Thành phố

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Thành phố chính yếu được dùng để chỉ một khu định cư đô thị có dân số lớn.[1][2] Mặc dù không có thỏa thuận nào về cách phân biệt một thành phố với một thị trấn trong phạm vi ý nghĩa ngôn ngữ, nhiều thành phố đều có một cơ chế hành chính, pháp lý và vị thế lịch sử cụ thể dựa trên luật pháp địa phương.

Thường thì thành phố có những khu nhà ở, khu công nghiệp, và khu thương mại cùng với những trách nhiệm quản lý có thể có liên quan đến một vùng rộng hơn. Phần nhiều diện tích của một thành phố là nhà ở dựa vào cơ sở hạ tầng như là đường sá và hệ thống giao thông công cộng. Mật độ phát triển rất nhiều tạo điều kiện cho sự tương tác giữa con người và các doanh nghiệp, mang lại lợi ích cho cả hai bên trong quá trình này, nhưng nó cũng trình bày những thách thức trong việc quản lý phát triển đô thị.[3] Một thành phố lớn thường có liên quan đến các vùng ngoại ô và đi lại giữa các vùng này. Thành phố như vậy thường liên quan đến các vùng đô thị và các khu vực nội ô, tạo ra nhiều dịch vụ kinh doanh trong việc đi lại giữa các vùng này để làm việc. Khi một thành phố mở rộng đủ xa để đến một thành phố khác, khu vực này có thể được coi là một siêu đô thị.

Về dân số, thành phố lớn nhất thế giới là Thượng Hải, trong khi thành phố phát triển nhanh nhất là Dubai.[4]

Nguồn gốc[sửa]

Không có đủ bằng chứng để khẳng định những điều kiện nào đã dẫn đến những thành phố đầu tiên. Một số lý thuyết gia đã suy đoán về những gì mà họ cho là phù hợp với điều kiện tiên quyết, và các cơ chế cơ bản mà có thể là động lực quan trọng để tạo thành thành phố.

Quan điểm truyền thống cho rằng thành phố đầu tiên được thành lập sau cách mạng đồ đá mới. Cách mạng đồ đá mới đã phát triển nông nghiệp, khiến dân số loài người có thể sống trên một diện tích dày đặc hơn, qua đó hỗ trợ phát triển thành phố.[5] Sự xuất hiện của nông nghiệp khuyến khích người săn bắn hái lượm từ bỏ lối sống du canh du cư và định cư gần những người sống bằng sản xuất nông nghiệp. Sự gia tăng dân số, mật độ khuyến khích nông nghiệp và tăng sản lượng lương thực trên một đơn vị đất tạo điều kiện phù hợp hơn cho các hoạt động của thành phố. Trong cuốn sách của mình, Thành phố và Phát triển kinh tế, Paul Bairoch đã dùng ý này để lập luận rằng hoạt động nông nghiệp là cần thiết trước khi thành phố thực sự có thể hình thành.

Theo Vere Gordon Childe, để một quần thể dân cư đủ điều kiện là một thành phố, nó phải có đủ thặng dư nguyên liệu thô để hỗ trợ thương mại và dân số tương đối lớn.[6] Bairoch chỉ ra rằng, do mật độ dân số thưa thớt của dân cư trước kỳ đồ đá mới, các xã hội săn bắn hái lượm với diện tích đất nếu để sản xuất đủ lương thực cho sinh hoạt và thương mại cho một số lượng lớn dân cư sẽ làm cho các dòng chảy thương mại không thể kiểm soát. Để minh họa điểm này, Bairoch cung cấp một ví dụ:. "Tây Âu trong thời gian trước thời kỳ đồ đá mới, nơi mật độ chắc chắn ít hơn 0,1 người trên mỗi km vuông"[7] Sử dụng mật độ dân số này như là một cơ sở cho việc tính toán, sử dụng 10% thực phẩm thặng dư để dùng vào thương mại và giả định rằng người dân thành phố không làm nông nghiệp, ông tính toán rằng "... để duy trì một thành phố với dân số 1000, chưa tính đến chi phí vận chuyển, thì thành phố đó phải có diện tích 100.000 km vuông mới đủ. Khi chi phí vận chuyển được tính đến, con số này tăng lên đến 200.000 km vuông... ".[7] Bairoch lưu ý rằng đây là kích thước xấp xỉ của Vương quốc Anh.

Nhà lý luận đô thị Jane Jacobs cho rằng thành phố hình thành trước sự ra đời của sản xuất nông nghiệp, nhưng quan điểm này không được chấp nhận rộng rãi.[8]

Trong cuốn sách Kinh tế thành phố, Brendan O'Flaherty khẳng định "Các thành phố có thể tồn tại hàng ngàn năm nay, chỉ khi lợi thế của họ bù đắp những bất lợi"[9]. O'Flaherty minh họa hai lợi thế thu hút tương tự được biết đến như là tăng lãi theo quy mô và nền kinh tế quy mô lớn, vốn là những khái niệm thường được nhắc đến ở các công ty. Ứng dụng của các lý thuyết này cũng được áp dụng trong các hệ thống kinh tế cơ bản. Tăng lợi nhuận theo quy mô xảy ra khi "tăng gấp đôi tất cả đầu vào làm tăng gấp đôi sản lượng [và] một hoạt động có quy mô kinh tế nếu tăng gấp đôi sản lượng mà chi phí tăng chưa đến mức gấp đôi" [10]. Để cung cấp một ví dụ về những khái niệm này, O'Flaherty tận dụng "một trong những lý do tại sao thành phố lâu đời nhất được xây dựng: bảo vệ chống tấn công quân sự"[11]. Trong ví dụ này, các yếu tố đầu vào là bất cứ điều gì mà có thể được sử dụng để bảo vệ (ví dụ, một bức tường) và yếu tố đầu ra là khu vực được bảo vệ và tất cả mọi thứ có giá trị chứa trong nó. O'Flaherty sau đó yêu cầu chúng tôi cho rằng khu vực được bảo vệ là hình vuông, và mỗi hecta bên trong nó có cùng giá trị của bảo vệ. Lợi thế được thể hiện như:[11]

Địa lý[sửa]

Quy hoạch thành phố cho thấy được những cái nhình khác nhau về diện mạo của thành phố. Phổ biến nhất là nhìn thấy mô hình là dạng bàn cờ, được sử dụng hàng ngàn năm ở Trung Quốc, độc lập phát minh bởi nhà quy hoạch thành phố Dinocrates Rhodes của Alexander Đại đế và được những người La Mã ưa chuộng, trong khi gần như một quy luật ở các bộ phận của Derry thời kỳ tiền Columbus bắt đầu từ năm 1613, là thành phố đầu tiên được quy hoạch ở Ireland, với các bức tường được hoàn thành năm năm sau đó. Viên kim cương trung tâm trong một thành phố có tường bao quanh với bốn cửa được coi là một thiết kế tốt cho quốc phòng. Mô hình bàn cờ đã được nhân rộng trong các thuộc địa của Bắc Mỹ thuộc Anh.

Việt Nam[sửa]

Thành phố khu đô thị khác với thị xã, thị trấn, hay làng về cỡ, mật độ dân số, độ quan trọng. Thể chế thành phố được xác định theo quyết định của Chính phủ dựa trên một số tiêu chí nhất định như kích thước, dân số, tình trạng cơ sở hạ tầng hay mức độ quan trọng mà xếp loại đô thị loại mấy. Thành phố có 2 loại: Thành phố trực thuộc tỉnh Thành phố trực thuộc Trung ương

Hoa Kỳ[sửa]

Tại Hoa Kỳ, "thành phố" chính yếu chỉ là một thuật từ pháp lý để chỉ một khu định cư có mức độ tự quản cao hơn là có ý nghĩa chỉ toàn bộ một khu vực định cư rộng lớn (vùng đô thị). Các khu định cư sẽ trở thành thành phố hay thị trấn sau khi cư dân trong khu định cư này bỏ phiếu để tổ chức khu tự quản riêng cho mình mà theo tiếng Anh gọi là "incorporated" hay nghĩa tiếng Việt là "hợp nhất". Những khu định cư nào chưa được "hợp nhất" thường được gọi là khu chưa hợp nhất. Ngoài ra, để tiện cho việc thống kê, Cục điều tra dân số Hoa Kỳ có thể liệt kê các khu định cư chưa hợp nhất này thành các khu gọi là các nơi ấn định cho điều tra dân số.

Đức[sửa]

Đức có một từ ngữ để gọi chung thị trấn và thành phố là Stadt, và nơi nào có trên 1 triệu dân gọi là Millionenstadt hay Metropole, trên 100.000 dân số thì gọi là Großstadt (thành phố lớn), dưới 100 ngàn thành phố trung (Mittelstadt), dưới 20 ngàn thành phố nhỏ (Kleinstadt) và dưới 5 ngàn thị xã (Landstadt), trên 10 triệu thì gọi là siêu đô thị (Megastadt).

Thụy Sĩ[sửa]

Chỉ những khu vực hoặc là có trên 10.000 dân hoặc đã được trao thể chế thành phố từ Thời Trung cổ mới được gọi là thành phố.

Vương quốc Anh[sửa]

Người ta phân biệt giữa thành phố (city) và thị trấn (town). Một địa điểm chỉ có thể được gọi là thành phố, nếu được nhà vua cấp cho thể chế đó. Thông thường, nhà vua chỉ cấp thể chế thành phố, khi một khu dân cư đã có một nhà thờ lớn. Như vậy thành phố lớn Stockport lại không phải là thành phố (city), mà chỉ là thị trấn (town), trong khi Sunderland lại là thành phố. Khu vực hành chính Greater London không phải là thành phố, mà bao gồm các thành phố "City of London" và "City of Westminster".

Thụy Điển[sửa]

Người ta lại đi theo một hướng hoàn toàn khác từ sau cuộc cải cách hành chính địa phương năm 1975. Các khái niệm thành phố (stad) và thị trấn (köping) bị loại bỏ hoàn toàn khỏi ngôn ngữ hành chính và thay thế bởi khu dân cư (tätort). Tuy nhiên, trong ngôn ngữ phổ thông thì thành phố vẫn được dùng để gọi những khu dân cư lớn.

Xem thêm[sửa]

Chú thích[sửa]

  1. Goodall, B. (1987) The Penguin Dictionary of Human Geography. London: Penguin.
  2. Kuper, A. and Kuper, J., eds (1996) The Social Science Encyclopedia. 2nd edition. London: Routledge.
  3. Paul James, Meg Holden, Mary Lewin, Lyndsay Neilson, Christine Oakley, Art Truter, and David Wilmoth (2013). "Managing Metropolises by Negotiating Mega-Urban Growth". trong Harald Mieg and Klaus Töpfer. Institutional and Social Innovation for Sustainable Urban Development. Routledge. http://www.academia.edu/7207756/Managing_Metropolises_by_Negotiating_Mega-Urban_Growth.
  4. The Travel & Tourism Competitiveness Report 2007, Jennifer Blanke, World Economic Forum
  5. 7,0 7,1
  6. 11,0 11,1

Sách tham khảo[sửa]

Sách đọc thêm[sửa]

Liên kết ngoài[sửa]



Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.