Richard Wagner

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Tập tin:RichardWagner.jpg
Richard Wagner năm 1871
Tập tin:Wagnerposterbruhl.JPG
Nơi sinh của Richard Wagner ở Brühl (Leipzig)

Wilhelm Richard Wagner (, ; sinh ngày 22 tháng 5 năm 1813 tại Leipzig, nước Đức – mất ngày 13 tháng 2 năm 1883 tại Venice, nước Ý) là nhà soạn nhạc kiêm nhạc trưởng, đạo diễn kịch và nhà lý luận âm nhạc người Đức nổi tiếng bởi các tác phẩm opera (hay nhạc kịch theo cách gọi sau này). Không như nhiều soạn gia lớn khác ông tự viết lời lẫn phân cảnh cho các tác phẩm của mình. Âm nhạc của ông nhất là thời kì sau này trứ danh bởi cấu trúc đối âm (contrapuntal), phong phú chất nửa cung (chromatism) lẫn giai điệu và hòa âm, trau chuốt theo một mô-típ nền nhạc luôn thích hợp vời từng nhân vật, từng phân cảnh trong nhạc phẩm. Ông là người tiên phong dùng những kĩ thuật rất khó trong âm nhạc như chất nửa cung nghiêm ngặt, chuyển đổi âm vực rất nhanh và do đó đã tạo ảnh hưởng sâu rộng đến sự phát triển của nền âm nhạc cổ điển tại châu Âu.

Ông diễn đạt tư tưởng âm nhạc của bản thân trong tác phẩm tổng hợp các thể loại âm nhạc, kịch nghệ, thi ca mang tên Gesamtkunstwerk (nghĩa là "hợp tuyển"); chúng được cô đọng lại trong bốn vở trình diễn opera tiêu biểu tên Der Ring des Nibelungen năm 1876. Ông đã tự xây dựng nhà hát riêng Bayreuth Festspielhaus để trình diễn tác phẩm mình như ông vẫn hình dung.

Tiểu sử[sửa]

Thiếu thời[sửa]

Richard Wagner sinh tại Leipzig, số 3, Brühl, là người con thứ 9 của Carl Friedrich Wagner. Cha ông là một thư kí trong sở cảnh sát Leipzig và mẹ ông, Johanna Rosine (née Paetz), là con gái của một thợ làm bánh.[1][n 1] Cha của Wagner mất do bệnh sốt phát ban 6 tháng sau khi sinh Richard, sau đó Johanna bắt đầu sống với bạn của Carl, diễn viên và là nhà viết kịch Ludwig Geyer.[3] Vào tháng 8, 1814 Johanna và Geyer có thể đã cưới nhau mặc dù không có giấy tờ về việc này ở nơi đăng ký kết hôn tại nhà thời Leipzig.[4] Bà cùng gia đình dời đến nơi ở của Geyer tại Dresden. Cho đến khi 14 tuổi, Wagner được gọi là Wilhelm Richard Geyer. Ông hầu như nghĩ chắc chắc rằng Geyer là cha đẻ của mình.[5]

Richard Wagner học âm nhạc khá muộn, khi đã 15 tuổi.

Thời thanh niên[sửa]

Trong các năm 1834-1839, Richard Wagner là nhà soạn nhạc và nhạc trưởng của các nhà hát tại Magdeburg, Koenigsberg Riga. Trong khoảng thời gian từ năm 1839 đến năm 1842, Wagner sống trong khổ cực. Sau đó, ông trở về Dresden và trở thành nhạc trưởng của nhà hát của vua xứ Saxony.

Tuổi trung niên[sửa]

Tuy nhiên, sự nghiệp của ông có phần gián đoạn bởi ông tham gia vào Cách mạng Đức, cụ thể là ông tham gia vào cuộc khởi nghĩa tháng 5 năm 1849. Cuộc khởi nghĩa này không đi đến thành công, Wagner phải sống lưu vong tại Thụy Sĩ, Ý Pháp trong 10 năm liền và chỉ trở về khi có lệnh ân xá. Trở về Đức, ông đặt chân đến Munich. Sau đó, ông tiếp tục sinh sống tại Viên. Wagner có nhưng buổi lưu diễn tại Nga.

Lúc già[sửa]

Vào năm 1872, Wagner định cư ở Bayreuth. Nơi đây, ông nhận được sự hỗ trợ từ vua Ludwig xứ Bavaria. Nhờ có sự giúp đỡ này, cộng thêm số tiền ông tích cóp được trong quá trình biểu diễn trước đấy, Wagner đã xây dựng được nhà hát chuyên biểu diễn những vở opera của riêng ông. Tháng 8 năm 1876, nhà hát này được khánh thành với bộ tứ vở opera Chiếc nhẫn của Nibelung.

Qua đời[sửa]

Từ năm 1878, Wagner bắt đầu hứng chịu những cơn đau tim đột ngột. Richard Wagner qua đời vào ngày 13 tháng 2 năm 1883 tại thành phố Venice, Ý, hưởng thọ 69 tuổi.

Phong cách âm nhạc[sửa]

Richard Wagner đi vào lịch sử âm nhạc như là một trong những nhà soạn nhạc vĩ đại nhất và nhà cải cách opera lớn nhất. Mục đích của Wagner khi tiến hành cải cách opera là sáng lập một loại tác phẩm thanh nhạc-giao hưởng hoành tráng, có tiêu đề, dưới hình thức một vở kịch, để thay thế mọi kiểu opera và giao hưởng đã có. Theo ý tưởng của ông, thể loại này là một vở nhạc kịch mà trong đó âm nhạc được phát triển theo một hệ thống những Leitmotif (âm hình chủ đạo) miêu tả không những tính cách của các nhân vật mà cả tình cảm của họ. Âm nhạc ở đây là một dòng chảy liên tục, liên kết mọi tình huống kịch trong một thể thống nhất. Vì thế, sẽ không còn những tiết mục trọn vẹn tách rời, ví dụ như aria di capo như các vơ opera trước đấy, mà là những đoạn hát nói có giai điệu, bám sát tình cảm trong lời cả. Ngoài ra, opera của Wagner còn có những đoạn chen độc lập của dàn nhạc giao hưởng. Đó là những đóng góp của Wagner cho âm nhạc giao hưởng thế giới.

Chú thích[sửa]

  1. Trong số những người con khác của họ, hai người (Carl Gustave và Maria Theresia) đã chết từ nhỏ. Những người anh khác của Wagner là Albert và Carl Julius, và các chị của ông Rosalie, Luise, Clara và Ottilie. Tất cả họ, trừ Carl Julius, từng làm việc liên quan đến sân khấu. Wagner cũng có một em gái cùng mẹ khác cha, Caecilie, sinh năm 1815 là con của chồng sau của mẹ ông là Geyer.[2]

Tham khảo[sửa]

  1. Wagner (1992) 3; Newman (1976) I, 12
  2. Millington (1992) 97
  3. Newman (1976) I, 6
  4. Gutman (1990) 7 and n.
  5. Newman (1976) I, 9

Đọc thêm[sửa]

Liên kết ngoài[sửa]

Opera[sửa]

Tác phẩm viết[sửa]

Hình ảnh[sửa]

Âm nhạc[sửa]

Khác[sửa]

Liên kết đến đây