Trị mụn trứng cá nang hiệu quả

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Nếu bạn gặp các vấn đề với mụn trứng cá nang và chúng khiến bạn cảm thấy đau nhức, khó chịu, chán nản? Những người mắc loại mụn này luôn cảm thấy căng thẳng và thiếu tự tin khi giao tiếp. Tuy nhiên, y học ngày này đã có khả năng can thiệp, khiến các vấn đề về mụn không còn là vấn đề lớn, cùng với các loại thuốc có công dụng làm mờ mụn và giảm đau nhức ở nốt mụn đã được phổ biến trên thị trường hiện nay. Bài viết sau giới thiệu một số liệu pháp trị mụn nang hiệu quả và cấp tốc.

Các bước[sửa]

Phân biệt Mụn trứng cá thường với Mụn trứng cá nang[sửa]

  1. Ổ mụn nang nằm dưới tầng da sâu hơn mụn thường. Mụn nang hình thành trong các mô sâu dưới da. Mụn nang là một bọc mủ phát triển khi các tuyến nhờn dưới da bị nhiễm trùng.[1] Chính vì lí do này mà mụn nang ẩn sâu dưới da hơn mụn trứng cá thường.
  2. Mụn nang dễ bị nhiễm trùng hơn. Các bác sĩ cho biết, mụn nang rất dễ để lại sẹo do vi khuẩn gây mụn phá huỷ lớp collagen dưới da.[2] Sẹo của mụn nang được chia thành 3 loại cơ bản:
    • Sẹo rỗ, sẹo dạng lõm, mờ, có thể triệt tiêu được.[3]
    • Sẹo lõm chân vuông, khó chữa trị hơn.
    • Sẹo lõm chân đá nhọn, thường nhỏ và sâu.
  3. Không được làm vỡ bọc mủ của mụn nang. Dù các bác sĩ và các chuyên gia da liễu khuyến cáo bệnh nhân không được nặn mụn, song, mụn trứng cá đầu đen và đầu trắng chỉ cần nặn lấy nhân là có thể loại bỏ được, dù nguy cơ bị viêm nhiễm khá cao. Mặt khác, mụn nang không thể chữa trị giống như hai loại mụn trên, do nhân mụn nằm sâu trong da.
    • "Chọc vỡ mụn bằng kim nhọn là một giải pháp y tế phổ biến, song không được tự ý thực hiện liệu pháp này tại nhà mà không có sự hướng dẫn của các chuyên gia". Chọc vỡ mụn sai cách có thể để lại sẹo hoặc làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  4. Các loại thuốc và phương pháp điều trị không để lại sẹo khiến mụn nang dễ xử lý hơn. Các vấn đề về mụn nang sẽ không còn nghiêm trọng và phiền toái như trước. Hiện nay, ngày càng nhiều bệnh nhân sử dụng các loại thuốc và các phương pháp điều trị để loại bỏ mụn, dù thuốc men luôn có nhiều tác dụng phụ đi kèm. Nếu bạn cũng là nạn nhân của mụn nang, vấn đề của bạn sẽ được loại bỏ nếu sử dụng đúng phương pháp.
  5. Hẹn gặp để trao đổi về mụn nang với chuyên gia da liễu ngay hôm nay. Mụn nang nghiêm trọng hơn mụn trứng cá thông thường; những liệu pháp tại nhà thường không hiệu quả với chúng mà có khi còn phản tác dụng. Có một số phương pháp bạn có thể áp dụng tại nhà song bạn vẫn nên thực hiện chúng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
    • Bác sĩ có thể sẽ kê cho bạn những loại thuốc mạnh. Chính vì dược lực quá mạnh mà các loại thuốc này không được bán tại các quầy thuốc không kê đơn và các nhà thuốc. Hãy khám để bác sĩ có thể xem xét mụn của bạn và gợi ý một số phương pháp hiệu quả cho trường hợp của bạn, loại bỏ mụn nang càng sớm càng tốt.

Giải pháp Y tế[sửa]

  1. Trao đổi với bác sĩ về việc dùng thuốc kháng sinh. Thuốc kháng sinh đã từng trị mụn nang hiệu quả một thời gian dài trong quá khứ. Tuy nhiên, có lẽ thuốc kháng sinh đã được dùng quá nhiều nên các vi khuẩn gây mụn ngày nay đã tự phát triển khả năng vô hiệu hoá thuốc kháng sinh.[4] Các thuốc kháng sinh từng được dùng nhiều nhất là tetracyclines và erythromycins.[4]
    • Những thuốc kháng sinh hay xuất hiện trong đơn thuốc nhất là:
      • Tetracycline
      • Doxycycline
      • Minocycline
    • Trao đổi với bác sĩ về tác dụng phụ. Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh bao gồm: chứng nhạy cảm với ánh sáng, tổn thương gan, nhiều biến chứng khác nếu dùng trong thai kì.[4]
  2. Tham khảo bác sĩ về các liệu pháp điều trị nội tiết tố (dành riêng cho phụ nữ). Vấn đề về mụn nang có liên quan mật thiết với lượng nội tiết tố trong cơ thể bạn.[5][6][7] Đó là lí do tại sao bác sĩ thường kê đơn thuốc tránh thai và thuốc phản androgen để ngăn mụn phát triển.[8] Tham khảo ý kiến bác sĩ về việc dùng các thuốc phản androgen làm dịu tình trạng mụn.
    • Lưu ý tác dụng phụ có thể xảy ra. Các tác dụng phụ bao gồm: rối loạn kinh nguyệt, mệt mỏi, chóng mặt, đau ngực.[4]
  3. Tham khảo bác sĩ về thuốc bôi Retinoid. Thuốc bôi Retinoid làm thông các lỗ chân lông bị tắc nghẽn, mở đường cho thuốc khác tấn công và tiêu diệt vi khuẩn bên trong ổ mụn.[9] Thuốc bôi Retinoid chữa trị được cả những mụn nghiêm trọng mà thuốc khác không thể.
    • Thuốc bôi Retinoid bao gồm:
      • Adapalene.
      • Tazarotene. Khuyến cáo sử dụng cho phụ nữ có thai và đang cho con bú.[9]
      • Tretinoin. Hiệu quả hơn khi dùng với liều thấp trước và từ từ nâng liều lên.[9]
    • Thuốc bôi Retinoid sẽ khiến tình trạng mụn của bạn trở nặng trước khi chữa lành chúng. Hay gặp nhất là sưng đỏ và khô tróc da, mụn sẽ tồi tệ hơn trong khoảng vài tuần đến một tháng trước khi có tiến triển.[9]
    • Tác dụng phụ thường gặp bao gồm: da nhạy cảm với ánh sáng, khô da, đỏ da, và tróc da.
  4. Trao đổi với bác sĩ về thuốc uống Retinoid. Thuốc uống Retinoid như Isotretinoin (thường gọi là Accutane), "đặc biệt hiệu quả" trong điều trị mụn nang.[6][4] Thuốc dạng uống, thường dùng trong 6 tháng đến 1 năm. Isotretinoin có khả năng làm mờ mụn cấp tốc và giảm cơn đau nhức do mụn gây ra, trong một số trường hợp còn rút ngắn vòng đời nốt mụn. Isotretinoin còn là lựa chọn hàng đầu của nhiều bác sĩ da liễu trong một vài tình huống.[6][10]
    • Tuy vậy, Isotretinoin đi kèm với một vài tác dụng phụ rất tiêu cực. Chúng bao gồm: căng thẳng, giảm tỉ lệ đậu thai, sảy thai, mất thính lực, và sinh con dị tật, cùng một số triệu chứng khác.[11] Trao đổi với bác sĩ về việc dùng Isotretinoin; chỉ trong những trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, hoặc với bệnh nhân đã chữa trị lâu năm nhưng không lành bác sĩ sẽ cân nhắc dùng loại thuốc này.
  5. Tham khảo ý kiến bác sĩ về liệu pháp điều trị bằng tia la-de. Liệu pháp này không những có thể thu nhỏ sẹo sau mụn mà còn triệt tiêu được ổ mụn, bằng cách thứ nhất là dùng nhiệt của tia la-de sấy khô nang mụn và làm teo tuyến bã nhờn (tuyến sản xuất dầu nhờn), thứ hai là ô-xi hoá vi khuẩn gây mụn và tiêu diệt chúng.[12]
    • Tuy nhiên, phương pháp này có thể gây ra tác dụng phụ và tác dụng không mong muốn, có nghĩa là phương pháp này chỉ có tác dụng với một số người. Đã có một số trường hợp bộ phận làm mát của tia la-de gặp trục trặc khiến bệnh nhân bị bỏng.[13]

Xây dựng Thói quen Thường ngày[sửa]

  1. Rửa mặt nhẹ nhàng 2 lần một ngày bằng các thuốc rửa hoà tan. Nên dùng thuốc có tính tẩy rửa nhẹ hơn là dùng những loại có tính tẩy rửa mạnh hơn, dù sao hiệu quả của chúng ngang nhau.
  2. Dưỡng ẩm sau khi rửa mặt. Làn da của bạn cần được dưỡng ẩm sau khi các chất nhờn và nước làm ẩm nó bị lau khô. Chất dưỡng ẩm không gây mụn trứng cá sẽ không làm tắc nghẽn lỗ chân lông bạn, nên chọn các loại dưỡng ẩm nhẹ (đặc biệt là chất có dạng gel).
  3. Tẩy da chết ít nhất một lần một tuần, nên dùng chất tẩy da có thành phần chính là Axit Salicylic. Axit Salicylic là một hoá chất được dùng để tẩy da chết trên tầng biểu bì, và tạo ra lớp bảo vệ những tầg bên trong da.[14]
  4. Không lột nang mụn hay da. Cả mụn trứng cá thường lẫn mụn nang đều dễ nhiễm trùng khi chạm tay vào, khiến da bạn bị kích ứng và tấy đỏ, đồng thời làm tăng nguy cơ để lại sẹo khi tầng collagen dưới da liên tục bị nhiều đợt vi khuẩn tấn công. Tuy là khó, song bạn hãy cố gắng kiềm chế việc chạm vào mặt hay sờ lên mụn. Bạn sẽ có làn da khoẻ mạnh và ít mụn.
  5. Duy trì thói quen hàng ngày đơn giản. Sau khi đến phòng khám và nhận được lời tư vấn của bác sĩ về chế độ chăm sóc da, hãy duy trì chúng một cách đơn giản. Làm theo hướng dẫn của bác sĩ, rửa mặt hàng ngày, và không nên tin bất cứ mánh lới quảng cáo trị mụn nào khác. Để loại bỏ được mụn cần nhiều thời gian và sự kiên nhẫn, và mụn chỉ có thể bị loại bỏ khi bạn tạo điều kiện cho thuốc và các thói quen hàng ngày phát huy công dụng.

Thay đổi Thói quen Sống, Cải thiện Tình trạng Mụn[sửa]

  1. Lưu ý đến chế độ ăn uống. Một thời gian dài trong quá khứ, các bác sĩ và chuyên gia miễn cưỡng chấp nhận mối liên quan giữa mụn và chế độ ăn uống. Nhưng nhiều bác sĩ và nhà khoa học đã bắt tay vào khám phá ra chứng cứ.[15] Và hiện nay, đã có nhiều nghiên cứu củng cố cho giả thuyết về ảnh hưởng của chế độ ăn uống đến số lượng và tình trạng mụn, mặc dù chế độ ăn không phải thủ phạm trực tiếp gây mụn.[16]
    • Cố gắng duy trì "chế độ ăn ít đường". Nghĩa là bạn nên ưu tiên cho ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, rau củ trên những thực phẩm như bánh mì trắng, mì sợi, và đường. Thức ăn có hàm lượng đường thấp sẽ cần nhiều thời gian hơn để cơ thể có thể hấp thụ nhưng có lợi cho bạn hơn.[17] Rất nhiều nghiên cứu đã cho thấy những người có chế độ ăn ít đường thường ít nguy cơ gặp các vấn đề về mụn.[18][19] Chế độ ăn ít đường không những bảo vệ sức khoẻ cho làn da mà còn giúp bạn giảm cân.[17]
    • Kiêng ăn "chế phẩm từ bơ sữa". Nghiên cứu cho rằng lượng chế phẩm bơ sữa bạn tiêu thụ "có" tác động đến mụn.[20][21] Thật vô lý khi cho rằng để điều trị triệt để mụn là phải loại bỏ hoàn toàn sữa và sữa chua khỏi thực đơn dinh dưỡng, tuy nhiên, theo như minh chứng khoa học, chế phẩm từ sữa có thể khiến tình trạng mụn thêm tồi tệ, nguyên nhân có thể là do lượng hóc-môn có trong sữa.[16]
  2. Từ bỏ chất kích thích như rượu bia và thuốc lá. Nhiều học thuyết từ khắp nơi trên thế giới đều công nhận mối liên hệ giữa mụn và chất độc trong lá thuốc và bia rượu.[22][23] Và không nghi ngờ gì: hút thuốc lá và uống rượu thật sự không tốt cho sức khoẻ của bạn. Nếu bạn đang bị mụn nang và thường xuyên hút thuốc, uống bia rượu, hãy cân nhắc việc hạn chế những thói quen này nếu bạn thực sự muốn làm giảm tình trạng mụn hiện tại và cải thiện sức khoẻ tổng quát.
  3. Hạn chế căng thẳng lo âu. Các nhà khoa học chưa tìm ra nguyên nhân chính xác, nhưng họ đã biết được những lo âu và căng thẳng có thể khiến tình trạng mụn thêm trầm trọng.[24][25] Đặc biệt đối với nam giới, mụn diễn biến tồi tệ hơn khi khối lượng áp lực nặng nề hơn.[26] Rõ là căng thẳng lo âu rất khó kiểm soát, song nếu biết việc lo lắng có ảnh hưởng tiêu cực đến mụn sẽ giúp bạn biết cách dừng lại và thả lỏng khi gặp những chuyện không hay.
    • Cố gắng dành thời gian tập thể dục. Các nhà khoa học tin rằng, việc tập thể dục thường xuyên giúp điều hoà nội tiết tố, bổ sung ô-xi cho tế bào và tăng cường hệ miễn dịch, cũng như giảm căng thẳng, vì thế sẽ hạn chế lên mụn.[27] Nếu bạn không thể làm gì khác, chỉ cần đi bộ 30 phút một ngày là đủ.
  4. Ngủ đủ giấc. Những căng thẳng lo âu sẽ được giải toả khi bạn ngủ đủ giấc. Cứ mỗi tiếng không ngủ về đêm, lượng áp lực của bạn sẽ tăng lên 15%.[27] Và như chúng ta đã biết, càng nhiều áp lực, tình trạng mụn sẽ càng tồi tệ. Một nghiên cứu thực hiện trên các bệnh nhân mụn ở Hàn Quốc cho thấy việc thiếu ngủ có liên quan mật thiết đến tình trạng tồi tệ của mụn.[22]
  5. Uống nhiều nước. Một cách khác để giảm lượng đường hấp thụ là hạn chế thức uống có đường (như: thức uống thể thao, cola, trà ngọt, nước ép trái cây), thay vào đó hãy nạp nhiều dung dịch H2O. Uống nhiều nước giúp máu trong người dễ lưu thông và giúp đào thải chất thải có hại của quá trình trao đổi chất.[27]

Ngừa Sẹo sau Mụn[sửa]

  1. Thoa thuốc chứa cortisone để giảm sưng viêm và thoa kem trị sẹo để làm mờ sẹo sau mụn. Sẹo do mụn nang gây ra hoàn toàn có thể được làm mờ bởi thuốc cortisone và các loại kem trị sẹo.
    • Khi da bạn bị sưng và tấy đỏ, hãy dùng cortisone.[28] Cortisone là loại thuốc phổ biến cho mọi loại kích ứng da, được hấp thụ ngay trên da.[29]
    • Tránh xa hydroquinone. Hydroquinone là một loại kem làm mờ dùng để làm mờ các đốm sắc tố trên da, tuy nhiên, gần đây đã bị ngưng sử dụng do sở hữu đặc tính có khả năng gây ung thư.[28] Thay vào đó, hãy chọn thuốc làm mờ khác như axit kojic, arbutin, hay axit ascorbic.
  2. Trao đổi với bác sĩ về thuốc gây tróc da mạnh hơn. Loại thuốc làm bong tróc da có chứa axit có khả năng làm bong một hay nhiều lớp da, từ đó làm mờ vết sẹo.[30] Những loại thuốc bong da mạnh nên được dùng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ và/hoặc hướng dẫn sử dụng.
  3. Tham khảo bác sĩ về phương pháp làm mòn da. Phương pháp làm mòn da gồm quá trình làm tróc lớp da ngoài cùng bằng bàn chải quay liên tục.[30] Phương pháp này có thể giúp loại bỏ sẹo lồi và thu nhỏ sẹo rỗ, tuy nhiên phương pháp này sẽ làm thay đổi sắc tố trên vùng da sẫm màu.
    • Tìm hiểu về phương pháp siêu mài da kĩ thuật số. Giải pháp này nhẹ nhàng hơn phương pháp mài mòn da bên trên, mài da kĩ thuật số dùng một mảnh tinh thể nhỏ để mài mòn lớp da ngoài cùng, vụn da cùng các tế bào da chết sau đó sẽ được hút sạch.[30] Do phương pháp này chỉ tác động đến lớp da ngoài, nên kết quả sẽ không được rõ ràng như phương pháp mài mòn thủ công.
  4. Phương pháp điều trị bằng la-de. Tia la-de làm khô lớp da ngoài cùng (lớp biểu bì) và làm nóng tầng da bên dưới. Tác dụng của phương pháp này là chữa lành, làm mờ sẹo. thỉnh thoảng cần phối hợp nhiều phương pháp la-de mới có thể làm mờ được một vết sẹo; áp dụng phương pháp này nhiều lần hiệu quả sẽ càng giảm đi.
  5. Đối với vết sẹo hoặc thương tổn lớn và sâu, cần trao đổi với bác sĩ về việc áp dụng tiểu phẫu để loại bỏ. Các tiêu phẫu ngoài da sẽ cắt bỏ phần da sẹo rồi khâu lại hoặc nối lại bằng phương pháp cấy ghép mô da.[30]

Lời khuyên[sửa]

  • Luôn hướng về tương lai bằng thái độ tích cực. Đã có nhiều biện pháp mạnh cho mọi loại mụn nang, luôn có cách để loại bỏ triệt để các vấn đề về mụn của bạn.
  • Cố gắng đến phòng khám da liễu, đó là cách tốt nhất làm bạn thấy yên tâm. Bác sĩ da liễu sẽ cung cấp cho bạn những hướng dẫn cần thiết.

Cảnh báo[sửa]

  • Cố gắng không nặn mụn, bóp mụn, cậy hay chọc mụn nang vì có thể khiến mụn lâu xẹp hơn và gây sẹo.
Rss.jpg
Mời bạn đón đọc các bài viết tiếp theo bằng cách đăng kí nhận tin bài viết qua email hoặc like fanpage Thuvienkhoahoc.com để nhận được thông báo khi có cập nhật mới.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. http://www.medicinenet.com/boils/article.htm
  2. http://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/acne/acne-care-11/acne-scars
  3. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/10971560
  4. 4,0 4,1 4,2 4,3 4,4 http://www.skintherapyletter.com/fp/2006/2.3/1.html
  5. http://www.aad.org/stories-and-news/news-releases/hormonal-factors-key-to-understanding-acne-in-women
  6. 6,0 6,1 6,2 http://www.nytimes.com/2012/05/17/fashion/adult-women-battle-acne.html?_r=0
  7. http://www.mayoclinic.com/health/adult-acne/AN01762
  8. http://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/acne/birth-control-for-acne-treatment
  9. 9,0 9,1 9,2 9,3 http://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/acne/topical-retinoid-medications-for-acne
  10. http://www.aocd.org/skin/dermatologic_diseases/accutane.html
  11. http://www.cbsnews.com/8301-505123_162-42844240/acne-drug-accutanes-side-effect-is-death-so-why-is-it-still-on-the-market/
  12. http://www.modernmedicine.com/user/login/?destination=node/69709&nid=69709
  13. http://www.fda.gov/Safety/Recalls/EnforcementReports/2004/ucm120279.htm
  14. http://www.webmd.com/healthy-beauty/cosmetic-procedures-chemical-peel-treatments
  15. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2836431/#R5
  16. 16,0 16,1 http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2836431/
  17. 17,0 17,1 http://www.webmd.com/diet/features/glycemic-index-diet
  18. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/18178063
  19. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/17616769
  20. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/17083856
  21. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/15692464
  22. 22,0 22,1 http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/21595660
  23. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/21710106
  24. http://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/acne/acne-care-11/stress-and-acne
  25. http://www.huffingtonpost.com/2012/10/30/acne-stress-breakouts_n_2041417.html
  26. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/17340019
  27. 27,0 27,1 27,2 http://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/acne/acne-care-11/lifestyle
  28. 28,0 28,1 http://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/acne/acne-care-11/acne-scars?page=1
  29. http://www.webmd.com/drugs/drug-145116-cortisone+top.aspx?drugid=145116&drugname=cortisone+top
  30. 30,0 30,1 30,2 30,3 http://www.mayoclinic.com/health/acne/DS00169/DSECTION=treatments-and-drugs

Liên kết đến đây