Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Vượt qua chứng nghiện thức ăn nhanh
Từ VLOS
Thức ăn nhanh đã và đang trở nên phổ biến trong chế độ ăn của nhiều người. Với những tranh cãi gần đây về ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của thức ăn nhanh, nhiều người đã bắt đầu tìm kiếm cách thức hiệu quả để thay đổi thói quen ăn uống này và chuyển sang những lựa chọn lành mạnh hơn. [1] Bất kể vì sao bạn chọn thức ăn nhanh, bạn cần hiểu rằng thói quen đó có thể thay đổi. Hãy dùng những mẹo dưới đây để giảm tiêu dùng thức ăn nhanh và hình thành thói quen ăn uống tốt hơn cho sức khỏe.
Mục lục
Các bước[sửa]
Hiểu về Nghiện ăn[sửa]
-
Thu
thập
nguồn
thông
tin
về
bệnh
nghiện
ăn.
Nếu
thực
sự
cảm
thấy
mình
mắc
chứng
nghiện
ăn,
hiểu
rõ
thế
nào
là
nghiện
ăn
và
tác
động
của
nó
đến
cuộc
sống
của
bạn
sẽ
rất
hữu
ích.
- Nghiện ăn có thể là một vấn đề nghiêm trọng. Thực phẩm nhiều đường và chất béo đặc biệt ngon miệng. Khi ăn, chúng kích thích sự sản sinh dopamine đến trung khu tưởng thưởng của não bộ, khiến bạn mong muốn ăn nhiều hơn để một lần nữa có được cảm giác hưng phấn đó.[2]
- Người mắc chứng cuồng ăn cảm thấy buộc phải nạp vào khối lượng thức ăn lớn hơn bình thường trong thời gian ngắn.[3] Dù có thể chán ghét với thói quen ăn uống của chính mình, họ vẫn không thể kiểm soát được chúng.[4] Nếu cảm thấy cần ăn lượng lớn thức ăn nhanh, kể cả khi sau đó, điều này đem lại cảm giác tồi tệ, hãy xem xét gặp chuyên gia sức khỏe tâm lý để trao đổi về khả năng mắc chứng cuồng ăn. Đây là chứng bệnh có khả năng điều trị cao.
- Dành thời gian tìm hiểu về bệnh nghiện ăn qua mạng. Rất nhiều nguồn thông tin trực tuyến có thể giúp bạn hiểu hơn về thói quen ăn uống của chính mình.
- Mua hoặc mượn từ thư viện một quyển sách về nghiện ăn. Dành chút thời gian để đọc và nghiên cứu.
-
Viết
lại
vấn
đề
với
thức
ăn
của
bạn.
Nhờ
đó,
chúng
trở
nên
chân
thật
hơn.
Viết
về
tần
suất
sử
dụng
thức
ăn
nhanh,
cảm
giác
hay
sự
khao
khát
với
thức
ăn
nhanh
và
theo
bạn,
việc
từ
bỏ
chúng
sẽ
khó
khăn
đến
dường
nào.
- Để hiểu rõ mức độ nghiêm trọng của chứng nghiện ăn của bạn, hãy tự hỏi liệu bạn có không thể làm chủ bản thân khi ở gần thức ăn nhanh hay không hoặc cảm xúc hay tình huống nào khiến bạn tìm đến chúng.[5]
- Đồng thời, đánh giá độ nghiền của bạn từ 1 tới 10 (1 là mức thấp và 10 là mức đặc biệt cao). Đánh giá này có thể thay đổi tùy theo tâm trạng nhưng nhờ đó, bạn có thể nhận biết thời điểm, sự kiện hoặc con người có thể ảnh hưởng đến đánh giá của bạn.
- Viết lại những loại thực phẩm cụ thể mà bạn cảm thấy nghiện. Đó có phải chỉ mỗi thức ăn nhanh không? Hay bạn nghiện cả "thức ăn rác" như kẹo, khoai tây chiên và soda?[5]
-
Đừng
bắt
đầu
ăn
kiêng
mà
hãy
thay
đổi
lối
sống.
Ăn
kiêng
truyền
thống
thường
không
có
hiệu
quả
lâu
dài,
đặc
biệt
là
với
bệnh
nghiện
ăn.[6]
- Bạn sẽ bỏ cuộc, dừng mua sản phẩm ăn kiêng hoặc cảm thấy chán nản và dừng lại. Hãy đặt mục tiêu thay đổi lối sống liên quan đến chứng nghiện ăn và đừng thực hiện ăn kiêng.
- Soạn thực đơn không bao gồm thức ăn nhanh hay thức ăn rác. Đảm bảo kích cỡ phần ăn và những món ăn vặt phù hợp để không bị đói vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày.
- Loại bỏ bất kỳ thực phẩm "châm ngòi" nào có trong nhà nếu chứng nghiện ăn của bạn còn bao gồm cả thức ăn rác. Nếu vẫn ăn nhiều dầu mỡ và đường (nguyên liệu chính của thức ăn nhanh) tại nhà, việc thay đổi thói quen sử dụng thức ăn nhanh sẽ trở nên khó khăn hơn.
Loại bỏ Thức ăn nhanh[sửa]
-
Chuẩn
bị
sẵn
những
bữa
ăn
chính
và
phụ
tốt
cho
sức
khỏe.
Đó
là
cách
tuyệt
vời
để
giảm
lượng
thức
ăn
nhanh
nạp
vào.
Thay
vì
ra
ngoài,
bạn
đã
có
những
bữa
ăn
lành
mạnh
được
chuẩn
bị
trước
và
sẵn
sàng
cho
sử
dụng.
- Mua hộp cơm trưa hoặc túi giữ nhiệt nhỏ nếu cần. Nhờ đó, bạn có thể tránh tạt vào cửa hàng thức ăn nhanh. Làm đầy chúng bằng những tùy chọn tốt cho sức khỏe như sữa chua, trái cây tươi hoặc cà rốt và sốt hummus có thể giúp bạn kiên trì với kế hoạch ăn uống hay kiểm soát cơn đói cho đến khi về nhà và dùng bữa chính.
- Giữ món ăn vặt tiện lợi, tốt cho sức khỏe như phần trái cây hay đậu trong túi, cặp hay xe của bạn.
- Ăn trong suốt cả ngày. Đừng bỏ bữa. Dùng một món ăn vặt tốt cho sức khỏe nếu cảm thấy đói. Khi vô cùng đói, bạn dễ có những lựa chọn tồi hơn.
-
Dừng
uống
soda.
Đây
có
thể
sẽ
là
thử
thách
lớn
nhất
với
nhiều
người.
Hãy
tránh
mọi
loại
soda.
Kể
cả
soda
ăn
kiêng
cũng
cần
tối
thiểu
hóa
trong
chế
độ
ăn
của
bạn.
Soda
ăn
kiêng
có
thể
khiến
cơ
thể
nhầm
lẫn
và
cảm
thấy
đói
dù
không
hề
cần
ăn.[7][8]
- Hướng đến 2 lít thức uống trong, không đường mỗi ngày. Đó có thể là nước lọc, nước có vị trái cây và thảo mộc, trà đá không đường hoặc cà phê khử caffein không đường.
- Nếu cảm thấy khó khăn, hãy tiến hành một cách chậm rãi. Bắt đầu giảm lượng soda bằng cách dùng một lựa chọn tốt cho sức khỏe hơn (như nước lọc hoặc trà không đường) để thay thế lúc này hay lúc khác. Tiếp tục thay thế dần soda bằng những thức uống khác cho đến khi soda được loại bỏ hoàn toàn.
-
Sử
dụng
cung
đường
khác.
Đôi
khi,
chỉ
chạy
xe
qua
(hoặc
biết
rằng
sẽ
chạy
qua)
cửa
hàng
thức
ăn
nhanh
yêu
thích
cũng
đủ
để
kéo
bạn
lại.
Dùng
đường
khác
để
đến
cơ
quan
hay
về
nhà
có
thể
giúp
bạn
loại
bỏ
thói
quen
tạt
vào
cửa
hàng
ăn
nhanh.
- Kiểm tra bản đồ trực tuyến. Nhiều chương trình cho phép thiết lập điểm đầu, điểm cuối hành trình và đưa ra nhiều gợi ý đường đi.
- Nếu không có đường khác, hãy thử dán ghi chú mang tính khích lệ trên xe. "Bạn có thể làm được!" hay "Hãy tập trung vào mục tiêu!" là những câu tuyệt vời giúp bạn đi thẳng về nhà.
-
Liệt
kê
lợi
ích
của
việc
loại
bỏ
thức
ăn
nhanh.
Từ
bỏ
thức
ăn
nhanh
có
thể
sẽ
không
dễ
dàng.
Tuy
nhiên,
một
danh
sách
những
điểm
tích
cực
để
tham
khảo
mỗi
khi
bị
hấp
dẫn
có
thể
sẽ
giúp
bạn
vượt
qua
cám
dỗ.
- Dành một tiếng (đây có thể là một phần trong hoạt động viết nhật ký của bạn) và lập danh sách tất cả lợi ích của từ bỏ thức ăn nhanh. Chúng có thể bao gồm giảm cân, tiết kiệm tiền, tăng cường năng lượng và sức khỏe.
- Giữ một bản trong túi xách hoặc ví, xe hay tại nơi làm việc. Xem lại mỗi khi muốn dùng một bữa ăn nhanh.
- Khi tiếp tục kiêng thức ăn nhanh, hãy viết về quá trình và những sự kiện tích cực đáng lưu ý trong lối sống, sức khỏe và chế độ ăn uống. Nhờ đó, danh sách của bạn sẽ được mở rộng.
-
Dùng
bữa
tại
những
nhà
hàng
tốt
hơn
cho
sức
khỏe.
Ăn
ngoài
là
hoạt
động
phổ
biến
nơi
công
sở.
Bạn
có
thể
nghỉ
ngơi
và
rời
bàn
làm
việc
30
đến
60
phút.
Nếu
thường
ghé
cửa
hàng
ăn
nhanh
cùng
đồng
nghiệp,
hãy
đưa
ra
đề
xuất
tốt
hơn
cho
sức
khỏe.
- Tìm kiếm những địa chỉ ăn uống gần chỗ làm. Kiểm tra thực đơn và xem xét liệu chúng có là lựa chọn tốt hơn cho bạn và đồng nghiệp.
- Cho đồng nghiệp biết bạn đang cố loại bỏ thói quen sử dụng thức ăn nhanh. Biết đâu đấy, có thể họ cũng muốn tham gia cùng bạn! Hãy cho những người xung quanh biết mục tiêu của bạn, nhờ đó, thay vì có những tác động không tốt, họ sẽ hỗ trợ bạn.
- Đồng ý ăn trưa ở ngoài chỉ một lần mỗi tuần. Nếu đồng bọn không muốn đổi chỗ ăn, hãy chỉ ăn ngoài một lần trong tuần. Nhờ đó, tối thiểu hóa những cám dỗ.
Xây dựng Chiến lược[sửa]
-
Lập
mục
tiêu
thực
tế.
Đề
ra
một
mục
tiêu
dài
hạn
để
hướng
tới
có
thể
sẽ
giúp
bạn
vượt
qua
thói
quen
sử
dụng
thức
ăn
nhanh
dễ
dàng
hơn.
Hãy
đảm
bảo
rằng
mục
tiêu
đặt
ra
là
thực
tế,
cụ
thể
và
khả
thi.
- Chia mục tiêu dài hạn thành những mục tiêu nhỏ hơn. Bạn có thể bắt đầu bằng cách thay đổi đường chạy xe vào thứ Hai hoặc lên kế hoạch ăn sáng tại nhà. Cố đạt nhiều mục tiêu cùng lúc có thể sẽ khó khăn.
- Thực tế trong việc đặt mục tiêu là rất quan trọng. Nếu cảm thấy không bao giờ đụng đến thức ăn nhanh nữa là bất khả thi, hãy hướng tới giới hạn khối lượng thức ăn nhanh bạn dùng. Bạn có thể cho phép bản thân dùng một bữa ăn nhanh mỗi tháng.
- Theo dõi tình hình thực hiện qua thời gian. Điều này giúp bạn có thêm động lực và duy trì phấn đấu vì mục tiêu dài hạn.
-
Mua
sổ
tay
hay
sổ
nhật
ký.
Dùng
nhật
ký
ghi
lại
bữa
ăn
và
các
món
ăn
vặt
trong
một
vài
ngày
(lý
tưởng
là
một
vài
ngày
trong
tuần
và
một
vài
cuối
tuần).
Điều
này
cho
phép
bạn
hiểu
rõ
hơn
khối
lượng
và
tần
suất
dùng
thức
ăn
nhanh
của
bạn.
[9]
- Đồng thời, ghi lại những tình huống thường dẫn đến lựa chọn thức ăn nhanh. Chẳng hạn như, bạn có tạt qua cửa hàng ăn nhanh và mua bữa sáng trên đường đi làm? Hay bạn có phải di chuyển rất lâu để về nhà và quyết định tạt vào để thưởng thức một bữa tối nhanh và thuận tiện?
- Ghi lại mọi tâm trạng hay cảm xúc có thể thúc đẩy bạn dùng hay muốn dùng thức ăn nhanh. Có thể nhận thấy rất nhiều ngày bạn không hề dùng thức ăn nhanh. Thức ăn nhanh thường được chọn tại những thời điểm căng thẳng, giận dữ hoặc thất vọng. Nhận biết mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về thói quen ăn uống này của chính mình.
- Không có thời gian cho nhật ký ư? Hãy tải phần mềm nhật ký ăn uống để được một phiên bản tiện lợi. Một phần mềm có thể truy cập được trên điện thoại bất kỳ lúc nào sẽ dễ dàng hơn cho bạn.
- Nghĩ về lý do khiến bạn dùng thức ăn nhanh. Cố gắng xác định nguyên nhân sâu xa dẫn đến chứng nghiện thức ăn nhanh là một bước quan trọng để thay đổi thói quen ăn uống này.
- Ghi lại cảm nhận của bạn sau khi dùng thức ăn nhanh. Có thể bạn sẽ cảm thấy hối hận, tội lỗi hay xấu hổ. Khi lưu ý và viết lại những cảm xúc tiêu cực, về sau, bạn có thể tham khảo chúng trước khi quyết định tái phạm. Nhớ lại bạn đã cảm thấy tồi tệ đến thế nào sau khi ăn có thể sẽ giúp bạn dừng lại.
-
Tính
toán
lượng
calo.
Nếu
chưa
từng
thử
tính
lượng
calo
nạp
vào
khi
sử
dụng
thức
ăn
nhanh,
có
thể
bạn
sẽ
phải
kinh
ngạc
bởi
lượng
tiêu
thụ
thực
tế
của
chính
mình.
Dành
một
ngày
và
kiểm
kê
toàn
bộ
calo
có
trong
bữa
ăn
nhanh
điển
hình
của
bạn.
Con
số
thu
được
có
thể
sẽ
đủ
lớn
để
tạo
động
lực
cho
bạn
dừng
lại.
[10]
- Thử tính độ dài quãng đường bạn phải chạy hoặc đạp xe để đốt cháy hết lượng calo mà bữa ăn đó đem lại. Thông thường, một bữa ăn nhanh đòi hỏi một khối lượng luyện tập đáng kể để có thể đốt cháy toàn bộ calo. Ví dụ như, bạn sẽ phải đạp xe một giờ đồng hồ ở tốc độ cao để đốt cháy 800 calo, tương đương nửa ổ pizza...
- So sánh lượng calo có trong bữa ăn nhanh và bữa ăn tương tự được chuẩn bị tại nhà. Điều đó sẽ giúp bạn nhận biệt sự chênh lệch calo đến từ bữa ăn nhanh.
-
Theo
dõi
chi
phí
cho
thói
quen
sử
dụng
thức
ăn
nhanh
của
bạn.
Một
trong
những
lợi
ích
của
thức
ăn
nhanh
là
chúng
khá
rẻ
-
đặc
biệt
là
với
những
món
trong
thực
đơn
với
giá
20.000
đồng
hoặc
thấp
hơn.
Kể
cả
với
những
món
ăn
này,
chi
phí
vẫn
có
thể
cộng
dồn
và
trở
nên
đáng
kể.
- Giữ lại hóa đơn và cộng dồn để biết số tiền bạn đã dùng cho thức ăn nhanh trong một tuần. Nó có thể nhiều hơn bạn nghĩ.
- Hãy để riêng từ 200.000 đến 400.000 đồng tiền mặt và theo dõi liệu số tiền đó sẽ tồn tại được bao lâu trong vòng một tuần. Quẹt thẻ khiến chi tiêu trở nên dễ dàng. Tiền mặt đôi khi sẽ giúp bạn cân nhắc hơn.
-
Lên
thực
đơn
hàng
tuần.
Chuẩn
bị
sẵn
thực
đơn
cho
cả
tuần
có
thể
giúp
bạn
tập
trung
và
làm
chủ
tình
hình
trong
cả
tuần.[11]
Bạn
sẽ
không
phải
lo
nghĩ
về
việc
nấu
gì
cho
bữa
trưa
hay
bữa
tối
-
chúng
đã
được
quyết
định
rồi!
- Dành từ một đến hai giờ trong thời gian rảnh để lên thực đơn. Hãy chắc rằng bạn cũng đã bao gồm bữa sáng và các món ăn vặt của từng ngày trong đó.
- Bao gồm công thức hoặc ý tưởng cho những bữa ăn nhanh, dễ thực hiện sẽ hữu ích cho cuộc sống bận rộn của bạn.
- Sau khi thực đơn đã được lên xong, liệt kê danh mục nguyên vật liệu tương ứng. Nhờ đó, bạn có thể không mua gì ngoài những thứ cần thiết.
-
Đi
chợ/siêu
thị.
Có
sẵn
thực
phẩm
tốt
cho
sức
khỏe
là
chìa
khóa
để
từ
bỏ
thức
ăn
nhanh.
Hãy
đi
chợ/siêu
thị
hàng
tuần
để
chuẩn
bị
cho
những
bữa
ăn
chính
và
món
vặt.
Nhờ
đó,
lựa
chọn
tốt
hơn
cho
sức
khỏe
luôn
sẵn
sàng
sử
dụng.
- Dự trữ protein không mỡ, trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và các sản phẩm ít béo từ sữa.
- Mua những sản phẩm có thể dùng ngay cần ít hoặc không cần nấu nướng và có thể sử dụng khi bận rộn. Chẳng hạn như, trái cây nguyên quả (như táo hoặc chuối), sữa chua, salad được cắt và rửa sạch, rau hoặc protein không mỡ nấu sẵn (như thịt gà nướng).
Thực hiện Chiến lược[sửa]
-
Xây
dựng
mạng
lưới
hỗ
trợ.
Bất
kỳ
thay
đổi
nào
trong
chế
độ
ăn
uống
cũng
có
thể
khó
khăn
-
đặc
biệt
là
khi
phải
từ
bỏ
thói
quen
đem
lại
cảm
giác
nghiện
ăn.
Nhóm
hỗ
trợ
có
thể
sẽ
cho
bạn
thêm
động
lực
và
dũng
khí
để
thực
hiện
những
thay
đổi
khó
khăn.
Nghiên
cứu
cho
thấy
nhiều
người
duy
trì
thay
đổi
tích
cực
lâu
hơn
nhờ
nhóm
hỗ
trợ.[12]
- Nhờ thành viên trong gia đình, bạn bè hay đồng nghiệp hỗ trợ bạn. Bên cạnh đó, hãy thử tìm hiểu liệu ai đó có muốn tham gia hành trình loại bỏ thức ăn nhanh cùng bạn hay không.
- Tìm hiểu những nhóm hay diễn đàn hỗ trợ trực tuyến mà bạn có thể đăng nhập trong ngày. Đó là cách tuyệt vời để có được sự hỗ trợ vào bất kỳ thời điểm nào.
-
Trao
đổi
với
chuyên
gia
dinh
dưỡng
và
bác
sĩ
chuyên
khoa
có
giấy
phép
hành
nghề.
Những
chuyên
gia
dinh
dưỡng
và
sức
khỏe
này
có
thể
giữ
vai
trò
then
chốt
trong
việc
giúp
bạn
hiểu
và
vượt
qua
thói
quen
sử
dụng
thức
ăn
nhanh.
Họ
được
đào
tạo
để
hỗ
trợ
bạn
từ
bỏ
thức
ăn
nhanh,
lên
kế
hoạch
ăn
uống
tốt
cho
sức
khỏe
và
cho
bạn
biện
pháp
đối
phó
với
chứng
nghiện
ăn.
- Nhờ chuyên gia dinh dưỡng hỗ trợ trong việc lên thực đơn, kỹ năng nấu nướng hoặc những kiến thức dinh dưỡng cơ bản để có được những kỹ năng cần thiết cho việc từ bỏ thói quen sử dụng thức ăn nhanh.
- Trao đổi với bác sĩ chuyên khoa có giấy phép hành nghề về chứng nghiện ăn của bạn và mọi vấn đề về ăn theo cảm xúc.
- Kiểm tra với bác sĩ điều trị chính hoặc bác sĩ khác để được chuyển đến chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ chuyên khoa có giấy phép. Họ có thể biết hoặc làm việc với một số người trong khu vực.
- Nếu ở Mỹ, hãy vào EatRight.org và dùng nút "Find an Expert" để tìm kiếm chuyên gia dinh dưỡng ở khu vực của bạn.
-
Viết
danh
sách
những
hoạt
động
có
thể
khiến
cơ
thể
cảm
thấy
dễ
chịu.
Khi
căng
thẳng
hoặc
bị
thôi
thúc
mạnh
mẽ
bởi
thức
ăn
nhanh,
danh
sách
hoạt
động
có
thể
làm
bạn
phân
tâm
và
bình
tĩnh
lại
rất
quan
trọng.
Hãy
để
chúng
trong
tầm
với
mỗi
khi
bị
cám
dỗ
bởi
thức
ăn
nhanh.
- Thử tham gia các hoạt động thể chất và tinh thần. Ví dụ như: đi bộ, dọn dẹp ngăn tủ, gọi điện cho bạn bè và gia đình, ghi nhật ký hay thưởng thức một quyển sách hay.
- Ngủ hoặc vùi đầu vào TV có thể sẽ không giúp bạn cảm thấy khá hơn. Bạn không hề giải quyết tận gốc vấn đề mà lựa chọn phớt lờ hoặc ngủ quên.[13]
- Cố nói không với đồ uống có cồn. Đồ uống có cồn chưa bao giờ là lựa chọn phù hợp để đối phó với chứng nghiện.[13]
- Viết lại cảm nhận của bạn. Dùng sổ tay hoặc nhật ký và viết cảm xúc của bạn, ảnh hưởng của chúng đến cảm giác đói bụng hay thèm ăn.
- Duy trì nhật ký có thể giúp bạn nhận định rõ tình huống và phân biệt giữa ăn theo cảm xúc và cơn đói thể chất.[14]
- Nhật ký cũng có thể giúp giải tỏa về mặt tinh thần, cho phép bạn trút hết tâm sự và cảm xúc vào những trang giấy.[15]
-
Thiền.
Nghiên
cứu
chỉ
ra
rằng
chỉ
vài
phút
thiền
cũng
có
thể
đem
lại
sự
tập
trung
và
bình
tâm,
hỗ
trợ
bạn
vượt
qua
cám
dỗ.[16]
Nó
cũng
có
thể
giúp
bạn
có
được
sự
bình
yên
trong
tâm
hồn
một
cách
dễ
dàng.
- Bắt đầu chỉ từ 5 đến 10 phút mỗi ngày - đặc biệt là khi bạn chưa từng tập thiền.
- Tìm bản ghi âm hướng dẫn thiền miễn phí trên mạng. Chúng có thể giúp bạn thiền dễ dàng hơn bằng cách tuân theo những mệnh lệnh nhẹ nhàng của bài hướng dẫn.
- Thử thiền động, bộ môn cho phép bạn tập trung vào một chủ thể nhỏ - hòn đá, trái cây hay đồ trang sức. Nhờ đó, tâm trí được lấp đầy trong lúc bạn cố gắng hiện hữu ở thực tại.
-
Làm
đầy
ngăn
đựng
thức
ăn,
tủ
lạnh
và
tủ
đông
với
thực
phẩm
tốt
cho
sức
khỏe.
Luôn
tích
trữ
những
món
đồ
tốt
cho
sức
khỏe
tại
nhà.
Nhờ
đó,
bạn
có
thể
nấu
những
bữa
ăn
giàu
dinh
dưỡng
mà
không
cần
ghé
cửa
hàng
trên
đường
về.
- Tích trữ nhiều thực phẩm tại nhà sẽ giúp bạn bớt căng thẳng trong vấn đề nấu nướng hay chuẩn bị bữa ăn. Bạn đã có được những điều cơ bản.
- Thành phần chính trong ngăn thực phẩm có thể bao gồm đậu, rau quả đóng hộp không muối, cá hộp, ngũ cốc nguyên hạt (như gạo nâu hoặc mỳ Ý từ bột nguyên cám) và các loại hạt.
- Tủ đông có thể bao gồm protein đông lạnh (như thịt gà hoặc cá), rau quả đông lạnh, ngũ cốc nấu chín đông lạnh (như gạo nâu hoặc diêm mạch) và bữa ăn ít calo đông lạnh (cho những buổi tối mà việc nấu nướng là bất khả thi).
- Thành phần chính trong tủ lạnh có thể gồm rau và trái cây cắt rửa sẵn, các loại nước sốt ít béo, trứng, sữa chua ít béo, pho mát và protein nấu sãn (như ức gà nướng).
-
Chuẩn
bị
món
mới.
Bất
kể
cảm
thấy
buồn
chán
trong
nấu
nướng
hoặc
cần
giúp
đỡ
để
có
được
một
bữa
ăn
lành
mạnh,
thử
công
thức
mới
đều
là
cách
tuyệt
vời
để
khám
phá
sự
đa
dạng
của
thực
phẩm
tốt
cho
sức
khỏe.
Hãy
thử
một
hoặc
hai
món
mới
mỗi
tuần.
- Bạn cần ý tưởng nấu nướng? Hãy thử mua một quyển sách dạy nấu những món ăn tốt cho sức khỏe, đọc những trang ẩm thực lành mạnh trực tuyến hoặc tham khảo công thức từ bạn bè và người thân.
- Nếu không có thời gian, hãy tìm công thức cần ít sự chuẩn bị và nấu nướng. Trong nhiều trường hợp, bạn có thể chỉ cần trộn thành phần thay vì bắt đầu chuẩn bị từng thứ một.
-
Chế
biến
lại
món
ăn
nhanh
yêu
thích
tại
nhà.
Bánh
mì
kẹp
và
khoai
tây
chiên
hay
gà
viên
chiên
giòn
đều
ngon
tuyệt
-
đó
chính
là
lý
do
vì
sao
từ
bỏ
thói
quen
sử
dụng
thức
ăn
nhanh
lại
khó
khăn
đến
vậy.
Hãy
cố
tạo
hương
vị
yêu
thích
tại
nhà
với
kỹ
thuật
nấu
nướng
tốt
hơn
cho
sức
khỏe.
Nhờ
đó,
bạn
được
"thưởng
thức"
một
cách
lành
mạnh
hơn.
- Nếu yêu thích khoai tây chiên, hãy thử nướng khoai tại nhà. Khoai tây ngọt cắt lát cũng có thể là thay thế tuyệt vời cho món khoai tây chiên. Đồng thời, chúng còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất![17]
- Gà tẩm bột bắp hoặc bánh quy xốp giòn nướng là phiên bản giòn, ít calo của món gà chiên hay gà viên chiên.
- Tìm trên mạng một vài công thức thay thế cho các món yêu thích của bạn. Bạn sẽ có được những ý tưởng tuyệt vời cho phiên bản tốt hơn cho sức khỏe của những bữa ăn nhanh phổ biến. Thử tìm kiếm "món thay thế thức ăn nhanh" để có được những lựa chọn tốt hơn cho món ăn nhanh yêu thích của bạn.
Ăn uống Lành mạnh ở Nhà hàng Thức ăn nhanh[sửa]
-
Đọc
thực
đơn
trực
tuyến.
Riêng
tại
Mỹ,
theo
luật,
bất
kỳ
nhà
hàng
nào
với
hơn
20
chi
nhánh
đều
phải
có
thực
đơn
trực
tuyến
và
thực
đơn
tại
cửa
hàng
thể
hiện
thông
tin
về
dinh
dưỡng.[18]
Hãy
xem
qua
thực
đơn,
xác
định
những
lựa
chọn
ít
calo
và
chất
béo
hơn.
- Chọn món trước khi đi. Điều này sẽ giúp bạn tránh được những cám dỗ từ việc xem lại thực đơn hoặc nghe người khác gọi món.
- Một số nơi thậm chí có "máy tính bữa ăn", cho phép bạn chọn nhiều món khác nhau và cung cấp thông tin về calo cũng như những thông tin dinh dưỡng khác.
-
Chọn
nướng
thay
vì
chiên.
Thức
ăn
chiên
thường
chứa
nhiều
calo
và
chất
béo
hơn.
[19]
- Lựa chọn bánh mì kẹp gà nướng hoặc gà viên nướng thay vì gà chiên.
-
Tránh
bữa
ăn
trọn
gói.
Lượng
calo
tính
được
có
thể
sẽ
rất
cao
khi
bạn
dùng
một
bữa
ăn
kết
hợp
-
khoai
tây
chiên,
bánh
mì
kẹp
và
nước
uống.
Thay
vào
đó,
hãy
chỉ
gọi
bánh
mì
kẹp
để
có
lượng
calo
nạp
vào
thấp
hơn.
- Chọn món từ thực đơn "à la carte" (thực đơn gọi món lẻ) để tránh bữa ăn trọn gói.
- Từ chối nâng cấp "cỡ lớn" hoặc phần ăn lớn hơn.
-
Lựa
chọn
phần
ăn
tốt
hơn
cho
sức
khỏe.
Nhiều
nhà
hàng
ăn
nhanh
đã
và
đang
phản
ứng
lại
mong
muốn
có
được
lựa
chọn
tốt
hơn
cho
sức
khỏe
của
người
tiêu
dùng.
Họ
thậm
chí
còn
cung
cấp
những
thực
đơn
"lành
mạnh
hơn",
hướng
bạn
đến
bữa
ăn
ít
calo
hơn.[20]
- Thử dùng salad với gà nướng hoặc gà cuộn nướng. Dùng phần ăn nhỏ với ít sốt hoặc nước chấm để giữ calo ở mức thấp.
- Nếu dừng xe mua bữa sáng, hãy thử dùng bột yến mạch, sữa chua trái cây hoặc một ổ mì kẹp lòng trắng trứng và pho mát.
- Chọn bánh mì kẹp cùng rau củ hoặc trái cây thay vì khoai tây chiên truyền thống.
Lời khuyên[sửa]
- Từ từ loại bỏ từng món ăn không tốt cho sức khỏe là cách cắt giảm nhẹ nhàng thức ăn rác ra khỏi chế độ ăn của bạn. Vội vã cắt giảm mọi món ăn không lành mạnh cùng một lúc có thể dẫn đến những triệu chứng không dễ chịu như đau đầu, khó chịu và khiến bạn dễ nản lòng.
- Cân nhắc thiết lập quy tắc khiến thức ăn nhanh trở nên ít tiện lợi hơn. Chẳng hạn như, nếu ở xa, chỉ cho phép bản thân đi bộ đến cửa hàng. Nhờ đó, bạn chẳng những có được một cuốc đi bộ tốt cho sức khỏe mà còn khiến việc nấu ăn dường như dễ dàng hơn lựa chọn nhanh và dầu mỡ kia.
- Gắn con số với thói quen ăn uống có thể sẽ giúp thực tế trở nên rõ ràng hơn. Ước tính hoặc theo dõi chi phí sử dụng và lượng calo tiêu dùng cho thức ăn nhanh trong tuần hay tháng--bạn sẽ phải sốc với kết quả thu được.
- Thực hiện điều chỉnh một cách chậm rãi, từng bước một (chẳng hạn như, bắt đầu bằng cách từ bỏ khu ẩm thực vào giờ trưa hoặc tránh ăn vặt giữa các bữa ăn). Hãy thực hiện những thay đổi nhỏ nhưng thiết thực và sau đó tiếp tục với những điều tham vọng hơn. Nhớ rằng bạn muốn có một lối sống hoàn toàn khác.
- Nếu bạn và người quen nghiện thức ăn nhanh, các bạn cần cùng nhau từ bỏ nó. Nhờ đó, bạn ít bị hấp dẫn khi thấy ai đó dùng bánh mì kẹp ngay trước mặt.
- Tìm nhóm hoặc mạng lưới những người có lối sống lành mạnh để được hỗ trợ vượt qua giai đoạn quan trọng trong đời này.
- Đọc "Eat This, Not That" để so sánh thức ăn nhanh và được gợi ý những lựa chọn "tốt hơn" cho bạn.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ http://www.techtimes.com/articles/24368/20150102/fast-food-still-as-unhealthy-as-ever.htm
- ↑ http://www.scientificamerican.com/article/is-obesity-an-addiction/
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/binge-eating-disorder/basics/symptoms/con-20033155
- ↑ https://www.nationaleatingdisorders.org/binge-eating-disorder
- ↑ 5,0 5,1 http://foodaddiction.com/step-1/
- ↑ http://foodaddiction.com/food-plan/
- ↑ http://health.clevelandclinic.org/2014/10/3-reasons-you-should-kick-your-diet-soda-habit/
- ↑ http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/nutrition-and-healthy-eating/expert-answers/diet-soda/faq-20057855
- ↑ http://www.webmd.com/diet/20080708/keeping-food-diary-helps-lose-weight
- ↑ http://www.webmd.com/diet/lose-weight-fast-how-to-do-it-safely
- ↑ http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/nutrition-and-healthy-eating/in-depth/menu-planning/art-20048199
- ↑ http://www.apa.org/topics/obesity/support.aspx
- ↑ 13,0 13,1 https://www.psychologytoday.com/blog/shrink/201206/five-strategies-overcoming-emotional-eating
- ↑ http://healthland.time.com/2012/03/19/5-tips-to-overcome-emotional-eating/slide/keep-a-journal/
- ↑ <http://healthland.time.com/2012/03/19/5-tips-to-overcome-emotional-eating/slide/keep-a-journal/
- ↑ http://www.sparkpeople.com/blog/blog.asp?post=food_addiction_is_real_and_6_ways_to_deal_
- ↑ http://nutritiondata.self.com/facts/vegetables-and-vegetable-products/2667/2
- ↑ http://www.fda.gov/Food/IngredientsPackagingLabeling/LabelingNutrition/ucm248732.htm
- ↑ http://www.webmd.com/diet/10-foods-that-are-health-horrors
- ↑ http://www.prevention.com/food/healthy-eating-tips/what-nutritionists-eat-fast-food-restaurants?slide=6