Walt Disney

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Tập tin:Newman Laugh-O-Gram (1921).webm
Newman Laugh-O-Gram (1921)

Walter Elias Disney (5 tháng 12, 1901 – 15 tháng 12, 1966) là nhà sản xuất phim, đạo diễn, người viết kịch bản phim, diễn viên lồng tiếng họa sĩ phim hoạt hình Mỹ và cùng với người anh là Roy O. Disney thành lập Công ty Walt Disney từ năm 1923.

Ông lớn lên tại trang trại ở Macerline, Missouri. Ngay từ nhỏ, Disney đã có thiên hướng kinh doanh vượt trội với việc bán những bức phác họa cho bạn bè cùng lớp tiểu học. Walt Disney nhận ra rằng những nét vẽ nguệch ngoạc ấy lại là ý tưởng kinh doanh tuyệt vời sau việc đổi những bức tranh biếm họa ấy với những lần cắt tóc miễn phí. Disney quan tâm sâu sắc tới hội họa và điện ảnh thời trung học đã tham gia lớp học buổi tối tại Trường Nghệ thuật Chicago. Disney dấn thân vào con đường họa sĩ hoạt hình ở Kansas. Năm 1920, khi đang làm việc tại xưởng quảng cáo phim Kansas City Film Ads, Disney nghĩ ra những nhân vật hoạt hình đầu tiên và năm 1922 lập công ty đầu đời Lau-O-grams. Chẳng bao lâu sau công ty gặp khó khăn, Disney quyết định rời Thành phố Kansas đến Hollywood lập nghiệp chỉ với tinh thần hăng hái của tuổi trẻ, bộ đồ vẽ và những ý tưởng hoạt hình trong đầu. Lúc đi ông nói: "Tôi sẽ làm đạo diễn phim Hollywood!". Song ước mơ của Disney không trở thành hiện thực vì tìm chỗ đứng trong làng điện ảnh này không hề dễ dàng. Thế rồi một gara để xe của bác Robert cùng với người anh trai là Ron, Walt Disney thành lập xưởng phim "Disney Brothers Studios" với việc vay Ron 200 USD, người chú 500 USD và nhờ bố mẹ thế chấp ngôi nhà để có 2.500 USD nữa. Sau một thời gian dài, Disney thuê được trụ sở ở Hollywood và bán được loạt phim hoạt hình đầu tiên dựa trên nhân vật cổ tích là Alice, loạt phim Alice Comedies.

Luôn đi đầu[sửa]

Năm 1932, bộ phim hoạt hình đầu tiên của thế giới Flowers and Trees do ông sản xuất giành được giải Oscar. Năm 1937, ông cho ra mắt bộ phim hoạt hình dài đầu tiên Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn ở rạp chiếu bóng Carthay Los Angeles. Bộ phim tốn 1.499.000 USD - một khoản tiền khổng lồ thời đó, nhất là trong bối cảnh Đại khủng hoảng diễn ra ở Mỹ. Ông đã mạo hiểm đặt cược toàn bộ sự nghiệp của mình vào bộ phim này và đã được đền đáp. Bộ phim đã thành công mỹ mãn trên phim trường và thương trường: đoạt giải Oscar cộng với 8 triệu USD lợi nhuận - một con số kỉ lục với điện ảnh Mỹ trong thập niên 1930. Từ bộ phim này, Walt Disney trở thành nhân vật được sùng bái trong làng điện ảnh. Trong vòng 5 năm sau đó, Disney sản xuất những bộ phim hoạt hình đã trở nên kinh điển như Pinocchio, Chú nai Bambi, Fantasia, Chú voi biết bay Dumbo. Vào thập niên 1940 Disney điều hành Burbank Studios với hơn 1.000 nhân viên.

Walt Disney còn giữ một kỷ lục vô địch tuyệt đối - 39 Giải Oscar. Trong đó có một Giải Oscar danh dự thể hiện lòng ngưỡng mộ đối với thành quả lao động nghệ thuật bất hủ của ông. Walt Disney thường bổ sung một câu nói rất ý nghĩa, thể hiện sự mênh mông của lòng mình: "38 giải Oscar còn lại xứng đáng được tặng cho các cộng sự đã cùng với tôi lăn lộn làm phim".[1]

Kinh doanh giải trí chứ không phải làm nghệ thuật[sửa]

Walt Disney thừa nhận: "Tôi không bao giờ thừa nhận công việc của tôi là nghệ thuật cả. Đó chỉ là một phần của ngành kinh doanh giải trí". Nhưng Walt Disney nhắc đi nhắc lại rằng tiền không phải là mục đích của ông, mà chỉ là phương tiện đạt đến kết quả cuối cùng. Thế giới cổ tích, giải trí mà ông mang đến cho khán giả đã trở thành nhu cầu thiết yếu dài lâu, chứ không phải niềm khoái trá tức thời nữa. Ông quan tâm đến nhu cầu giải trí của mọi người chứ không phải tìm cách thể hiện mình. Cứ tưởng đối tượng phục vụ của Disney là trẻ em, nhưng thực ra không chỉ trẻ em mà còn người lớn. Vì vậy, Disneyland chính là một công viên gia đình, nơi mà các ông bố bà mẹ và con trẻ cùng vui chơi với nhau. Walt Disney lúc nào cũng đầy ắp ý tưởng. Ông hiểu trên phương diện hội họa mình thua xa các họa sĩ làm việc tại xưởng phim. Nhưng Walt là một cái máy sản xuất ý tưởng. Ông phác thảo sơ lược, rồi mô tả chi tiết bằng lời về nhân vật hoạt hình mà ông muốn thể hiện, từ đó các họa sĩ dưới quyền sẽ định hình. Chính Chuột Mickey đã ra đời như thế.

Vượt qua những thất bại đau đớn[sửa]

Ngay sau khi xây dựng xưởng phim Disney Brothers, ông sáng tạo ra bộ phim Oswald the Lucky Rabbit. Vì sự non nớt của mình, ông đã tán thành một hợp đồng sản xuất và trong hợp đồng này ông sẽ sản xuất các bộ phim hoạt hình, nhưng công ty Mintz lại là chủ sở hữu các nhân vật. Bộ phim gây được tiếng vang lớn nhưng các nhà phân phối đã tàn nhẫn gạt người sáng tác ra khỏi cuộc chơi. Disney tuyên bố: "Không bao giờ ta làm việc cho bất kỳ ai nữa". Sau thất bại với công ty phân phối Mintz, Walt Disney chán nản trở về California.

Walt nhận ra rằng xưởng phim mới của mình sắp bị giải tán nếu như ông không phát minh ra nhân vật mới nào. Trở về California, bức phác thảo đầu tiên mà ông đưa ra là một con chuột hấp dẫn, lanh lợi, trông giống như tranh biếm họa. Để thực hiện bộ phim này, Disney phải bán chiếc xe ôtô thể thao yêu quý của mình. Ngày 18 tháng 11 năm 1928, Chuột Mickey được công diễn lần đầu ở Thành phố New York đã thu được thành công lẫy lừng. Bị ám ảnh từ thất bại trước, ông cố gắng phân phối phim hoạt hình của ông tới từng nhà hát. Lại một bài học mới xuất hiện, Chuột Mickey đang làm của cải trở lại nhưng số tiền quay trở lại với Disney rất ít ỏi. Cuối cùng, năm 1930, sau 7 năm ở Hollywood, Disney đã đầu hàng và bán xưởng phim, ký một thỏa thuận với hãng chiếu bóng Columbia, đồng ý phân phối phim với giá 7.000 USD một bộ phim, tiền chia đều cho hai bên nhưng Disney vẫn giữ bản quyền. Hãng phim Columbia đã phân phối phim hoạt hình của Disney đi khắp thế giới. Vào năm 1930, Chuột Mickey đã trở thành một nhân vật được toàn cầu quan tâm. Chẳng bao lâu, Disney đã nhận ra tiềm năng giá trị thương mại của Mickey. Năm 1930, ông xuất bản cuốn sách Chuột Mickey và trong năm đầu tiên đã bán ra 97.939 bản. Năm 1932, ông đã thuê một thương gia New York có tên là Kay Kamen để khai thác khía cạnh thương mại của Chuột Mickey.

Việc đầu tiên mà Kamen làm là cấp giấy phép cho Công ty chế biến sản phẩm sữa quốc gia để làm kem Mickey. Công ty này đã bán được 10 triệu chiếc kem trong tháng đầu. Đến cuối năm 1932, nhiều công ty cùng giúp bán biểu tượng Chuột Mickey và Disney đã nhận được khoảng 5% giá bán buôn những mặt hàng đã được cấp giấy phép. Trong vòng một năm đầu làm việc với công ty, Kamme đã mang lại cho công ty 300.000 USD, gần 1/3 lợi nhuận của công ty. Sản phẩm lâu bền nhất là đồng hồ Chuột Mickey. Công ty Ingersoll Waterbury đã giới thiệu mặt hàng này và bán được 25 triệu đồng hồ trong hai năm đầu. Sau đó không thấy ai nhắc đến những thất bại tiếp theo của Disney nữa. Ông trưởng thành, đủ kinh nghiệm lường trước những thất bại tiềm ẩn. Và cũng không phải thương trường ít chông gai hơn mà có lẽ mọi chông gai trở thành quá bé nhỏ đối với chàng khổng lồ Walt Disney.

Chú chuột Mickey lừng danh[sửa]

Walt Disney kể lại: "Chúng tôi cảm nhận thấy là công chúng, đặc biệt là các em nhỏ thích những con vật nhỏ bé nhưng lanh lợi. Tôi nghĩ chúng tôi mắc nợ Charlie Chaplin một ý tưởng. Chúng tôi nghĩ đến chú chuột nhắt bé xíu cũng có lòng khát khao như Chaplin - một anh chàng nhỏ bé cố gắng làm điều mà anh ta có thể làm một cách tốt nhất". Bí quyết khiến Chuột Mickey nổi tiếng như thế là do chú ta "rất người". Năm 1928, Chuột Mickey ra đời và nhanh chóng trở thành nhân vật yêu thích của các gia đình Mỹ, tượng trưng cho tinh thần vui vẻ ngay cả khi trong tình huống ngặt ngẽo. Đó cũng là lần đầu tiên Disney dùng nhạc nền và các kĩ xảo phụ họa cho phim hoạt hình. Cộng với một nghệ thuật hoạt hình sáng tạo đến bất ngờ, hình tượng Mickey đã được công chúng nhiệt liệt đón chào, nhất là vào những ngày đầu tiên xuất hiện phim lồng tiếng. Năm 1955, Disney mở hướng đi mới: Ông bỏ ra 17 triệu USD khai trương công viên Disneyland rộng 70ha, một công viên hoàn toàn để vui chơi giải trí trên thế giới dựa theo những bộ phim hoạt hình của ông. Đây là một xứ sở huyền ảo không chỉ với trẻ em mà người lớn cũng thấy mê khi chu du trong đó. Một lần nữa mạo hiểm và thêm một lần thành công: Ngay trong bảy tuần đầu tiên Mickey và các bạn đã đón một triệu lượt khách đến thăm. Walt Disney cũng là một trong những người tiên phong trong lĩnh vực truyền hình, bắt đầu nhảy vào lĩnh vực này vào năm 1954, một trong những người đầu tiên làm truyền hình màu: Vào năm 1961, ông cho ra đời kênh truyền hình Walt Disney's Wonderful World of Color. Disney World Nhưng Walt vẫn không chịu dừng lại ở đó vì ông luôn muốn làm tốt hơn nữa. Từ giữa thập niên 1960, Disney bắt tay thực hiện một dự án lớn - xây dựng Disneyworld với những mục đích xã hội. Disneyworld rộng hơn Disneyland 15 lần, gồm có công viên giải trí, hợp tố khách sạn, sân bay... Ông quan tâm dến từng chi tiết của công trình này, nhưng không kịp sống đến ngày khai trương Disneyworld vào tháng 10 năm 1971. Ông mất ngày 15 tháng 12 năm 1966 vì căn bệnh ung thư phổi.

Ngày nay, tên tuổi ông Walt Disney là thương hiệu của cả một tập đoàn toàn cầu về phim ảnh và các khu vui chơi giải trí.

Các bộ phim hoạt hình dài của Walt Disney[sửa]

Tem kỉ niệm của nứơc Mĩ in hình Walt Disney

Chú thích[sửa]

Tham khảo[sửa]

Đọc thêm[sửa]

Liên kết ngoài[sửa]

Liên kết đến đây