Vắc-xin phòng AIDS: Thành công của công nghệ gene?

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Sau hai thập kỷ, loài người vẫn chưa thể ngăn chặn sự lan truyền của bệnh do virus HIV. Tác hại của HIV - AIDS không chỉ đơn thuần là vấn đề sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân cùng gia đình họ mà còn là thiệt hại về kinh tế cùng những vấn đề xã hội.

Những cố gắng trong tuyên truyền, vận động đã phần nào thay đổi nhận thức của con người về nguyên nhân bệnh (virus HIV), con đường nhiễm bệnh, truyền bệnh và thái độ của cộng đồng đối với những bệnh nhân HIV-AIDS là tiền đề giúp chúng ta hạn chế sự lây lan của căn bệnh chết người này.

Vác-xin phòng bệnh có thể được coi là giải pháp hoàn hảo nhất cho tất cả những vấn đề trên và là mục tiêu của nhiều trung tâm nghiên cứu trên toàn thế giới. Một trong số những trung tâm đó chính là nơi làm việc của Giáo sư Ralf Wagner cùng các đồng nghiệp tại Viện vệ sinh và vi sinh vật học thuộc đại học Regensburg. Một trong những thử thách đối với những nhà khoa học là khả năng biến đổi mạnh mẽ của bộ gene virus hay nói cách khác, virus HIV có khả năng đột biến mạnh mẽ - đặc tính này đã tạo cho virus khả năng kháng lại hệ thống phòng vệ của cơ thể. Tập thể nghiên cứu của giáo sư Ralf Wagner đã tìm cách chống lại virus dựa vào chính bộ gene của nó.

Để phát huy tác dụng kháng virus, vắc-xin phải chuẩn bị cho hệ thống phòng vệ khả năng kháng virus HIV nhanh chóng ngay khi chúng xâm nhập vào cơ thể. Tuy nhiên, để thực hiện được, cơ thể phải nhận biết được virus thông qua trí nhớ miễn dịch. Đối với virus HIV, các thành phần kháng nguyên thường xuyên thay đổi do đột biến. Thêm vào đó, những đột biến lại thường "đi trước một bước" trước khi hệ thống phòng vệ nhận ra chúng. Đây chính là cơ sở của sự đa dạng các chủng virus. Một khó khăn khác là virus HIV gây bệnh do tấn công chính những tế bào có chức năng trong quá trình đáp ứng miễn dịch.

Nhóm nhà khoa học tại đại học Regensburg (CHLB Đức) đang nghiên cứu vắc -xin mang một số gene của virus HIV. Theo các tác giả, những gene này quyết định quá trình tổng hợp cả 9 thành phần cấu tạo của virus khi virus xâm nhập vào tế bào của vật chủ (những thành phần này sau đó sẽ được "lắp ráp" để hình thành virus mới có khả năng gây nhiễm). Nhiều phương pháp thử nghiệm khác nhau nhằm giúp cơ thể "làm quen và nhận dạng" virus đang được tiến hành. Một trong những phương pháp này là tiêm trực tiếp một mẫu gene virus đã được chọn lựa vào cơ thể vật chủ. Mẫu gene này được gọi là "DNS vaccine". Trong một thử nghiệm khác, các gene của virus HIV được đưa vào virus dùng để sản xuất vác-xin đậu mùa v.v. Dựa vào thông tin di truyền, những thành phần không có hại (thực chất là các protein vô hại) của virus sẽ hình thành trong tế bào vật chủ. Tuy nhiên, hệ thống miễn dịch sẽ nhận biết và coi những protein vô hại này như những "kẻ xa lạ" và sản xuất kháng thể chống lại những "kẻ xa lạ" đó. Điều kiện tiên quyết là cơ thể phải nhận ra được thông tin di truyền một cách nhanh chóng và chính xác - đây chính là kết quả quan trọng mà nhóm nghiên cứu đã đã đạt được. Với công nghệ tổng hợp gene (gene synthesis technology), vác-xin chống HIV với độ an toàn cao và ít ảnh hưởng phụ có thể được tổng hợp.

Trong hai thử nghiệm lâm sàng trên 40 người khỏe mạnh tại Luân Đôn Lausanne, vắc-xin đã có tác dụng tạo phản ứng bảo vệ và không có phản ứng phụ. Thế hệ thứ hai của loại vắc-xin có khả năng ứng dụng này đang được nghiên cứu. Một dự án nghiên cứu làm biến đổi về di truyền vắc-xin đậu mùa do 13 đối tác tại Châu Âu, Mỹ Canada cùng với hãng Sanofi-Pasteur đang được tiến hành. Mục tiêu của dự án là đưa vào thử nghiệm lâm sàng ở mức rộng hơn trong vòng 5 năm tới.

Nguyễn Bá Tiếp. Các bài khác


Xem thêm[sửa]

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này