Trung hoa ngũ hành sử

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Trích Sử ký chương Tần thủy hoàng bản kỷ:

....”Thủy Hoàng xét việc năm đức lần lượt thay đổi nhau nên cho nhà Chu được “hỏa đức” nhà Tần thay đức nhà Chu thì phải theo cái đức mà “hỏa” không thắng được. Từ này là “thủy đức” bắt đầu: đổi đầu năm, việc triều cống, chúc mừng đều bắt đầu từ mồng một tháng 10. Áo, quần, cờ tiết, cờ mao đen, lấy số 6 làm đơn vị, các phù và các mũ đều dài sáu tấc, trục xe sáu thước, sáu thước làm một bộ, đi xe sáu ngựa, đổi tên sông Hoàng Hà là đức Thủy vì cho rằng “thủy đức” bắt đầu. Cai trị thì cứng rắn nghiêm nghị, gay gắt, sâu sắc, mọi việc đều dùng pháp luật để quyết định, khắc bạc, không dùng nhân đức, ân nghĩa. Có thế mới hợp với con số năm đức”....

- Những dòng trên cho thấy người Tần đã dùng dịch học để thể hiện các đặc tính của triều đại mình , 5 đức họ nói đến chính là Ngũ hành được vận dụng vào nhiều lãnh vực :

- hành Thủy , phương nước tức phương đối lập với hành hỏa phương lửa ở Xích đạo .

- màu đen đối với màu đỏ .

- mùa đông đối mùa Hạ .

- số 6 và 7 là 2 số đối trong Hà thư (đồ) theo trục bắc –nam , số 8 - 9 là trục đông –tây. Trong phần trích trên duy có thông tin nhà Chu đức Hỏa là sai với ngũ hành sở dĩ có sự lầm lẫn này vì âm ‘Chu’ cũng nghĩa là màu đỏ như vậy là thuộc hành ‘Hỏa’ , chính xác phải gọi là nhà Châu nghĩa là sáng như trong châu - ngọc vậy , nhà Châu ở phương tây , ông Cơ xương là Tây bá hầu ; tây biến âm của tư - tứ cũng nghĩa là sáng láng , nhiều thông tin lịch sử khác liên quan tới phương tây đều hàm ý sự sáng như Hạo , Chiêu , Bạch, bạc .v.v.. Sở dĩ vậy vì trong ngũ sắc thì phương tây là màu Trắng .

Rất có thể là 3 triều đại đầu của vương quốc Trung hoa không hề xưng danh , bản thân triều đại nào cũng chỉ xưng là ‘vua’ mà thôi ; các danh xưng Hạ Thương Chu là do những nhà viết sử đặt ra vì không định danh thì làm sao phân biệt và kết nối thành lịch sử .

Vua tổ nhà Hạ gọi là ông vũ hay đại vũ .

Vua khai sáng nhà Thương xưng là võ vương .

Vua lập nên nhà Chu lại cũng là vũ vương .

Vũ - võ chỉ là 1 và ‘vũ’ chính là ký âm từ ‘vua’ của Việt ngữ , việc thêm chữ vương nghĩa là vua vào sau chữ vũ cũng là vua chỉ ra : sử gia đã không xử lý chính xác các thông tin tư liệu , bản thân chẳng hiểu nghĩa từ ‘vũ’ là gì nên đã biến 1 danh từ chung chỉ thủ lãnh thành tên riêng của thủ lãnh ...; phải chăng đây là sự cố như bao sự cố dở khóc dở cười khác xảy ra khi chuyển thông tin từ kiểu chữ ‘đại triện’ sang kiểu chữ ‘tiểu triện’ ở thời Tần ?

Trong Lịch sử Trung hoa Không phải chỉ riêng nhà Tần được biểu hiện bằng những tính chất của Ngũ hành mà toàn thể lịch sử cổ đại đều như thế , tên gọi của cả 3 triều đại Hạ Thương Chu đều là những thuộc tính của ngũ hành : Tóm lược những đặc tính của ngũ hành thể hiện trong các lãnh vực :

Trước hết xin lưu ý là hành Kim và Thổ đã bị người Tàu hoán đổi vị trí , chi tiết xin đọc Dịch học họ Hùng nhưng để dễ dàng tiếp nhận cho người đọc ở đây vẫn dùng hệ ngũ hành đang biết :

- hành Thổ (Dịch học Tàu ) :

Trung tâm , không mùa , màu vàng , quân thiên , số Hà thư là 5-10 .

- hành Mộc :

Phương đông , mùa xuân ,màu xanh , thanh thiên , số Hà thư :3 – 8 . - hành Hỏa :

Phương nam ngày nay (xích đạo ) ,mùa hạ , màu đỏ , Viêm thiên ,số Hà thư : 2-7 .

- hành Kim ( Dịch học Tàu ):

Phương Tây , mùa thu , màu trắng , Hạo thiên , số Hà Thư  : 4 – 9 .

- hành thủy :

Phương bắc ngày nay , mùa đông , màu đen , Huyền thiên , số Hà Thư : 1 – 6 .

Nhà Tần thuộc hành thủy đã qúa rõ vì Sử ký đã chép đầy đủ những thuộc tính như màu đen , mùa đông số chủ đạo là số 6 ...ngoài ra dựa vào Ngũ hành do bản thân tên gọi các triều đại còn có thể đễ dàng nhận ra:

- Nhà Hạ thuộc hành Hoả : mùa hạ , hướng Xích đạo nhiệt đới , màu đỏ hay Đào Hồng , ,Viêm thiên , số HT: 2 - 7. Thần bản mệnh là Hoả thần Chúc Dung .v.v...

- Nhà Thương hành Mộc : màu xanh hay thanh - thương , muà xuân , phương đông , , Thanh thiên , số HT : 3 – 8 .

- Nhà Châu (sáng) hành Kim (DH Tàu) : màu trắng - sáng , Hạo thiên ( vùng trời sáng), mùa thu , phương tây ( tư- tứ : sáng ), số HT 4 – 9 .

Sử gia thời cổ Trung hoa đã dựa vào Nền tảng ngũ hành , căn cứ vào chính vị trí địa lý miền đất trung tâm của triều đại đó mà tạo ra tên gọi các triều đại ...nên chỉ với thông tin : nhà Tần đức thủy màu đen cũng đã đủ để khẳng định thời tiên Tần lãnh thổ Trung hoa không thể nào nằm ở bắc Hoàng hà được .

Các vùng của mặt phẳng phân theo Ngũ hành : Lưu ý : Lãnh thổ Trung hoa nằm trọn ở bắc bán cầu .

- Thnha.jpg

Vẽ theo quy tắc bản đồ hiện nay


Ứng dụng nguyên tắc ‘mặt phẳng ngũ hành ‘ vào thực địa Trung hoa :

Thnhb.jpg


Nước Cao dịch sang Hán văn là Sùng là tên nước vua Thành Thang tổ nhà Thương phong cho con thứ của mình , chính vì điều này mà người Canh còn có tên là người Keo ... ; chùa Keo ở Hà nội có tên chữ là Sùng Nghiêm .( xin được bàn chi tiết ở 1 bài khác )

Ngoài những thông tin mang tính cơ bản trên còn rất nhiều thông tin khác hỗ trợ cho luận thuyết lịch sử ‘ngũ hành ‘ này tiêu biểu như :

- thủ đô thứ 3 của nhà Hạ là Dương thành..., Dương thành nay còn sờ sờ ở Quảng châu sao không thấy nhà sử học nào để ý tới ???, đất Cối kê quay ra Nam hải nơi thờ Hạ vũ cũng vẫn còn đứng đó sao không ai đến vùng núi này tìm bản văn mà Tần thủy hoàng đã khắc ?.

- Tư liệu lịch sử nói rõ Vùng Giang tây xưa là lãnh thổ của Từ quốc , ‘Từ’ chỉ là tên dịch sang Hán văn chữ ‘Thương’ của Việt ngữ mà thôi nên chính xác nước ở đây là Thương quốc nước ở phía đông ...ấm ớ ‘từ’ biến thành ‘tây’ như trong giang tây thì chỉ có trời mới hiểu ...

- Qúy châu âm Hán Việt phát âm đúng ‘tiếng Tàu’ là Cùi Chu hay Kỳ Chu...đó là tên chính xác của đất tổ nhà Chu , dòng Châu giang vẫn lượn lờ bấy lâu không đủ làm bằng chứng cho sự tồn tại của ‘Trung hoa’ thời nhà Chu hay sao ?

- Tứ xuyên , Thục xuyên hay Xuyên thục và Tần xuyên chỉ là 1đất , tứ thục tần – tốn chỉ có nghĩa là phía tây , xuyên là sông chỉ phương nam ,đất tây nam này nơi vua Chu phong cho họ Đinh là cố tổ của Tần thủy hoàng ...., liên quan đến vua Chu và nhà Tần nhiều tư liệu nói đến việc vua Chu ban cho tần vương 1 chiếc trống đồng...hỏi vua Chu nếu ở Thiểm tây thì làm gì có trống đồng mà ban với tặng ?

Tóm lại còn rất rất nhiều thông tin liên quan đến “Tứ đại ” Trung hoa nếu đem so chiếu với Ngũ hành thì không còn cách nào khác là ....bắt buộc phải xem xét lại toàn bộ lịch sử từ thượng cổ tới ngày nay . Trước đây người viết bài này đã có lúc nghĩ .... phải viết lại 1 lịch sử khác cho Trung hoa nhưng nay ...thấy không cần như thế mà điều cần là phài ‘hiểu’ lại , hiểu cho đúng những gì đã có sẵn trong sách sử là đủ ./.

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này