Xử lý khi bị mèo cắn

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Hầu hết những người nuôi mèo đều đã từng bị mèo cắn. Tuy nhiên, kể cả khi mèo đã được tiêm chủng đầy đủ thì việc chăm sóc vết cắn và theo dõi thường xuyên là vô cùng quan trọng để bạn có thể phát hiện ngay nếu vết cắn bị viêm. Mèo có răng nanh dài nên vết cắn của chúng sẽ sâu và có thể gây viêm nhiễm.[1]

Các bước[sửa]

Vệ sinh vết cắn nhẹ tại nhà[sửa]

  1. Đánh giá độ nghiêm trọng của vết cắn. Đôi khi mèo chỉ để lại dấu răng hờ mà không làm rách da nhưng có khi vết cắn sẽ để lại lỗ sâu do răng nanh.[2]
    • Kiểm tra vết cắn và xem có vùng da nào bị rách hay không.
    • Trẻ con có thể sợ hãi và khóc kể cả khi vết cắn không sâu.
  2. Rửa vết cắn nhẹ. Nếu răng mèo không làm rách da hoặc tạo vết thương hở nhưng lại tương đối sâu thì bạn có thể vệ sinh vết cắn tại nhà.[2][3]
    • Rửa sạch vết cắn với xà phòng và nước sạch. Đặt vết cắn dưới vòi nước trong vài phút để rửa sạch bụi bẩn và vi khuẩn ở bên trong.
    • Bóp nhẹ vết cắn để giúp máu lưu thông. Việc này cũng giúp làm sạch bụi bẩn và vi khuẩn bên trong vết thương.
  3. Tiệt trùng vết thương để ngăn vi khuẩn hoặc mầm bệnh hình thành. Cho thuốc tiệt trùng lên miếng bông gòn sạch và sau đó bôi nhẹ lên vết cắn. Việc này sẽ tạo cảm giác xót nhưng không kéo dài. Các loại hóa chất sau có tính năng sát khuẩn cao:[4]
    • Cồn tẩy rửa
    • Dung dịch tẩy rửa có I-ốt
    • Oxy già
  4. Tránh viêm nhiễm cho vết cắn nhẹ bằng cách bôi kem kháng sinh có bán ở quầy thuốc. Lấy một lượng kem kháng sinh bằng hạt đậu và bôi lên toàn bộ vùng da bị tổn thương.[2]
    • Kem kháng sinh 3 trong 1 được bày bán rộng rãi và cũng rất hiệu quả. Hãy đọc và tuân theo hướng dẫn được in trên bao bì.
    • Trao đổi với bác sĩ trước khi dùng thuốc cho trẻ sơ sinh hoặc phụ nữ có thai.
  5. Bảo vệ vết thương với băng cá nhân. Việc này sẽ ngăn bụi bẩn và vi khuẩn, giúp cho vết thương mau lành. Hãy bảo vệ vùng da bị tổn thương với băng cá nhân sạch.
    • Vì vết cắn của mèo thường nhỏ nên bạn có thể che chắn với băng cá nhân có bán ở quầy thuốc.
    • Trước tiên nên làm khô vết cắn để băng cá nhân dính lâu hơn.

Xử lý vết cắn nghiêm trọng ở bệnh viện[sửa]

  1. Đến gặp bác sĩ nếu vết cắn quá nghiêm trọng và bạn không thể tự chăm sóc đúng cách. Đó là những vết cắn sau:[3]
    • Ở trên mặt
    • Vết thương tạo lỗ sâu do bị cắn bởi răng nanh của mèo
    • Chảy máu nhiều và không ngừng
    • Mô bị rách và cần được xử lí.
    • Vết cắn ở khớp, dây chằng hoặc gân
  2. Trao đổi với bác sĩ về cách chăm sóc vết thương. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết thương và tình trạng sức khỏe của bạn mà bác sĩ sẽ:[3]
    • Khâu vết thương để nó ngưng chảy máu
    • Lấy mô chết ra để vết thương không bị viêm nhiễm
    • Chụp X-quang để đánh giá tổn thương ở khớp
    • Đề nghị phẫu thuật tái tạo nếu bạn có tổn thương nghiêm trọng hoặc vết thương để lại sẹo.
  3. Uống thuốc kháng sinh nếu bác sĩ yêu cầu. Viêc này sẽ giảm nguy cơ viêm nhiễm. Thuốc kháng sinh thường được kê khi vết cắn nghiêm trọng, đặc biệt với người có hệ miễn dịch yếu do bệnh tiểu đường, HIV hoặc đang hóa trị. Bác sĩ sẽ kê các thuốc sau:[3]
    • Cefalexin
    • Doxycycline
    • Co-Amoxiclav
    • Ciprofloxacin hydrochloride
    • Metronidazole

Xác định nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm[sửa]

  1. Xác định tình trạng miễn dịch của mèo. Mèo chưa tiêm vắc xin có thể bị nhiễm bệnh và truyền bệnh cho người bị mèo cắn, vốn rất nguy hiểm.[2]
    • Nếu đó là mèo cưng của ai đó, hãy hỏi người nuôi về vấn đề tiêm chủng cho mèo. Nếu đó là mèo của bạn, thì kiểm tra hồ sơ lưu trữ để biết lần cuối mèo được tiêm vắc xin là khi nào.
    • Đến bệnh viện ngay lập tức nếu đó là mèo hoang hoặc bạn không thể xác định tình trạng tiêm chủng của mèo. Kể cả khi mèo trông khỏe mạnh và bạn có thể xác định được tình trạng tiêm phòng của mèo, bạn vẫn nên đến gặp bác sĩ. Mèo có thể vẫn mắc bệnh nhưng chưa thể hiện triệu chứng.
  2. Tiêm vắc xin nếu cần. Người bị mèo cắn có thể mắc phải nhiều bệnh. Bác sĩ sẽ khuyên bạn nên tiêm vắc xin phòng ngừa các bệnh sau:[2]
    • Bệnh dại. Một số con vật mắc bệnh dại có thể trông ốm yếu cùng với biểu hiện sùi bọt mép, nhưng bệnh vẫn có thể lây nhiễm trước khi triệu chứng bệnh trở nên rõ rệt. Nếu bạn bị nhiễm bệnh dại, bác sĩ sẽ tiêm vắc xin để phòng chống.[5]
    • Bệnh uốn ván. Bệnh uốn ván gây ra bởi vi khuẩn có trong bụi bẩn và phân động vật. Điều này có nghĩa là nếu vết thương bị bẩn hoặc sâu và bạn chưa tiêm ngừa uốn ván trong vòng 5 năm, bác sĩ sẽ tiêm cho bạn để đảm bảo không bị nhiễm bệnh.[2]
  3. Theo dõi vết thương để nhận biết dấu hiệu viêm nhiễm. Đến bệnh viện ngay nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu viêm nhiễm nào sau đây:[6]
    • Ửng đỏ
    • Sưng
    • Cơn đau tăng dần
    • Mủ hoặc nước chảy ra từ vết thương
    • Sưng bạch huyết
    • Sốt
    • Cảm thấy lạnh và run rẩy

Để không bị mèo cắn[sửa]

  1. Học cách nhận diện khi nào thì mèo cảm thấy bị đe dọa. Mèo sẽ cắn khi chúng cảm thấy cần phải bảo vệ bản thân. Nếu bạn có nuôi mèo, hãy dạy trẻ hiểu ngôn ngữ cơ thể của mèo. Khi mèo sợ hãi sẽ:
    • Rít lên
    • Gầm gừ
    • Cụp tai
    • Xù lông, tức là toàn bộ lông dựng lên, làm cho mèo trông to hơn bình thường
  2. Chơi với mèo một cách nhẹ nhàng. Những trường hợp mèo trở nên hung hăng bao gồm:
    • Khi bị dồn vào chân tường
    • Khi mèo bị kéo đuôi
    • Nếu mèo bị giữ lại khi cố gắng trốn chạy
    • Nếu mèo bị làm giật mình hoặc bị đau
    • Trong khi chơi đùa. Thay vì để mèo vật lộn với tay hoặc chân của bạn thì hãy kéo một sợi dây và để mèo đuổi theo.
  3. Tránh tiếp xúc với mèo hoang. Mèo hoang thường ở trong thành phố hoặc thị trấn nhưng chúng không quen tiếp xúc với con người. Đừng vuốt ve hoặc ôm chúng.
    • Đừng cho mèo hoang ăn ở nơi có trẻ con.
    • Mèo không quen tiếp xúc với người sẽ có phản ứng khó đoán.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]