Tứ tạng - tứ Linh

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Tứ Tạng – tứ Linh.

Dịch học người Tàu chuyển ngữ tứ Tạng thành tứ tượng .

Dịch học họ Hùng đã chỉ ra Luật sóng đôi hay lưỡng lập; tức khi đã có 1 lưỡng nghi thì đồng thời cũng có 1 lưỡng nghi sóng đôi với nó:

4 Tạng = 2 (2 ngôi)

Hán Tự : Tứ Tượng = 2 (Lưỡng Nghi)

1 lưỡng nghi là: Thái âm – Thái dương

1 lưỡng nghi là: Thiếu âm – Thiếu dương

Tut.jpg

Đồ hình 4 dạng hay Tạng

Về căn bản tứ tượng là biểu hiện 4 trạng thái của sự vật trong 1 chu trình tuần hoàn .

Quan niệm của dịch học họ Hùng ngược với Dịch học Tàu :

- Dương là những gì hữu hình , vì hữu hình nên hữu hạn được tượng trưng bởi vạch đứt – chấm đen , ngoài ra Dương cũng là sự cô đọng vật chất nghĩa là mật độ đậm đặc hơn , vật thể có trọng lượng nặng hơn , trong thang nhiệt độ là lạnh .

- Âm là những gì vô hình , như năng lượng vô hình nhưng vẫn tồn tại Dịch học tượng trưng bằng vạch liền – chấm trắng , Âm cũng là vật chất phát tán nên nhẹ , về nhiệt là sức nóng .v.v.


1 đơn vị của Tứ tượng được xác định bởi liều lượng và chiều vận đông của 2 thứ khí cơ bản là âm và dương :

- Thái Âm là thuần âm ,là vị trí khí âm đến đỉnh và bắt đầu đảo chiều vận động đi xuống hay giảm bớt , Dịch học gọi là âm tiêu và dĩ nhiên hễ âm tiêu thì dương trưởng .

- Thái Dương tương tự như thái âm nhưng ở tình trạng và chiều vận động ngược lại , Đây là vị trí khí âm đảo chiều bắt đầu đi lên , đặc biệt Thái dương được coi là nơi tiếp nối của 2 chu kỳ trước và sau .

- Thiếu âm về liều lượng thì khí âm nhiều hơn nhưng đang tiêu ,khí Dương đang trưởng .

- Thiếu Dương ngược lại với Thiếu Âm con số tuyệt đối là Dương nhưng Âm đang trưởng và Dương đang tiêu. Khái niệm Tứ tượng vận dụng vào chu kỳ sống của con người và vạn vật là  :

- Thiếu Dương là : ban sáng , mùa xuân khí trời mát mẻ , cây cối đâm chồi nảy lộc , mọi sinh vật hăng hái sống động .

- Thái Âm là : ban trưa , mùa hè , trời nóng nực vì mặt trời ở thiên đỉnh nên nguồn bức xạ tuôn xuống mặt đất mạnh mẽ nhất .

- Thiếu Âm là : ban chiều , mùa thu khí trời dịu , cây rụng lá là lúc vạn vật bắt đầu nghỉ ngơi .

- Thái Dương là : ban đêm, mùa đông , trời lạnh gía đây là lúc giao thời kết thúc chu kỳ trước và bắt đầu chu kỳ sau .

Thời thái cổ khi ngôn ngữ còn chưa phức tạp tổ tiên người Việt đã đánh dấu và đặt tên Tứ tượng bằng 4 từ mà vết tích còn có thể nhận ra ở ngày nay :

- Thiếu dương ban sáng mùa xuân là: rung tức động , sống động .

- Thái Âm ban trưa muà hè là : phồng nghĩa là trương nở lớn ra ở đây chỉ khí âm tức sức nóng đến cực đại .

- Thiếu Âm ban chiều mùa thu là : lì tức ù lì không hoạt động .

- Thái Dương ban đêm mùa đông là : quay nghĩa là trở đầu đảo chiều Âm Dương tiêu trưởng để bắt đầu 1 chu kỳ mới .

Xuất phát từ Dịch học 4 từ Việt ngữ của 1 vòng Âm Dương tuần hoàn trở thành Tứ linh trong văn minh Trung hoa .

1- Từ Rung - Long

Rung là động biến âm ra rồng trong tiếng Việt ngày nay ..

- Rung ký âm Hán tự là Lung , phát âm Hán Việt là Long . Điểu thú văn lấy con rồng làm dấu hiệu chỉ tượng Thiếu Dương ,phương Đông , mùa Xuân . Dịch học quan niệm phương đông là phương động cũng nghĩa là sống động , là phương của quẻ Chấn hay Thìn , Chấn là động và Thìn cũng là Rồng ,

2 – Từ Phồng – Phụng .

Phồng có những biến âm như Phùng như trong phùng mang trợn má ...,

Phỏng chỉ chỗ phồng lên do bỏng nhiệt .

Trong Điểu thú văn Phồng – phùng biến thành Phụng tức chim Phụng hoàng hay Phượng hoàng là thần điểu tượng trưng cho Thái Âm . Mặt trời ở trên cao được tượng trưng bởi loài chim thần , Phụng hoàng là chủ bầu trời chính là dấu hiệu vật thể tiên khởi của ký hiệu để rồi dần dần sau cùng biến thành ký tự hay chữ viết ngày nay .

3 – Từ Lì – Ly .

Động từ Lì chỉ sự bất động là đồng âm của từ Lửa , Hoa ngữ là Hoả , thần thú biểu tượng cho Thiếu Âm , phương tây mùa Thu thần thú biểu tượng là con LY – LỶ - LỬA , nguyên thủy là con ly – lửa , Hoa ngữ là Hỏa biến âm thành Hổ , Cả Việt và Hoa đều gọi là Hổ , Hổ là Hoả , hoả là lửa –lỉ – ly chỉ là một .

Tại sao Ly còn gọi là con Lân hay Kỳ Lân ?

Theo Phép phiên thiết Hán văn :

Lân tri = Ly

Người Hoa làm rớt mất âm ‘Tri’ để chỉ còn lại ‘Lân’ thế là con lửa hay Ly biến thành con Lân 1 thần thú thoát thai từ con vật thật là loài Hổ , người Hán đang cố gắng làm chuyện ....nhập nhèm biến Hổ thành sư tử khi mà dân Trung hoa ở nam Dương tử bé tới lớn có lẽ chỉ thấy con sư tử ở sở thú mà thôi .

Lân còn gọi là Kỳ lân có học ‘gỉa’ cố ý phịa ra ...Lân là con cái Kỳ là con đực như thế Kỳ Lân là 1cặp chứ không phải 1con thú ....thực ra Kỳ Lân cũng là Kỳ Ly , Ly –lửa ở đây cho ta thông tin về con Hổ loài thú được người LA coi như thần bản mệnh của dân tộc mình , hiện nay người dân ở chung quanh Côn Minh Vân nam vẫn rất kính trọng loài thú này , người La sách vở Tàu viết thành Liêu hay Liêu tử tên khoa học thường dùng là người Kadai , từ Kỳ chỉ đất Kỳ hay đầy đủ là Kỳ Chu – Cùi Chu cách đọc khác của Qúy châu ở miền tây nam Trung hoa , Kỳ chu nơi có Kỳ sơn cũng chính là tên đất gốc tổ của nhà Chu Trung hoa .Chỉ là tên 1 con thú mà người xưa đã ký thác cả tên đất và tên tộc người vào đấy hỏi không là thần sao được .

3 – Từ Quay – quy .

Nhiều đền thờ ở Việt nam vẫn dành vị trí trang trọng cho tượng chim Hạc đứng trên lưng Rùa tượng trưng cho trời và đất - âm và dương , con Rùa loài sinh vật rất tầm thường luôn sống ở sát mặt đất sao lại được coi trọng xếp vào hàng tứ linh ?

Trong văn minh sử Trung hoa thì con rùa có vị trí rất đặc biệt ; từ đời nhà Thương chữ đã được khắc trên mai và yếm rùa , mang chữ trên người con Rùa đã trở thành công cụ truyền bá văn minh , một nhiệm vụ hết sức cao cả không con vật nào có được vinh dự như thế .

Thái Dương là vị trí Âm tiêu đến cùng cực là số không và bắt đầu đi lên chính sự quay đầu của khí âm bắt đầu cho chu trình Âm Dương tiêu trưởng mới khiến cổ nhân chọn con Quy làm đại biểu cho tượng Thái Dương , chỉ có tên Quy là từ phát âm gần với Quay nhất không có con vật nào gần hơn nữa .

Trong văn minh Việt Tứ linh chỉ là 4 chữ của Điểu thú văn mà thôi .

Tứ Linh : Long –Ly - Quy - Phụng là biểu tượng sáng chói của nền văn minh Trung hoa , nó bàng bạc ở mọi nơi mọi chỗ trong đời sống từ đền thờ miếu mạo cho tới cái thiệp cưới ...điều không thể ngờ ; khó có ai dám nghĩ là : Long – Ly- Quy – Phụng thực ra chỉ là biến âm của những từ Việt chính gốc : rung –lì – quay – phồng ...những từ này xem ra ...rất tầm thường nhưng cái vỏ tầm thường dân giả Việt nam ấy bên trong lại chứa cái vô cùng vĩ đại là Tứ tượng của Dịch học , cái học uyên thâm tới nỗi bậc thánh nhân như Khổng tử mà phải than sao không sống lâu hơn để tìm hiểu suy gẫm thêm nữa .

Từ điều kì lạ mới biết này ta kết luận sao đây về nền văn minh Trung Hoa ???