Xác định xem liệu một người nào đó có đáng tin cậy

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Khi bạn đang trong quá trình tuyển người hoặc khi gặp gỡ người mới, sẽ khó để bạn xác định xem liệu họ có đáng tin hay không. Mặc dù có lẽ người đó sẽ để lại ấn tượng tốt với bạn, nhưng ấn tượng đầu tiên có thể sẽ sai lệch hoặc không chính xác.[1] Để có thể xác định xem liệu một người nào đó có đáng tin hay không trong vai trò chuyên nghiệp hoặc cá nhân, bạn có thể quan sát hành vi của họ và thu thập bằng chứng về tính cách của người đó thông qua nguồn thông tin tham khảo, lời giới thiệu, và sự xác thực.

Các bước[sửa]

Quan sát hành vi của người đó[sửa]

  1. Quan sát đôi mắt của họ. Nhiều người tin rằng bạn có thể xác định xem người khác có đang nói dối hay không thông qua hướng nhìn của đôi mắt họ: nếu nó hướng về bên phải thì người đó đang nói thật, nếu nó hướng về bên trái thì người đó đang nói dối. Tuy nhiên, vẫn chưa có bất kỳ một bằng chứng nào ủng hộ ý kiến này.[2] Duy trì sự giao tiếp bằng mắt cũng không có nghĩa là người đó đang nói thật; người dối trá không cần thiết phải liếc mắt nhìn đi nơi khác.[3] Tuy nhiên, bạn có thể chú ý đến đồng tử của họ: đồng tử của người nói dối có xu hướng giãn ra, đây là dấu hiệu thể hiện sự căng thẳng và tập trung.[4]
    • Cả người dối trá và người đáng tin cậy sẽ nhìn đi nơi khác nếu bạn nêu lên câu hỏi khó, bởi vì suy nghĩ về câu trả lời sẽ đòi hỏi sự tập trung. Tuy nhiên, người đang nói dối sẽ chỉ nhìn đi nơi khác trong một thời gian ngắn, và người đang nói thật sẽ dành nhiều thời gian hơn để suy nghĩ về câu trả lời.[5]
    • Mặc dù giao tiếp bằng mắt không phải là yếu tố duy nhất để quyết định mức độ đáng tin cậy, người biết cách giao tiếp bằng mắt thường sẽ là người giỏi giao tiếp, và có thể cảm thấy thoải mái trong việc trở nên yếu mềm.[6]
  2. Chú ý đến ngôn ngữ cơ thể của đối phương. Một phần quan trọng giúp bạn nhận biết liệu một người nào đó có đáng tin hay không đó là quan sát ngôn ngữ cơ thể của họ và cách họ thể hiện bản thân trước người khác. Tuy nhiên, bạn không nên quá tin tưởng vào ngôn ngữ cơ thể; hầu hết mọi dấu hiệu của loại ngôn ngữ này đều bày tỏ sự căng thẳng hoặc lo lắng, và đây cũng có thể là biểu hiện của sự dối trá hoặc cho thấy người đó đang cảm thấy không thoải mái.[5]
    • Hầu hết những người đáng tin sẽ thể hiện ngôn ngữ cơ thể mở, hai cánh tay đặt sang hai bên người và hướng cơ thể về phía bạn. Bạn nên chú ý khi người đó khoanh tay, thõng vai, hoặc xoay người đi nơi khác khi bạn đang trò chuyện với họ. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy người đó không chắc chắn về bản thân, không muốn tham gia hoặc tập trung vào bạn hoặc có khả năng đang giấu diếm một điều gì đó.[1]
    • Nếu ngôn ngữ cơ thể của người đó trông có vẻ căng thẳng, bạn nên đề phòng. Có lẽ họ chỉ đang cảm thấy lo lắng, nhưng nghiên cứu đã cho thấy rằng khi con người nói dối, họ thường thể hiện sự căng thẳng về mặt thể chất nhiều hơn.[7]
    • Người đang nói dối sẽ mím môi khi bạn nêu lên câu hỏi nhạy cảm. Họ cũng có thể sẽ nghịch tóc, nghịch móng tay, hoặc có thực hiện những cử chỉ với chính mình.[5]
  3. Quan sát xem liệu người đó có thực hiện cam kết của họ. Thông thường, người đáng tin sẽ đến công ty hoặc đến buổi hẹn đúng giờ để chứng tỏ rằng họ trân trọng thời gian của người khác. Nếu người đó thường đến trễ mà không báo cho bạn biết, hoặc không xuất hiện, đây có thể là dấu hiệu cho thấy họ không phải là người mà bạn có thể tin tưởng rằng họ sẽ thực hiện cam kết của mình.[8]
    • Ngoài ra, nếu người đó thường hủy hẹn hoặc thay đổi thời gian gặp gỡ mà không cho mọi người được biết, có lẽ họ không xem trọng thời gian của người khác và gặp vấn đề với việc quản lý thời gian. Trong công việc, hành vi này không chỉ không đáng tin, mà còn thiếu chuyên nghiệp. Trong bối cảnh thông thường, giữa bạn bè, hủy bỏ kế hoạch vào phút cuối cùng có thể cho thấy rằng người đó không trân trọng thời gian của bạn và không phải là người mà bạn có thể trông cậy.

Diễn giải quá trình tương tác của bạn[sửa]

  1. Chú ý đến cách người đó phản ứng trước câu hỏi khó khăn hoặc thử thách. Nếu bạn đang trò chuyện với người đó trong buổi phỏng vấn xin việc, bạn nên đưa ra câu hỏi khó khăn hoặc thách thức và chú ý đến cách họ hồi đáp. Câu hỏi không cần phải quá hung hăng hoặc gây hiểu nhầm. Thay vào đó, bạn nên tập trung vào câu hỏi mở nhưng đồng thời cũng đòi hỏi sự suy nghĩ và phân tích một cách nghiêm túc. Bạn cần phải cung cấp cho người đó cơ hội để trả lời câu hỏi một cách cởi mở và chân thật.[9]
    • Ví dụ, bạn có thể hỏi xem liệu người đó có tin rằng thử thách to lớn nhất đối với họ chính là công việc trước đây của họ, hoặc bạn có thể hỏi xem họ có gặp khó khăn với bất kỳ kỹ năng hoặc kỳ vọng nào đó trong vai trò trước đây của mình hay không. Có thể sẽ phải tốn một khoảng thời gian để người đó trả lời, nhưng bạn nên chú ý xem họ có thay đổi chủ đề hoặc lảng tránh việc trả lời câu hỏi. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy họ đang giấu diếm một điều nào đó về công việc cũ hoặc không sẵn sàng suy nghĩ nghiêm túc về vai trò của bản thân trong quá khứ.
  2. Nêu lên câu hỏi mở về cá nhân. Câu hỏi mở đòi hỏi người đó phải cung cấp nhiều thông tin hơn.[5] Câu hỏi chẳng hạn như “Bạn có thể cho tôi biết thêm về….?” và “Hãy nói cho tôi biết thêm về ….” đều khá tốt. Nếu bạn nghi ngờ rằng người đó đang nói dối, bạn có thể hỏi chung chung và sau đó là trở nên cụ thể hơn. Quan sát sự thiếu nhất quán trong chi tiết. Sẽ khó để kẻ dối trá trình bày câu chuyện của mình một cách chính xác, đặc biệt là khi chúng đang dần trở nên phức tạp hơn.
    • Người đang nói dối thường sẽ chuyển hướng cuộc trò chuyện về phía bạn.[10] Nếu bạn có cảm giác như thể bạn không biết rõ về người đó sau một vài cuộc trò chuyện, hoặc rằng người đó đang khám phá nhiều thông tin về bạn hơn là bạn tìm hiểu về người đó, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo.
  3. Lắng nghe khi người đó nói. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng người đang nói dối thường có một số “tật” trong cách sử dụng từ ngữ. Bạn nên chú ý đến điều họ nói, và cách họ nói. Sau đây là một vài yếu tố bạn cần chú ý:[4]
    • Ít sử dụng đại từ ngôi thứ nhất. Người đang nói dối thường sẽ không sử dụng đại từ "tôi" một cách thường xuyên. Họ sẽ tránh chịu trách nhiệm cho hành vi của mình, và cố gắng giữ khoảng cách với câu chuyện của họ, hoặc tránh khiến nó nghe như được đầu tư quá mức.
    • Từ ngữ thể hiện cảm xúc tiêu cực. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng người gặp vấn đề với sự thật thường lo lắng và có cảm giác tội lỗi. Điều này sẽ được thể hiện thông qua vốn từ của họ, thường có xu hướng bao gồm nhiều từ ngữ thể hiện cảm xúc tiêu cực như "ghét, vô giá trị và buồn bã".
    • Ít dùng từ ngữ loại trừ. Loại từ này, như ngoại trừ, nhưng, hoặc là, là dấu hiệu cho thấy người đó đang phân biệt giữa chuyện đã xảy ra và không xảy ra. Người dối trá thường gặp vấn đề với sự phức tạp, và họ sẽ không thường sử dụng loại từ này.
    • Ít nêu chi tiết. Người nói dối sẽ ít trình bày về chi tiết hơn mức độ bình thường khi trò chuyện về một chủ đề nào đó.[7] Họ cũng có thể sẽ biện minh cho câu trả lời của mình ngay cả khi không được hỏi.[5]
  4. Tìm kiếm sự tương hỗ. Người đáng tin thường tôn trọng lẫn nhau và hợp tác trong giao tiếp. Nếu bạn có cảm giác rằng bạn luôn phải hỏi thăm về thông tin quan trọng, theo đuổi sự tiết lộ về cá nhân trong cuộc trò chuyện, hoặc không nhận được sự giúp đỡ khi yêu cầu, bạn đang đối phó với người không đáng tin.[11]
  5. Cân nhắc tốc độ tiến bước của người đó. Nhanh chóng tiến vào một mối quan hệ sẽ là dấu hiệu cảnh báo rằng người đó là người bạo hành.[12] Nếu họ ép buộc bạn phải tham gia vào sự cam kết chóng vánh, thường xuyên tâng bốc bạn, hoặc cố gắng tách bạn khỏi bạn bè và gia đình để có thể chiếm hữu bạn “cho riêng họ”, người này không phải là người đáng tin.
  6. Quan sát cách người đó đối xử với mọi người. Đôi khi, người không đáng tin sẽ nỗ lực hết sức để chứng tỏ bản thân với bạn, và sự tương tác giữa bạn vẫn trông có vẻ khá ổn. Tuy nhiên, duy trì “chiếc mặt nạ” này đòi hỏi rất nhiều cố gắng, và họ thường sẽ vấp ngã. Bạn nên quan sát cách người đó tương tác với mọi người. Liệu họ có nói xấu về đồng nghiệp của mình khi họ không có mặt hay không? Đối xử tệ với người phục vụ tại nhà hàng? Không thể kiểm soát cảm xúc của bản thân với người khác? Đây chính là dấu hiệu cho thấy người đó không đáng tin.[12]

Thu thập bằng chứng về tính cách của người đó[sửa]

  1. Kiểm tra mạng xã hội. Sẽ khó để duy trì chiếc mặt nạ giả tạo, đặc biệt là khi chúng ta đều kết nối với mạng xã hội một cách thường xuyên. Ví dụ, nghiên cứu cho rằng hồ sơ trên Facebook thường sẽ phản ánh tính cách thật sự của một người nào đó hơn là tính cách mà họ thể hiện bên ngoài.[13] Nếu bạn nghi ngờ về mức độ đáng tin cậy của ai đó, bạn có thể kiểm tra tài khoản mạng xã hội của họ. Bạn nên quan sát xem liệu chúng có nhất quán với hình ảnh con người mà bạn đã gặp hay không.[14]
    • Nghiên cứu cho rằng hầu hết mọi người sẽ sử dụng “lời nói dối vô hại”, đặc biệt là trên trang web hẹn hò. Đây thường là nỗ lực nhỏ nhặt trong việc thể hiện bản thân theo cách tốt nhất, như nói dối về cân nặng, tuổi tác, hoặc nói quá về chiều cao hoặc thu nhập. Con người thường nói dối trong tình huống tìm kiếm bạn tình hơn là các tình huống xã hội khác. Tuy nhiên, lời nói dối to tát thường không phổ biến.[14]
  2. Yêu cầu người ấy cung cấp ít nhất là ba thông tin tham khảo. Nếu bạn đang phỏng vấn người đó hoặc đang cân nhắc tuyển họ vào vị trí nào đó, bạn nên yêu cầu họ cung cấp cho bạn ít nhất là ba thông tin tham khảo, hai thông tin chuyên nghiệp và một thông tin cá nhân.[15]
    • Bạn cũng nên chú ý xem liệu người đó có từ chối cung cấp thông tin tham khảo khi bạn yêu cầu hoặc nếu họ lảng tránh thực hiện điều này. Thông thường, ứng viên đáng tin sẽ sẵn sàng cung cấp cho bạn thông tin tham khảo vì họ không lo lắng về điều mà những người này sẽ nói về họ.
    • Cẩn thận với ứng cử viên cung cấp cho bạn thông tin tham khảo cá nhân như người nhà, vợ/chồng, hoặc bạn bè thân thiết. Thông tin tham khảo cá nhân tốt nhất sẽ là người mà người đó quen biết trong cuộc sống riêng tư cũng như trong công việc, người có thể trình bày về tính cách của họ bằng những ví dụ không thiên vị.
  3. Xác minh tính cách của người đó từ thông tin tham khảo mà họ cung cấp. Một khi bạn đã có được thông tin tham khảo, bạn nên dành thời gian để liên lạc với từng người một và nêu câu hỏi cơ bản để hiểu thêm về tính cách của ứng cử viên này. Chúng có thể bao gồm thông tin cơ bản như họ quen biết với ứng viên như thế nào, trong khía cạnh chuyên nghiệp và/hoặc cá nhân, và cả hai quen biết nhau bao lâu. Bạn cũng có thể hỏi về lý do vì sao người đó lại muốn giới thiệu ứng viên cho vị trí này, và bất kỳ ví dụ nào mà họ có thể cung cấp để minh họa cho lý do vì sao đây chính là người phù hợp.[9]
    • Chú ý đến bất kỳ lời nói nào gây mất thể diện cho ứng viên hoặc cung cấp thông tin có thể khiến bạn thắc mắc về sự đáng tin của người đó.[15] Bạn nên liên lạc với ứng viên và hỏi về lời nhận xét mà người tham khảo đã cung cấp để ứng viên có cơ hội giải thích, đặc biệt nếu bạn thật sự đang cân nhắc tuyển dụng người này.
  4. Yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, như lý lịch hoặc danh sách công ty cũ. Nếu bạn vẫn không chắc chắn về tính cách của người này, bạn có thể yêu cầu họ cung cấp thêm thông tin cá nhân dưới dạng lý lịch hoặc danh sách công ty cũ mà họ đã làm việc. Hầu hết mọi người sẽ không lo lắng khi bị kiểm tra lý lịch nếu họ hoàn toàn trong sạch và không có gì phải giấu diếm.[9]
    • Danh sách công ty cũ mà người đó đã làm việc, cũng như thông tin liên lạc của những người này, có thể được sử dụng để chứng tỏ rằng người đó không hề xấu hổ khi bàn về lịch sử làm việc của mình và sẵn sàng cho phép nhà tuyển dụng cũ của họ trò chuyện với bạn.
    • Nếu bạn còn khá nhiều nghi ngờ về người mà bạn đã gặp trong bối cảnh xã hội, bạn luôn có thể kiểm tra lý lịch của họ trực tuyến.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]