Đại khủng hoảng

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Tập tin:Lange-MigrantMother02.jpg
Bức ảnh nổi tiếng Người mẹ di cư do Dorothea Lange chụp vào tháng 3 năm 1936, miêu tả cô Florence Owens Thompson, 32 tuổi có 7 đứa con ở California.

Đại khủng hoảng (tiếng Anh: The Great Depression), hay còn gọi là "Đại suy thoái", là thời kỳ suy thoái kinh tế toàn cầu diễn ra từ năm 1929 đến hết các năm 1930 và lấn sang đầu thập kỷ 1940, bắt đầu sau sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Phố Wall vào 29 tháng 10 năm 1929 (còn được biết đến như Thứ Ba Đen tối). Nó bắt đầu ở Hoa Kỳ và nhanh chóng lan rộng ra toàn Châu Âu và mọi nơi trên thế giới, phá hủy cả các nước phát triển. Thương mại quốc tế suy sụp rõ rệt, từ thu nhập cá nhân, thuế, lợi tức đều bị ảnh hưởng và suy thoái. Xây dựng gần như bị tê liệt ở nhiều nước. Từ thành thị đến nông thôn đều phải đối mặt với mất mùa, giảm từ 40 đến 60 phần trăm.[1] Các lĩnh vực khai mỏ và khai thác gỗ bị ảnh hưởng lớn nhất. Đại Suy thoái kết thúc vào các thời gian khác nhau tùy theo từng nước. Nó bị coi là "đêm trước" của Chiến tranh thế giới thứ hai

Nguyên nhân[sửa]

Chu kỳ kinh tế là một phần bình thường của đời sống thế giới do sự thiếu cân bằng giữa cung cầu.

Theo trường phái Áo, nguyên nhân bắt nguồn từ sự can thiệp của Chính phủ vào thập kỷ 1920. Sự dễ dãi trong tăng tín dụng đẩy các ngân hàng dễ dàng cho vay, dẫn tới bùng nổ quá mức cung tiền ngay trước khi khủng hoảng, đẩy thị trường chứng khoán bùng nổ quá mức, ngân hàng cho vay quá nhiều, rủi ro quá mức không được quản lý. Khi thị trường chứng khoán sụp đổ, kéo theo sụp đổ dây chuyền của các thể chế tài chính do các khoản nợ xấu không đòi được.

Theo trường phái Keynes, cơ chế tự điều chỉnh của thị trường tự do không hoạt động được. Dù lãi suất giảm nhưng đầu tư không tăng được do kỳ vọng về tương lai quá bi quan.

Theo trường phái của kinh tế tiền tệ (monetarist), khủng hoảng là do sự xiết chặt quá mức của cung tiền năm 1930, và rằng Cục dự trữ Liên Bang đã sử dụng sai chính sách tiền tệ, đáng lẽ phải tăng cung tiền, thay vì đã giảm cung tiền.

Một số lý thuyết riêng rẽ khác giải thích Đại Khủng hoảng:

  • Khủng hoảng nợ dưới chuẩn (Deft Deflation): Khi nợ bị đánh giá khó đòi, việc bán ra số lượng lớn với giá rẻ, làm cho tài sản nhìn chung lại càng mất giá, khiến các khoản nợ còn tồn lại càng giảm chất lượng (do tài sản thế chấp bị giảm giá). Vòng xoáy này như quả bóng tuyết càng ngày càng to, đẩy cả thị trường nợ và tài sản xuống, làm cho các thể chế tài chính và cá nhân trên thị trường vỡ nợ. Khi vỡ nợ nhiều quá, đẩy sản xuất và lợi nhuận xuống thấp, đầu tư đình trệ, việc làm mất và dẫn tới bẫy đói nghèo.
  • Sự bất công bằng trong giàu nghèo và thu nhập: Sự bất công bằng trong giàu nghèo được Waddill Catchings William Trufant Foster cho là nguyên nhân của Đại Khủng Hoảng. Sản xuất ra quá nhiều hơn khả năng mua của thị trường (vốn đa số là người nghèo). Lương tăng chậm hơn so với mức tăng năng suất, dẫn tới lợi nhuận cao, nhưng lợi nhuận lại bị rót vào thị trường chứng khoán, mà không phải đưa tới cho người tiêu dùng. Do thị trường chứng khoán tăng nhanh, các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, FED lại để mức lãi xuất cho vay rất thấp, làm đẩy mạnh đầu tư quá mức. Nền kinh tế tăng nóng trong một thập kỷ, đến mức khả năng sản xuất quá cao so với mức hiệu quả và so với mức cầu. Như vậy, nguyên nhân của khủng hoảng là do đầu tư quá mức vào các ngành công nghiệp nặng thay vì vào lương và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nền kinh tế tăng quá mức hiệu quả và lạm phát quá cao.
  • Cấu trúc thể chế tài chính: Các ngân hàng bị cho là quá rủi ro, khi dự trữ quá ít, đầu tư quá nhiều vào thị trường chứng khoán và các tài sản rủi ro. Khối nông nghiệp thì quá rủi ro khi giá đất tăng quá cao, hiệu suất nông nghiệp thấp, trong khi nông dân đi vay quá nhiều để sản xuất, khi lãi suất đột ngột tăng cao thì họ lâm vào phá sản vì không thể sản xuất để trả lãi vay cao. Một số nhà kinh tế cho rằng nguyên nhân có thể là từ Bẫy Thanh khoản (khi các chính sách tiền tệ như giảm lãi suất và tăng cung tiền không thể thúc đẩy nền kinh tế).
  • Chế độ bản vị Vàng: Để chống lạm phát, các nước sau Thế chiến Thứ nhất áp dụng bản vị vàng (đồng tiền gắn chặt với một lượng vàng nhất định). Sốc bắt đầu từ vụ Sụp đổ của thị trường chứng khoán Mỹ, nhưng vì chế độ bản vị vàng mà khủng hoảng từ Mỹ lan rộng ra khắp thế giới. Chính vì các chính phủ tiếp tục giữ chế độ bản vị vàng, họ không thể đưa ra các chính sách tiền tệ nới lỏng để chữa khủng hoảng. Những nước nào thoát khỏi bản vị vàng sớm chính là những nước khôi phục kinh tế sớm.
  • Sụp đổ thương mại quốc tế: Do các nước châu Âu sau Thế chiến Thứ nhất nợ Mỹ nhiều, họ phải trả nợ hàng năm. Họ cũng xuất khẩu sang Mỹ để lấy ngoại hối trả nợ, đồng thời họ cũng nhập khẩu hàng từ Mỹ cho nhu cầu. Đến cuối thập kỷ 1920, nhu cầu nhập hàng Mỹ giảm do khủng hoảng và do thiếu tiền để trả nợ. Đồng thời khi hàng rào thuế quan của Mỹ tăng cao theo Luật Thuế quan Smoot–Hawley, xuất khẩu vào Mỹ giảm, dẫn tới các nước trên thế giới càng gặp khó khăn. thương mại quốc tế đình trệ càng làm cho khủng hoảng kinh tế năm 1930 thêm tồi tệ.
  • Chủ nghĩa bảo hộ
  • Dân số giảm, công dân nghèo không có tiền để mua hàng hóa

Các tác động[sửa]

Tập tin:YoungmotherCalifornia.gif
Một người mẹ trẻ và 2 đứa con vô gia cư ở California

Cuộc khủng hoảng 1929 – 1933 là một cuộc đại khủng hoảng có quy mô lớn nhất, mức độ trầm trọng nhất của thế giới tư bản chủ nghĩa. Nó là một cuộc khủng hoảng cơ cấu, người Mỹ nhắc đến nó như là một nỗi kinh hoàng, sự đau đớn. Mỹ khi đó là nước tư bản phát triển nhất, nhưng hệ thống phân phối xã hội của Mỹ lúc đó rất bất công, phần lớn thu nhập quốc dân chỉ tập trung trong tay một số ít người, lợi nhuận tăng từ 1922 – 1929 là 76% thì lương công nhân chỉ tăng 33%, viên chức tăng 42%. Trong lúc đó, lợi tức của các cổ đông tăng trên 100%. Người lao động không được hưởng phần xứng đáng của họ trong chỉ số tăng của nền kinh tế. Tất cả đưa đến một cuộc khủng hoảng thừa, đưa đến hiện tượng các nhà tư bản vừa và nhỏ bị phá sản hàng loạt, họ tự tay phá nhà máy, đánh đắm tàu, đổ của cải xuống biển… để giữ giá.

Từ thị trường chứng khoán, cuộc khủng hoảng lan rộng ra tất cả các lĩnh vực khác trở thành cuộc khủng hoảng toàn diện kinh tế, chính trị, xã hội… Hàng triệu người thất nghiệp, hàng triệu người bị mất nhà cửa. Đỉnh cao của cuộc khủng hoảng này là năm 1932, sản xuất than bị đẩy lùi xuống mức năm 1904; sản xuất gang bị đẩy lùi xuống mức năm 1876. Có những chỉ số bị đẩy lùi xuống những năm cuối thế kỷ 19, thu nhập quốc dân giảm xuống 1/2.

Do thu nhập giảm đột ngột trong khi vật giá không giảm, nuôi sống một gia đình với vài miệng ăn tại thời điểm Đại suy thoái những năm 1930 là gánh nặng cực kỳ lớn đối với cặp vợ chồng nông dân ở Tennessee.

Nhà nghiên cứu Boris Borisov, trong bài viết có tựa đề "The American Famine" ước tính số nạn nhân của cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ là hơn 7 triệu người. Trong bài viết, Borisov sử dụng các số liệu chính thức của Cục điều tra dân số Hoa Kỳ. Sau khi điều chỉnh số lượng tỷ lệ dân số, và tỷ lệ sinh của Mỹ, xuất nhập cảnh, các nhà nghiên cứu đi đến kết luận rằng Hoa Kỳ đã mất hơn 7 triệu sinh mạng trong nạn đói 1932-1933 gây ra bởi cuộc khủng hoảng.[2]

Boris Borisov lưu ý rằng: ngày nay, "có rất ít người biết về 5 triệu nông dân nước Mỹ (khoảng một triệu gia đình) đã bị các ngân hàng đuổi khỏi nhà vì các khoản nợ. Chính phủ Mỹ đã không cung cấp cho họ đất đai, lao động, trợ cấp xã hội, trợ cấp thất nghiệp - không có gì cả. Cứ 6 nông dân Mỹ thì có 1 bị ảnh hưởng bởi nạn đói. Những người này đã bị buộc phải rời bỏ nhà cửa của họ và đi lang thang mà không có tiền hay tài sản nào." Có những người chết đói trong các đường phố, trước thềm các cửa hàng bán nhiều loại thực phẩm mà không có tiền để mua[2]. Trong khi đó, thực phẩm du thừa (do người dân không có tiền để mua) lại được chính phủ Mỹ tiêu hủy, chúng không được cấp phát cho dân nghèo bởi vì nó có thể gây thiệt hại cho doanh nghiệp. Một loạt các phương pháp được sử dụng để phá hủy thức ăn thừa: đốt cây, dìm xuống biển hoặc cày nát 10 triệu ha ruộng sắp thu hoạch. Khoảng 6,5 triệu con lợn bị giết tại thời điểm đó rồi vứt đi không sử dụng[2].

Mục đích của hành động này là nhằm tăng giá thực phẩm lên hơn 2 lần và làm lợi cho các doanh nghiệp nông nghiệp lớn, tất nhiên là nó đi kèm với việc người sắp chết đói sẽ không được cứu tế. Trong suốt thời gian này, "tuần hành đói" đã trở nên phổ biến tại hầu hết các thành phố và thường bị cảnh sát đàn áp bằng bạo lực[3].

Do số lượng lớn người dân không có thu nhập và sự vắng mặt của các trợ giúp xã hội, nạn đói lan nhanh ở Mỹ. Khi người nghèo bắt đầu ồ ạt chết tại thành phố giàu có nhất của đất nước, New York, chính quyền thành phố đã buộc phải bắt đầu trợ cấp súp miễn phí trên các đường phố. Tuy nhiên, nhiều bang thậm chí còn không có đủ ngân sách cho súp miễn phí[3].

Cách thức giải quyết của các chính phủ[sửa]

Những giải pháp đã được đưa ra[sửa]

Ban đầu, các nhà hoạch định chính sách cố gắng khôi phục lòng tin cho thị trường bằng các bài phát biểu trấn an người dân, tổng thống Herbert Hoover làm yên lòng người Mỹ rằng kinh tế nước này vẫn tiến triển tốt.

Mọi thứ chỉ thay đổi sau khi tổng thống Franklin D Roosevelt lên làm tổng thống năm 1932, chính phủ can thiệp vào để khởi động lại chương trình trợ cấp thất nghiệp cho người dân, ổn định thị trường bằng cách hạn chế sản xuất, khuyến khích phát triển chương trình an sinh xã hội.

Tuy nhiên, chính quyền của ông  không có nhiều thành công trong hồi phục tăng trưởng kinh tế và lòng tin người tiêu dùng vẫn ở mức thấp.

Giải pháp đã giải quyết vấn đề[sửa]

Cuộc Đại Khủng Hoảng kéo dài bất chấp một loạt các biện pháp mới nhằm giảm nhẹ thiệt hại cho người dân, cụ thể là cung cấp thêm việc làm mới, hỗ trợ hay bảo vệ các khoản thế chấp.

Mãi đến đầu Chiến tranh Thế giới thứ Hai, khi chính phủ Mỹ áp dụng lý thuyết kinh tế học Keynes với trọng tâm chính là nêu bật vai trò tăng trưởng tiền lương (để tăng tổng cầu) và vai trò của nhà nước trong việc quản lý nền kinh tế, nền kinh tế mới hồi phục.

Sản lượng sản xuất tăng gấp đôi trong chiến tranh, tình trạng thất nghiệp biến mất khi phụ nữ và người da đen được kêu gọi tham gia vào lực lượng lao động thay cho hàng triệu người đã tham gia vào quân ngũ.

Vào lúc đỉnh cao, chính phủ Mỹ đã vay nợ một nửa tiền cần thiết để có tiền chi trả cho chiến tranh.

Xem thêm[sửa]

Liên kết ngoài[sửa]

Tham khảo[sửa]

  1. Willard W. Cochrane. Farm Prices, Myth and Reality 1958. tr. 15; Hội Quốc Liên, World Economic Survey 1932-33 tr. 43.
  2. 2,0 2,1 2,2 http://english.pravda.ru/world/americas/19-05-2008/105255-famine-0/
  3. 3,0 3,1 http://www.northstarcompass.org/nsc0903/amholomor.htm

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.