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/in-depth/prenatal-yoga/art-20047193
  13. 13,0 13,1 http://www.childbirth.org/section/avoid.html
  14. 14,0 14,1 http://www.fitpregnancy.com/pregnancy/labor-delivery/10-tips-avoiding-first-time-cesarean-birth-end?page=2
  15. http://www.childbirthconnection.org/article.asp?ck=10183#epidural
  16. http://www.fitpregnancy.com/pregnancy/labor-delivery/epidurals-fact-vs-fiction-0
  17. http://www.huffingtonpost.com/2014/02/20/avoid-c-sections-guidelines-_n_4823350.html
  18. http://www.childbirthconnection.org/article.asp?ck=10685

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này