Venice

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Giới thiệu chung[sửa]

Venice còn được gọi là Miền đất yên bình, Nữ hoàng của miền Adriatic, Thành phố của kênh rạch và lâu đài. Mọi thứ ở Venice đều có đôi: đất đi liền với nước, lịch sử lâu đời và tương lai bất ổn, duyên dáng nhưng u buồn. Thế giới sẽ nghèo nàn hơn nếu vùng đất này chìm xuống làn nước biếc.

Trong hàng nghìn năm, Venice là một trong những hải cảng sầm uất nhất châu Âu. Ngày nay, ánh hào quang ấy đã phai mờ khiến người dân thành phố phải nuối tiếc về một thời oanh liệt đó, nhất là khi thế giới vẫn biết đến lịch sử của Venice. Nếu hoà vào dòng người đông đúc trên đường phố chật hẹp, du khách sẽ nghĩ Venice (có diện tích 458 km2 và 63.000 dân) là bản sao hoàn hảo của địa ngục. Nhưng đã thoát ra khỏi nơi đó, họ sẽ được chiêm ngưỡng vẻ quyến rũ kỳ diệu, với những nhà thờ nhỏ mang phong cách kiến trúc baroque bao quanh thành phố. Venice được xây dựng trên 117 đảo nhỏ, 150 kênh rạch và 409 cây cầu, chia thành 6 khu di tích (sestieri) là: San Marco, Dorsoduro, San Polo, Santa Croce, Cannaregio Castello. Cuộc sống vận hành nhịp nhàng quanh 6 khu di tích này. Vùng nước nông Laguna Veneta có nhiều đảo như Murano, Burano và Torcello. Đê chắn sóng ở phía đông có tên là Lido di Venezia, dài 10 km.

Venice nhộn nhịp quanh năm, đặc biệt là mùa xuân, tháng 9 và 10. Phòng trọ cũng được đặt hết trong dịp Giáng sinh, Năm mới và lễ hội Carnevale vào tháng 2. Mùa hè là thời gian kinh khủng nhất: luôn đông đúc, ngột ngạt và nóng ẩm. Thời gian lý tưởng để thăm Venice là từ cuối tháng 3 đến tháng 5, những ngày mùa xuân phong quang, sáng sủa.

Một góc thành phố Venice

Lịch sử[sửa]

Những hòn đảo của Venice có người ở từ thế kỷ 5 và 6, khi dân tị nạn bị xua đuổi ra vùng đất nhiều kênh rạch. Họ xây làng mạc nổi trên mặt nước, với những bè gỗ trôi trên vùng đất cái, đặt nền móng cho những lâu đài nổi hiện nay. Có ý kiến cho rằng, thành phố này được khai sinh ngày 25/3/421, nhưng có rất ít tài liệu chứng minh được quan điểm này.

Nơi tập trung nhiều người ở nhất là Rivo Alto (sau đó đổi thành Rialto) và Venice dần xây dựng nền cộng hoà. Họ triều cống Byzantine (vương quốc La Mã phương Đông) và vị tổng trấn đầu tiên được bầu vào năm 697. Venice phát triển nhanh chóng, cùng với sự cạnh tranh của các thành phố có điều kiện tự nhiên tương tự như Genoa. Dù có nhiều trận chiến đẫm máu và hoà ước, hải quân của hai thành phố vẫn bám đuổi nhau trên khắp Địa Trung Hải cho tới khi Venice giành chiến thắng tại trận Chioggia năm 1380. Venice hướng vào lục địa, đòi quyền tự chủ và được cung cấp thêm dân vì dân số của Venice giảm nhiều sau trận dịch hạch năm 1348. Thương mại tiếp tục phát triển nhưng Venice mất địa vị thống trị khi người Thổ Nhĩ Kỳ chiếm Constantinople năm 1453.

Theo tiến trình lịch sử, các vùng đất dần hình thành quốc gia dân tộc và đế chế. Thổ Nhĩ Kỳ nhanh chóng mở đường vào Địa Trung Hải, giành đảo Síp năm 1570 và Crete năm 1669. Trong khi đó, tại Venice, tham nhũng tràn lan, nền chính trị yếu kém nên chẳng có ý chí và tiềm lực quân sự để chiến đấu. Dịch hạch tiếp tục cướp đi 1/3 dân số. Vụ cháy lớn tại cung điện của quan tổng trấn làm mất nhiều tác phẩm nghệ thuật vô giá. Quân đội của Napoleon tràn vào thành phố năm 1797 và cuối cùng, Venice rơi vào tay người Áo. Venice thống nhất với vương quốc Italy năm 1866.

Cuối thế kỷ 19, cuộc sống ở Venice vô cùng sôi động: nền công nghiệp phát triển, thông thương đường biển mở rộng, xây cầu xe lửa nối liền với lục địa, mở rộng và khơi thông kênh rạch, xây dựng đường bộ trong khu trung tâm và tăng trưởng du lịch. Thế kỷ 20 là thời gian Venice có liên hệ chặt chẽ với đất liền. Sau Thế chiến 2, nhà máy lọc dầu, luyện kim, nhà máy nhựa và hoá chất được xây dựng ở Marghera tạo ra hàng nghìn việc làm cho người dân Venice, cùng với vô số vấn đề nảy sinh. Trận lụt thế kỷ năm 1966 khiến thế giới quan tâm hơn đến tương lai trên sóng nước của Venice.

Liên kết ngoài[sửa]

http://www.olympiavn.org/forum/index.php?topic=1582.0

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này