Trị táo bón với lô hội

Từ VLOS
(đổi hướng từ Trị Táo bón với Lô hội)
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Lô hội là một loại cây mọng nước và có lá màu xanh thẫm. Loại cây này từ lâu đã được dùng để làm dịu, làm lành vết bỏng và tẩy trang.[1] Bên cạnh đó, lô hội cũng được dùng để trị táo bón một cách tự nhiên nhưng nó có thể gây tiêu chảy và không thật sự an toàn. Ngoài ra, nó còn liên quan đến bệnh thận và ung thư.[2] Tuy nhiên, nếu bạn thật sự muốn dùng lô hội để trị táo bón, có thể mua lô hội dạng nước, dạng sệt hoặc viên uống.

Các bước[sửa]

Tìm hiểu về Lô hội và Chứng Táo bón[sửa]

  1. Tìm hiểu nguyên nhân và triệu chứng của táo bón. Nếu bạn không thể đi ngoài hoặc đi ít hơn bình thường thì có thể bạn đã bị táo bón.[3] Chứng táo bón có thể xảy ra do cơ thể bị mất nước, thiếu chất xơ trong chế độ ăn uống, thay đổi thói quen do đi du lịch hoặc căng thẳng. Hiểu biết về các nguyên nhân khác nhau gây táo bón và triệu chứng của nó sẽ giúp bạn xác định tại sao không thể đi ngoài và có biện pháp xử lý thích hợp.
    • Chứng táo bón thường làm bạn không thoải mái nhưng đó là tình trạng thông thường.[4] Chỉ khi bạn không thể đi ngoài sau một khoảng thời gian dài thì chứng táo bón sẽ trở nên nghiêm trọng và bạn cần phải gặp bác sĩ để trị dứt tình trạng này.
    • Bạn có thể bị táo bón vì nhiều lý do, bao gồm: mất nước, không đủ chất xơ trong chế độ ăn uống; thói quen hằng ngày bị ảnh hưởng hoặc phải đi xa nhà; không vận động nhiều; ăn nhiều sản phẩm từ sữa; căng thẳng; lạm dụng thuốc nhuận trường; nhược giáp; ảnh hưởng của thuốc giảm đau hoặc thuốc chống suy nhược; rối loạn ăn uống; hội chứng ruột kích thích và do có thai.[5]
    • Ngoài ra, còn có nhiều triệu chứng khác bao gồm: đi ngoài khó hoặc không thường xuyên, phân cứng hoặc nhỏ, cảm giác đi ngoài chưa sạch, bụng sưng to hoặc đau bụng; nôn mửa.[3]
    • Mỗi người đều có số lần đi ngoài khác nhau. Một số người đi 3 lần mỗi ngày, còn số khác thì cách 1 ngày đi 1 lần.[6] Nếu bạn để ý thấy số lần đi ngoài ít hơn thường lệ hoặc không đi nhiều hơn 3 lần mỗi tuần thì đây là dấu hiệu của táo bón.[7]
  2. Uống nhiều nước và ăn nhiều chất xơ trước khi sử dụng thuốc nhuận trường. Trước khi dùng lô hội và phương pháp trị liệu táo bón tại nhà, bạn cần phải uống nhiều nước, ăn nhiều chất xơ và thực hiện cả động tác gánh đùi (squat). Những việc này sẽ làm dịu chứng táo bón mà không cần dùng đến thuốc nhuận trường.
    • Uống thêm 2 đến 4 ly nước mỗi ngày. Bạn cũng có thể uống trà nóng hoặc nước ấm với chanh.[8]
    • Ăn thực phẩm nhiều chất xơ để giúp ích cho tiêu hóa. Hoa quả và rau củ là lựa chọn tốt nhất. Bạn cũng có thể ăn thêm mận khô và ngũ cốc cám để bổ sung nhiều chất xơ.[8]
    • Đàn ông nên bổ sung 30-38 gr chất xơ mỗi ngày, còn phụ nữ cần ít nhất 21-25 gr chất xơ.[9]
    • Ví dụ, 1 cốc phúc bồn tử có 8 gr chất xơ, còn 1 cốc mỳ ống làm từ lúa mạch nguyên cám có 6.3 gr chất xơ. Các loại đậu được cho là có nhiều chất xơ hơn, 1 cốc đậu đã bóc vỏ chứa 16.3 gr chất xơ và 1 cốc đậu lăng có 15.6 gr chất xơ. A-ti-sô và đậu xanh lần lượt chứa 10.3 gr và 8.8 gr chất xơ.[10]
    • Nếu bạn uống nhiều nước và tiêu hóa thực phẩm nhiều chất xơ mà vẫn không khỏi táo bón, hãy thử dùng phương pháp nhuận trường tự nhiên với lô hội.
  3. Tìm hiểu phương pháp nhuận trường tự nhiên từ lô hội. Bạn có thể dùng lô hội như một loại thuốc nhuận trường theo 3 hình thức: nước uống, dạng sệt hoặc viên uống. Ở bất kỳ hình thức nào thì lô hội cũng rất hiệu quả trong việc nhuận trường và chỉ nên dùng một lượng nhỏ chứ không dùng quá nhiều.[2]
    • Sản phẩm thuốc chiết xuất từ lô hội thường được lấy từ 2 bộ phận của cây để tạo ra gel (dạng sệt) và latex (nhựa). Gel lô hội có dạng trong suốt và sền sệt được lấy từ phần thịt bên trong lá. Nhựa lô hội có màu vàng gần sát vỏ.[2]
    • Một số sản phẩm lô hội được làm bằng cách nghiền nhỏ lá nên sẽ có cả chất nhầy sệt và nhựa.
    • Nhựa lô hội có thể ảnh hưởng đến thận; vì vậy, chỉ nên sử dụng một lượng nhỏ. Vì lo lắng về ảnh hưởng tiêu cực của lô hội khi được dùng làm thuốc nhuận trường, Cục Quản lý Dược phẩm Liên bang của Mỹ yêu cầu không được bán tràn lan thuốc nhuận trường có chiết xuất lô hội tại quầy thuốc từ cuối năm 2002.[2]
  4. Mua nước lô hội, gel hoặc viên uống. Nước lô hội, gel lô hội nguyên chất và viên uống lô hội thường rất dễ tìm ở các cửa hàng bán lẻ hoặc cửa hàng thực phẩm. Bạn sẽ cần pha trộn cả 2 loại vào một loại nước ép khác hoặc trà.[11]
    • Cửa hàng thực phẩm là nơi mà bạn có thể tìm được nước và gel lô hội nguyên chất 100%. Một số cửa hàng bán lẻ chuyên bán thực phẩm dinh dưỡng cũng có bán các loại sản phẩm này.
    • Siêu thị cũng có bán các sản phẩm đó, đặc biệt là nước lô hội.
    • Bạn nên nhớ mua gel lô hội nguyên chất chứ không phải loại để bôi khi bị cháy nắng. Sản phẩm đó không thể ăn được như gel lô hội nguyên chất.[11]
    • Viên uống nha đam có thể gây chuột rút. Tuy nhiên, bạn có thể mua thêm thảo mộc như nghệ hoặc trà bạc hà để tránh tác dụng phụ của thuốc.[11]
    • Bạn có thể mua viên uống lô hội ở quầy thuốc hoặc cửa hàng bán thực phẩm dinh dưỡng.
  5. Gặp bác sĩ. Nếu bạn bị táo bón trong 2 tuần hoặc hơn, hãy đến gặp bác sĩ. Việc này sẽ giúp bạn tránh khỏi nguy cơ tắc nghẽn ruột và bác sĩ cũng sẽ kê toa thuốc hiệu quả, an toàn giúp nhuận trường.
  6. Tránh bị táo bón. Nếu bạn đã hết táo bón và muốn tránh tình trạng không thoải mái này xảy ra thêm lần nữa, hãy thay đổi chế độ ăn uống và thói quen tập luyện. Những việc này sẽ giúp bạn tránh bị táo bón.[12]
    • Bạn nên đảm bảo có một chế độ ăn cân bằng với nhiều chất xơ từ hoa quả, rau củ và bánh mì hay ngũ cốc từ lúa mạch nguyên cám.
    • Uống ít nhất 1,5 đến 2 lít nước hoặc thức uống khác mỗi ngày.
    • Tập thể dục thường xuyên. Kể cả việc đơn giản như đi bộ cũng sẽ giúp ích cho ruột.

Trị Táo bón bằng Lô hội[sửa]

  1. Chuẩn bị để có nước hoặc gel lô hội. Hãy chuẩn bị lô hội dạng nước hoặc gel để dùng 2 lần mỗi ngày nếu bạn chọn thay thế cho viên uống. Việc này sẽ giúp bạn giảm táo bón sau vài ngày.[11]
    • Bạn sẽ cần uống 0,5 lít nước lô hội (khoảng 2 cốc) vào mỗi buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ.[11]
    • Mùi vị của nước lô hội hơi nồng. Nếu có thể chịu đựng được thì bạn cứ uống như vậy, nếu không thì pha thêm một ít nước hoa quả để làm loãng vị.[11]
    • Với gel lô hội, thì bạn cần 2 thìa súp (khoảng 30 ml) mỗi ngày pha với nước hoa quả yêu thích của bạn.[11]
  2. Dùng viên uống lô hội. Dùng viên uống 3 lần mỗi ngày cùng với thảo mộc hoặc trà nếu bạn chọn phương pháp này thay thế cho việc dùng nước hoặc gel lô hội. Cách này sẽ giúp bạn giảm táo bón sau vài ngày.[11]
    • Liều lượng cần là 1 viên uống 5g mỗi lần và 3 lần mỗi ngày.[11]
    • Dùng thêm thảo mộc như nghệ hoặc trà thảo mộc như bạc hà để giảm tác dụng phụ của viên uống lô hội.[11]
  3. Tránh dùng lô hội trong một số trường hợp. Không phải ai cũng nên dùng lô hội để nhuận trường. Nếu bạn có thai và đang cho con bú, nên tránh dùng lô hội. Trẻ em và người bị bệnh tiểu đường, bệnh trĩ, gặp vấn đề về thận và bệnh về đường ruột như triệu chứng Crohn nên tránh dùng lô hội.[2]
    • Bênh cạnh đó, người bị dị ứng với củ hành, tỏi hoặc hoa tulip không nên dùng lô hội.[13]
  4. Tìm hiểu tác dụng phụ của lô hội. Lô hội rất hiệu quả trong việc nhuận trường nhưng khi sử dụng thì không thể tránh khỏi một số tác dụng phụ như đau bụng và co thắt dạ dày. Vì vậy, bạn phải sử dụng đúng liều lượng và ngưng dùng sau 5 ngày.[13]
    • Sử dụng lô hội để nhuận trường trong thời gian dài có thể gây hậu quả nghiêm trọng với sức khỏe. Bên cạnh việc co thắt dạ dày, nó còn gây tiêu chảy, vấn đề về thận, tiểu ra máu, giảm kali, cơ bắp suy yếu, giảm cân và vấn đề về tim mạch.[2]
    • Thử dùng phương pháp nhuận trường khác như với chất xơ psyllium, lá tả diệp hoặc thuốc được chiết xuất từ lá này có bán ở quầy thuốc nếu bạn không muốn dùng lô hội. Cả 2 loại này đều có tác dụng nhuận trường nhẹ.[14][15]

Lời khuyên[sửa]

  • Thư giãn và giảm bớt căng thẳng cũng có thể giúp trị táo bón.

Cảnh báo[sửa]

  • Tránh tiêm lô hội vì nó có thể gây phản ứng nghiêm trọng.
  • Trẻ em, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú không nên ăn hoặc uống lô hội.
  • Không dùng lô hội nếu bạn bị dị ứng với bất kỳ giống cây nào thuộc chi Loa kèn như củ hành, tỏi hoặc tulip.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây