Uống rượu bia bị đỏ mặt - coi chừng nguy cơ ung thư

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Bạn có biết lý do vì sao một số người uống rượu bia bị đỏ mặt?

Bạn có biết có bao nhiêu loại ung thư liên quan đến thức uống có cồn và lí do hình thành?

Xin mời đọc bài viết dưới đây, được viết bởi Tiến sĩ Aine McCarthy, đăng ở website của Viện Nghiên cứu Ung thư Anh quốc, để hiểu hơn về các vấn đề trên.

Rượu bia – ngàn năm uống, không có nghĩa là không có hại[sửa]

Một kệ trưng bày trong Bảo tàng Anh ở London ẩn mình một phiến hình nêm, 5.300 năm tuổi. Trên bề mặt của nó được là một trong những hình thức sớm nhất của ngôn ngữ viết trên thế giới.

Và đó là một văn bản ghi lại tỷ lệ làm bia của người Lưỡng Hà (Mesopotamia, vùng phía đông Syria, đông nam Thổ Nhĩ Kỳ, và tây nam Iran hiện đại).

Rõ ràng, mối quan hệ của con người với rượu bia đã trải dài hàng ngàn năm, nhưng một mối quan hệ lâu dài như vậy không đồng nghĩa là nó có lợi cho sức khỏe.

Chúng ta biết rằng rượu gây tổn hại đến sức khỏe của chúng ta bằng nhiều cách. Và những gì chúng tôi quan tâm nhất ở đây tại Viện nghiên cứu ung thư Anh là tác động của nó đối với nguy cơ ung thư.

Chúng tôi đã biết về những bằng chứng cho thấy nó gây ra bệnh ung thư. Nhưng chúng ta chưa khám phá được khoa học đằng sau cách rượu ảnh hưởng và thiệt hại các tế bào của chúng ta, và làm thế nào những điều này khiến các tế bào trong cơ thể chúng ta phát triển thành ung thư.

Những loại bệnh ung thư nào liên quan tới rượu?[sửa]

Có bảy loại ung thư liên quan tới rượu – ruột, thực quản (ống dẫn thức ăn), thanh quản, miệng, hầu họng (trên cổ họng), vú và gan. Ngoài ra còn có bằng chứng cho rằng uống nhiều rượu có thể liên quan tới ung thư tuyến tụy. Nhưng làm thế nào, và tại sao?

Theo Tiến sĩ Ketan Patel, một chuyên gia của Viện Nghiên cứu Ung thư Vương quốc Anh về cách thức rượu gây ung thư như thế nào: “Chúng tôi thực sự không biết. Chúng tôi hoàn toàn không hiểu lý do tại sao rượu gây ra một số bệnh ung thư nhất định.”

Tuy nhiên, cũng có một số cách giải thích.

Các bằng chứng tốt nhất chúng tôi có được cho ung thư miệng và cổ họng – nơi đồ uống có cồn trực tiếp gây tổn hại các tế bào.

Và, bởi vì rượu cũng làm tăng cơ hội phát triển xơ gan, nên nó được cho rằng làm tăng nguy cơ phát triển ung thư gan.

Ngoài ra còn có một số bằng chứng cho thấy, một số vi khuẩn nhất định trong miệng và cổ họng – và có lẽ ngay cả trong ruột – có thể liên quan đến việc rượu gây ung thư. Nhưng liên kết không rõ ràng và chúng tôi không biết chắc chắn, vì vậy chúng ta cần phải chờ đợi nhiều dữ liệu hơn.

Và, như chúng ta sẽ thảo luận dưới đây, có lý do chính đáng để nghĩ rằng tác động của rượu đến nồng độ hormone có thể là nguyên nhân đằng sau sự liên quan của nó với bệnh ung thư vú.

Trong khi có thể có một nhận thức rằng các nguy cơ sức khỏe của rượu chỉ áp dụng đối với người nghiện rượu nặng, nghiên cứu tiết lộ rằng không chỉ uống một lượng lớn rượu mới làm tăng nguy cơ phát triển ung thư – uống một lượng nhỏ cũng có thể gây hại.

Mặc dù chúng ta vẫn còn chưa biết nhiều về cách liên hệ rượu với các loại ung thư khác nhau, các nhà nghiên cứu đã bắt đầu tìm ra ít nhất là một trong những cách mà nó gây ra tác hại.

Uống rượu đỏ mặt – coi chừng![sửa]

Giống như hầu hết những thứ bạn ăn hoặc uống, rượu sẽ bị phân hủy bởi các tế bào của bạn.

Trong trường hợp của ethanol – tên hóa học của rượu chúng ta uống – cuối cùng nó sẽ bị phân hủy để tạo ra năng lượng.

Đầu tiên một loại enzyme gọi là alcohol dehydrogenase (ADH) chuyển ethanol thành acetaldehyde. Sau đó acetaldehyde bị phân hủy bởi một enzyme thứ hai, acetaldehyde dehydrogenase (ALDH), thành acetate để các tế bào của chúng ta có thể sử dụng như một nguồn năng lượng.

Đây là một quá trình tương đối đơn giản, được trang bị các cơ quan của chúng ta xử lý một cách dễ dàng. Vậy rượu bắt đầu gây hại ở bước nào?

Nguy cơ là ở chất trung gian – acetaldehyde.

“Ethanol tương đối không độc hại ngoài hậu quả là say rượu,” Ketan Patel nói. “Nó không trực tiếp gây tổn hại DNA. Nhưng khi cơ thể phá vỡ nó, nó được chuyển đổi thành một hóa chất độc hại, có hoạt tính cao được gọi là acetaldehyde. ”

“Và đó (acetaldehyde) là chất mà sự tích tụ của nó có thể gây ra những thay đổi dẫn đến ung thư.”

Để ngăn chặn sự hình thành acetaldehyde gây tổn thương DNA, tế bào người chứa ba enzyme ALDH – ALDH1A1, ALDH 2 ALDH1B1, sẽ nhanh chóng phá vỡ acetaldehyde thành acetate. Điều này có nghĩa rằng acetaldehyde thường không có thời gian để hình thành hoặc tồn tại xung quanh cho đủ lâu để gây thiệt hại DNA đáng kể.

Nhưng cơ chế bảo vệ này có thể bị quá tải khi rượu vào trong máu, có nghĩa là nó không hoạt động đúng.

Hơn thế nữa, các enzyme không phải là có sẵn cho tất cả mọi người. Một số người có những sai lầm hoặc những thay đổi trong mã di truyền của enzyme ALDH, làm cho chúng hoạt động sai lệch, vì vậy acetaldehyd có thể hình thành, gây thiệt hại DNA.

“Nó được gọi là đột biến đỏ mặt” Patel nói. “Nó đặc biệt phổ biến trong quần thể khu vực Đông Nam Á, ví dụ, gần 70% dân số Đài Loan có đột biến này.”

“Những người có enzyme ALDH đột biến trở nên ửng đỏ ở vùng mặt và rất thường xuyên cảm thấy rất mệt sau khi uống rượu.”

Rất may, các tế bào của chúng ta có chứa một lớp tiếp tục bảo vệ, dưới hình thức của một loạt các “bộ công cụ” có thể sửa chữa DNA bị hư hỏng (mà chúng tôi đã thảo luận với độ dài trong bài này).

Nhưng cả hai hệ thống có giới hạn của chúng, vì vậy tổn thương gen vẫn có thể xảy ra.

“Hầu hết các sinh vật – từ vi khuẩn đến con người – có hai hệ thống bảo vệ. Nhưng nếu bạn làm quá tải chúng, chúng sẽ không làm việc “, Patel nói. “Khi đó, acetaldehyde sẽ gây tổn thương gen và những thay đổi đó có thể dẫn đến ung thư.”

Mô hình “cái phễu” và những lý giải khác[sửa]

Bây giờ chúng ta hãy nhìn xem những gì đang xảy ra khi chúng ta uống 1 hoặc 2 ly. Để hình dung như thế nào rượu làm quá tải của chúng ta, hãy tưởng tượng bạn đang rót rượu – rượu vang đỏ – vào một cốc thông qua một cái phễu.

Nếu bạn chỉ đổ một lượng nhỏ vào phễu, rượu sẽ chảy xuyên qua.

Nhưng nếu bạn liên tục đổ rượu vào phễu, mà không dành thời gian để dừng lại hoặc tạm dừng, cái phễu sẽ tràn.

Tương tự như vậy, quá nhiều rượu ngăn chặn các enzyme ALDH và bộ máy sửa chữa DNA làm việc đúng cách, do đó hệ thống trở nên quá tải, dẫn đến tích tụ acetaldehyde, và từ đó có thể dẫn đến ung thư.

Trong khi điều này giải thích lý do tại sao một số bệnh ung thư – chẳng hạn như ung thư ruột và gan – có liên quan đến uống rượu, nó lại không thể giải thích tại sao các loại ung thư khác có lien quan đến việc uống thức uống có cồn dù ở hàm lượng nhỏ hơn nhiều.

Ví dụ, chúng ta biết rằng uống rượu ít vẫn làm tăng nguy cơ phát triển ung thư đường tiêu hóa trên, cụ thể là miệng, cổ họng và ung thư thực quản.

Một giả thuyết cho rằng có thể giải thích điều này là vi khuẩn, như chúng tôi đã đề cập trước đó. Người ta cho rằng các vi khuẩn trong miệng của chúng ta làm rất tốt việc chuyển ethanol thành acetaldehyde, dẫn đến nồng độ rất cao của acetaldehyde trong đường tiêu hóa trên, ngay cả khi chỉ với một lượng nhỏ của rượu.

Rõ ràng vẫn còn cần nghiên cứu nhiều hơn để thực sự hiểu và áp dụng được ý tưởng “cái phễu” diễn ra trong các mô khác nhau của cơ thể chúng ta, và với bao nhiêu bao nhiêu rượu là đủ để có thể gây ra ‘tràn’, cũng như lý do tại sao một số dạng ung thư có liên kết mạnh với rượu hơn những dạng khác.

Nhưng bên cạnh việc acetaldehyde gây thiệt hại cho gen, vẫn còn những cách khác mà rượu có thể dẫn đến ung thư.

Tổng kết[sửa]

Các thức uống có cồn (rượu bia) có liên quan đến tăng khả năng ung thư, điều đó đã được chứng minh rõ ràng.

Các loại ung thư liên quan mạnh nhất đến rượu bia là ung thư ruột, thực quản (ống dẫn thức ăn), thanh quản, miệng, hầu họng (trên cổ họng), vú, gan và tuyến tụy.

Cách thức gây bệnh của cồn vẫn chưa rõ hoàn toàn. Nhưng một trong những cơ chế được hiểu rõ nhất đến nay là do cồn trong rượu bia làm quá tải khả năng chuyển hóa cồn (ethanol) trong cơ thể, khiến tích tụ sản phẩm trung gian độc hại – acetaldehyde.

Ở những người mặt dễ đỏ khi uống rượu bia, do đột biến một gen quan trọng trong quá trình chuyển hóa cồn, khả năng tích tụ acetaldehyde tăng lên, do đó khả năng bị ung thư do thức uống có cồn cũng tăng lên.

Nếu không vì lí do bất khả kháng, hãy nói không với rượu bia, vì sức khỏe của bạn, và hạnh phúc của gia đình bạn.

Chịu trách nhiệm dịch thuật và nội dung: Nguyễn Cao Luân.

Rss.jpg
Mời bạn đón đọc các bài viết tiếp theo bằng cách đăng kí nhận tin bài viết qua email hoặc like fanpage Thuvienkhoahoc.com để nhận được thông báo khi có cập nhật mới.

Nguồn[sửa]

  • Ruy Băng Tím
  • Nguyễn Cao Luân. Nghiên cứu sinh, phòng Sinh học Phân tử & Tế bào, Phân khoa Khoa học cao cấp về Vật chất, Khoa Khoa học, Đại học Hiroshima, Nhật Bản.

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này