VLOS:Cẩm nang về văn phong

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Những tài liệu liên quan đến dự án > Cẩm nang về văn phong

Một trong những nguyên tắc và phương châm hoạt động của Wikipedia Tiếng Việt là:

Tuân theo thông lệ -Dự án biên soạn từ điển bách khoa Wikipedia Tiếng Việt này hoàn toàn không có một trụ sở biên soạn nào cả. Tất cả mọi thao tác đều được thực hiện dựa trên sự đóng góp tình nguyện của các thành viên tham gia trên toàn thế giới. Để tránh lộn xộn và hệ thống hóa các bài viết, mọi thành viên tham gia được khuyến khích tuân theo các thông lệ mà cả cộng đồng đã xây dựng.

Những quy tắc nêu dưới đây nhằm giúp đạt được một sự thống nhất trong các bài viết của Wikipedia Tiếng Việt.

Tên bài viết[sửa]

Xem thêm VLOS:Cách đặt tên trang

Tên bài viết cần ngắn gọn, đúng chính tả tiếng Việt và ngữ pháp tiếng Việt, và phù hợp với nội dung bài viết.

Cấu trúc bài và Đề mục[sửa]

Bài viết nên được cấu trúc theo dạng bắt đầu bằng một định nghĩa hay một đoạn văn giới thiệu ngắn và bao quát về đề tài. Tiếp theo là các ý phát triển theo từng đề mục. Cuối cùng là các nguồn tham khảo, liên kết ngoài, xem thêm, tạo thể loại và liên kết đến phiên bản Wikipedia ngôn ngữ khác.

Các đề mục được viết bằng mã wiki dưới dạng

==Tên đề mục==

Các tiểu đề mục được thêm các dấu "=" như

===Tiểu đề mục===
====Tiểu tiểu đề mục====

Dùng chữ đậm[sửa]

Chữ đậm được viết bằng mã wiki như sau:

'''chữ đậm'''

Một số trường hợp dùng chữ đậm:

  • Tên của chủ đề bài viết, ở phần định nghĩa mở đầu, thường chỉ viết đậm một lần đầu.

Dùng chữ nghiêng[sửa]

Chữ nghiêng được viết bằng mã wiki như sau:

''chữ nghiêng''

Một số trường hợp dùng chữ nghiêng:

  • Từ vay mượn từ tiếng nước ngoài
  • Trích dẫn một câu nói hay nguyên văn một tác phẩm
  • Tên của một cuốn sách, một bản kịch, một cuộn phim, tác phẩm... (nếu không viết giữa hai ngoặc kép)

Nêu nguồn tham khảo[sửa]

Xem thêm: Wikipedia:Chú thích nguồn gốc

Chất lượng thông tin phụ thuộc vào khả năng có thể kiểm chứng hay tham khảo sâu thêm về thông tin đó. Do vậy, các bài viết trong Wikipedia tiếng Việt được khuyến khích đưa ra các nguồn sách vở, hay liên kết đến mạng bên ngoài, để giúp độc giả kiểm chứng nội dung và khám phá thêm về chủ đề của bài viết. Điều này cũng đòi hỏi tác giả viết bài cần tham khảo thu thập thông tin, có thể là nhiều khía cạnh, nhiều xu hướng, từ nhiều nguồn khác nhau.

Nguồn tham khảo trên sách vở có thể viết dưới đề mục ==Tham khảo==. Nguồn tham khảo liên kết đến các trang mạng khác có thể viết dưới đề mục ==Liên kết bên ngoài==. Các bài đã có trong Wikipedia tiếng Việt giúp tìm hiểu sâu thêm về đề tài có thể liệt kê dưới đề mục ==Xem thêm==.

Chính tả tiếng Việt[sửa]

Mọi nội dung văn bản đưa vào Wikipedia tiếng Việt cần tuân thủ đúng chính tả và ngữ pháp tiếng Việt.

Đặt dấu thanh[sửa]

Với các khó khăn khi đặt dấu thanh trong tiếng Việt, xin xem thêm bài chính tả Tiếng Việt.

I và Y[sửa]

Trừ tên riêng, cách dùng hai chữ i-ngắn y-dài như sau.

  1. Dùng i-ngắn với các phụ âm H-, K-, L-, M-, T-.
  2. Dùng y-dài cho từ Hán-Việt với âm này đứng riêng lẻ.
  3. Dùng i-ngắn cho từ thuần Việt với âm này đứng riêng lẻ.

Dấu hỏi hay dấu ngã[sửa]

Với các khó khăn khi phân biệt hai dấu hỏi ngã, xin mời tham khảo bài viết của nhà ngôn ngữ học Đoàn Xuân Kiên hiện đang cư ngụ tại Anh Quốc.

Dùng chữ hoa[sửa]

Chứ viết hoa được dùng cho:

  • tên riêng, bao gồm tên người (ví dụ: Nguyễn Du), địa danh (ví dụ: Hà Nội), tên tổ chức (ví dụ: Liên Hiệp Quốc)
  • phương hướng (ví dụ: gió Đông, phía Tây, hướng Nam, miền Bắc).
  • đầu câu.

Ngày giờ[sửa]

  • Ngày tháng theo định dạng Thứ ttt, ngày nn tháng tt năm nnnn.
Ví dụ: Thứ hai, ngày 25 tháng 12 năm 2005.
  • Ngày tháng viết tắt theo định dạng nn/tt/nnnn.
Ví dụ: 25/12/2005.
  • Giờ theo định dạng gg:pp:gg
Ví dụ: 15:25:30.

Xem thêm[sửa]

Còn thắc mắc? Mời vào: