Trợ giúp:Liên kết giữa ngôn ngữ

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Những liên kết giữa ngôn ngữ (thường được gọi là liên kết liên wiki) nối một thuật ngữ hay bài viết ở VLoS đến bài cùng chủ đề ở một phiên bản ngôn ngữ khác trên Wikipedia.

Dùng thiết kế Monobook thì những liên kết này được liệt kê vào cột bên trái, dưới đề mục "ngôn ngữ khác". Trong thiết kế Classic thì ở đầu và cuối trang, rồi trong Cologne Blue thì ở đầu trang thôi. Những liên kết giữa ngôn ngữ coi giống liên kết ngoài, nhưng cú pháp của nó giống liên kết thường.

Cú pháp[sửa]

Liên kết bài tương đương[sửa]

Khi đang soạn thảo một bài về DNA và muốn tạo liên kết đến những bài viết tương đương ở Wikipedia tiếng Việt, tiếng Anh, bạn có thể sử dụng cú pháp sau (nên đặt ở cuối bài viết):

[[xx:Tên bài viết]]

Trong đó, xx là mã ngôn ngữ, thường có hai ba chữ theo tiêu chuẩn ISO 639. Thí dụ như phiên bản Wikipedia tiếng Anh là en, Việt là vi, Đức là de, Pháp là fr, Hoa là zh, Nga là ru, Nhật là ja v.v.

  • Những liên kết giữa ngôn ngữ là liên kết đặc biệt, không trình bày vào bài viết, nhưng được liệt kê vào danh sách "ngôn ngữ khác" thường ở cột bên trái (xem đoạn trước đây).
  • Bạn có thể bỏ những liên kết này vào chỗ nào trong mã nguồn của bài viết, nhưng nên bỏ vào cuối trang, sau nguyên văn của bài và danh sách thể loại.
  • Wikipedia liệt kê những liên kết giữa ngôn ngữ theo thứ tự trong mã nguồn của bài viết.
  • Khi sử dụng liên kết kiểu này, trang thảo luận của các bài liên kết cũng sẽ được nối với nhau.

Lưu ý: Đừng sử dụng liên kết liên wiki để nối với bài viết cùng wiki.

Liên kết thuật ngữ tương đương[sửa]

Trong bài viết thường, bạn có thể để cập đến nhiều thuật ngữ quan trọng ví dụ như câu "DNA là vật chất di truyền của tế bào" trong đó, bạn muốn tạo liên kết giữa thuật ngữ DNA tế bào với các thuật ngữ tương đương đã được viết trên Wikipedia. Khi đó, bạn sử dụng cú pháp sau để thực hiện liên kết

Thí dụ: [[:en:DNA]] được trình bày là en:DNA.

  • Cú pháp của kiểu liên kết này giống với liên kết bài tương đương trình bày ở trên, nhưng có sử dụng dấu hai chấm đằng trước mã ngôn ngữ.
  • Cùng với những liên kết như vậy, bạn có thể thể hiện với các từ biểu hiện khác nhau.

Thí dụ: [[:en:DNA|DNA (tiếng Anh)]] được trình bày là DNA (tiếng Anh).

  • Cú pháp liên kết này cần đặt đúng ở những vị trí thuật ngữ xuất hiện trong bài viết.

Cách sử dụng[sửa]

Theo dõi liên kết[sửa]

  • Nếu bạn cũng đóng góp vào phiên bản ngôn ngữ khác, xin hãy theo dõi những bài viết mới ở đấy. Nếu một bài mới ở đấy giải thích về một chủ đề đã có ở đây, thì có thể nối hai bài đó dùng liên kết giữa ngôn ngữ.
  • Nếu bạn liên kết đến phiên bản khác mà cũng có thêm liên kết giữa ngôn ngữ, xin hãy bỏ liên kết đến phiên bản Wikipedia tiếng Việt. Xin hãy đồng bộ hóa các danh sách liên kết giữa ngôn ngữ.

Liên kết đến trang chưa có[sửa]

Những liên kết đến wiki khác có màu khác với liên kết thường. Hơn nữa, màu của liên kết liên wiki không chỉ ra nếu trang hiện có hay không. Nếu trang chưa có thì liên kết đó sẽ trở đến trang trống. Xin hãy dời các liên kết liên wiki mà nối đến trang chưa có.

Các quyết định ở Wikipedia tiếng Việt[sửa]

Unicode[sửa]

Wikipedia có phiên bản theo nhiều ngôn ngữ khác nhau lắm. Nhiều ngôn ngữ không sử dụng chữ cái La Tinh, cho nên trình duyệt của bạn có thể không trình bày mọi liên kết đúng. Xin đừng dời những liên kết đề ௵௵௵௵௵, miễn là nó được liệt kê vào chỗ đúng thôi.

Vì ngày xưa có phiên bản Wikipedia không hiểu Unicode (như là phiên bản tiếng Anh), vẫn có nhiều liên kết giữa ngôn ngữ có chữ viết ra bằng mã, thay vì viết ra thẳng. Thí dụ: [[eo:Eŭropa Unio]]. Những liên kết này vẫn được trình bày bình thường, nhưng bây giờ có thể đổi nó thành chữ Unicode thẳng.

Trong trình duyệt Mozilla Firefox, có thể đổi nó dùng cách này:

  1. Chọn cái dòng có chữ bằng mã, rồi bấm Ctrl+C để chép nó.
  2. Mở lên tab hoặc cửa sổ mới, gõ vào địa chỉ data:text/html;charset=UTF-8,, rồi bấm Ctrl+V để dán nó vào. Sau đó, bấm Enter.
  3. Chọn cả nguyên văn mà được trình bày. Bấm Ctrl+C để chép nó.
  4. Trở lại đến cửa sổ đầu tiên, rồi bấm Ctrl+V để dán chữ bằng Unicode trong mã nguồn của bài viết.

Kiểu sắp xếp[sửa]

Khác với nhiều phiên bản khác, Wikipedia tiếng Việt liệt kê các liên kết giữa ngôn ngữ thẳng theo tên địa phương của ngôn ngữ, thay vì theo mã ISO. Bởi vậy, tiếng Nam Dương (tên là "Bahasa Indonesia"; mã là id) được liệt kê trước tiếng Anh ("English", en), thay vì đằng sau nó.

Nếu bạn có trở ngại về sắp xếp liên kết ở đây, bạn có thể tra cứu danh sách này:

aa, af, ak, als, am, ang, ab, ar, an, roa-rup, as, ast, gn, av, ay, az, id, ms, bm, bn, zh-min-nan, minnan¹, ban, jv, su, bug, ba, be, bh, mt, bi, bo, bs, br, bg, ca, cv, cs, ch, ny, sn, tum, cho, co, za, cy, da, de, dv, nv, dz, mh, et, na, el, en, es, eo, eu, ee, to, fa, fo, fr, fy, ff, fur, ga, gv, sm, gd, gl, gay, ki, gu, got, ko, ha, haw, hy, hi, ho, hr, io, ig, ia, ie, iu, ik, os, xh, zu, is, it, he, kl, kn, kr, ka, ks, csb, kw, rw, ky, rn, sw, kv, kg, ht, kj, ku, lo, la, lv, lb, lt, li, ln, jbo, lg, hu, mk, mg, ml, mi, mr, chm, mo, mn, mus, my, nah, fj, nl, cr, ne, ja, ce, no, nn, oc, or, om, ng, hz, ug, uz, pa, kk, pi, pam, ps, km, nds, pl, pt, ty, ro, rm, qu, ru, se, sa, sg, sc, sco, st, tn, sq, scn, si, simple, sd, ss, sk, sl, so, sr, sh, fi, sv, tl, ta, tt, te, th, vi¹, ti, tlh², tg, tokipona¹, tpi, chr, chy, ve, tr, tk, tw, udm, uk, ur, vo, fiu-vro, wa, wo, ts, ii, yi, yo, zh, zh-tw¹, zh-cn¹

¹ Xin đừng sử dụng mã ngôn ngữ này. ² Mã này không sẽ được liệt kê vào danh sách liên kết giữa ngôn ngữ đâu; chỉ được nối đến wiki nay dùng liên kết nội tuyến (inline).

Xem thêm[sửa]

Còn thắc mắc? Mời vào: