Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Xử lý khi bị từ chối
Từ VLOS
Bất cứ hình thức từ chối nào, cho dù trong tình yêu, sự nghiệp, bạn bè, đề xuất cho một cuốn sách hay bất cứ điều gì khác, đều không nên để ảnh hưởng tới hạnh phúc của bạn. Chẳng có gì vui vẻ khi bị từ chối và đôi khi có cảm giác thật chới với nhưng bạn không nên cho phép nó lấy đi hạnh phúc trong cuộc sống của mình. Thực tế từ chối là một phần của cuộc sống - sẽ có những lúc hồ sơ xin việc, đề nghị hẹn hò hay ý tưởng thay đổi của bạn sẽ bị từ chối bởi ai đó, ở đâu đó. Thái độ lành mạnh là chấp nhận từ chối chính là một phần cuộc sống cũng như công nhận rằng quan trọng là tìm cách vươn lên và cố gắng lần nữa.
Mục lục
Các bước[sửa]
Xử lý với Hậu quả Tức thì[sửa]
-
Có
một
thời
gian
buồn
bã
hợp
lý.
Bạn
sắp
cảm
thấy
bực
bội
vì
bị
từ
chối,
cho
dù
đó
là
kịch
bản
bị
bác
bỏ,
ý
tưởng
bị
từ
chối
ở
nơi
làm
việc,
hay
người
yêu
cự
tuyệt.
Bạn
được
phép
bực
bội
vì
những
chuyện
đó,
và
trong
thực
tế,
việc
dành
một
chút
thời
gian
để
xử
lý
và
buồn
bã
là
lành
mạnh.
- Dành chút thời gian trong cuộc sống để xử lý sự từ chối. Ví dụ: nếu bạn có thể nghỉ làm ngày hôm ấy, hãy làm nó. Hay nếu bạn đang lên kế hoạch đi chơi tối đó, hãy ở nhà và thay vào đó là xem một bộ phim. Hãy đi dạo sau khi nhận được lá thư từ chối gây buồn bực, hay cho phép bản thân ngấu nghiến miếng bánh sô cô la.
- Đảm bảo là bạn đừng đi quá đà và dành cả ngày ngồi ở nhà chìm đắm trong sự bất hạnh. Điều này sẽ chỉ khiến bạn cảm thấy tệ hơn về lâu về dài.
-
Nói
chuyện
với
một
người
bạn
tin
cậy.
Việc
này
không
phải
để
nói
rằng
bạn
hoàn
toàn
tự
do
để
"hét
toáng"
nỗi
đau
bị
từ
chối
của
mình
từ
trên
mái
nhà.
Điều
này
sẽ
chỉ
cho
mọi
người
(nhà
xuất
bản
tiềm
năng,
cô
gái
bạn
thích,
ông
chủ
của
bạn)
thấy
là
bạn
đang
than
thở
và
lên
gân
cũng
như
không
thể
xử
lý
cuộc
sống.
Do
vậy
hãy
tìm
một
hai
người
bạn
tin
cậy/thành
viên
gia
đình
và
nói
chuyện
thấu
đáo
với
họ.[1]
- Một người bạn đáng tin cậy sẽ là người muốn nói chuyện thẳng thắn với bạn. Họ có thể giúp bạn giải quyết những sai lầm (nếu có); đôi lúc bạn không thể thay đổi sự việc và bạn nên cứ để nó như vậy. Họ cũng có thể đảm bảo rằng bạn đang đi đúng hướng trong giai đoạn buồn bã để không bắt đầu chìm đắm trong nó.
- Tránh tìm tới các mạng xã hội để giãi bày nỗi đau buồn của mình. Không bao giờ dễ dàng xóa đi một thứ khi đã đăng lên Internet, và khi bạn đang cố kiếm một công việc mới tuyệt vời, ông chủ của bạn có thể kiểm tra internet và thấy rằng bạn không xử lý tốt khi bị từ chối. Cho dù có bực bội hay tức tối thế nào, cũng đừng nên làm vậy.
- Đừng than thở quá nhiều. Một lần nữa, bạn không muốn đắm chìm trong sự từ chối, nếu không bạn sẽ khiến mình rơi vào trạng thái sốt sắng (hay trầm cảm). Đừng bắt đầu nói về việc bị từ chối mỗi lần nói chuyện với bạn bè. Nếu bạn nghĩ bạn đã đi quá đà, hãy hỏi họ rằng "Có phải mình đang chìm đắm trong sự từ chối này quá sâu không?" Nếu họ nói "đúng", hãy điều chỉnh theo đó.
-
Sớm
chấp
nhận
sự
từ
chối.
Bạn
càng
sớm
chấp
nhận
sự
từ
chối
và
nỗ
lực
để
đi
tiếp
bao
nhiêu,
bạn
sẽ
càng
cảm
thấy
dễ
dàng
hơn
sau
đó.
Nó
cũng
đồng
nghĩa
với
việc
bạn
không
cho
phép
sự
từ
chối
đánh
bại
bản
thân
trong
tương
lai.
- Ví dụ: nếu bạn không có được công việc mà bạn mong muốn, hãy cho phép một khoảng thời gian hợp lý để buồn bực và sau đó để nó qua đi. Đã đến lúc phải tìm kiếm một thứ gì khác, hay xem xét bạn có thể thay đổi điều gì trong tương lai. Sẽ tốt hơn nếu ghi nhớ trong đầu khi một sự việc không thành công, thường thì một việc khác sẽ thực hiện được và theo cách mà bạn không ngờ tới.
-
Đừng
nhìn
nhận
sự
từ
chối
theo
chiều
hướng
cá
nhân.
Hãy
nhớ
rằng
từ
chối
chẳng
nói
lên
điều
gì
về
cả
con
người
bạn.
Bị
từ
chối
là
một
phần
của
cuộc
sống
và
đó
không
phải
là
tấn
công
cá
nhân.
Cho
dù
lý
do
là
gì
đi
nữa
thì
nhà
xuất
bản,
cô
gái
đó,
hay
ông
chủ
của
bạn
đã
không
hứng
thú
với
một
điều
cụ
thể.
- Bị từ chối không phải lỗi của bạn. Đối phương (hay mọi người) từ chối một điều cụ thể không khả thi với "họ". Họ từ chối yêu cầu, "'không phải từ chối bạn"'.
- Hãy nhớ rằng, họ không thể từ chối cả con người bạn bởi vì họ không biết bạn. Thậm chí nếu bạn đã hẹn hò vài buổi với ai đó không có nghĩa rằng họ biết tất cả về bạn và do đó từ chối bạn. Họ từ chối một tình huống không khả thi với bản thân họ. Hãy tôn trọng điều đó.
- Ví dụ: bạn rủ cô gái mà bạn vô cùng thích đi chơi, và cô ấy nói "không". Điều này có nghĩa là bạn vô giá trị? Điều này có nghĩa là sẽ không một ai muốn hò hẹn với bạn nữa? Không, tất nhiên là không. Cô ấy đơn giản chỉ không hứng thú với lời đề nghị (dù lý do có là gì đi chăng nữa; cô ấy có thể đang trong một mối quan hệ và không hứng thú với việc hẹn hò…).
-
Làm
một
điều
gì
khác.
Bạn
cần
phải
gỡ
bỏ
sự
từ
chối
khỏi
trí
óc
mình
sau
một
khoảng
thời
gian
đau
buồn
hợp
lý.
Đừng
ngay
lập
tức
trở
lại
với
việc
khiến
bạn
bị
từ
chối
ngay,
bởi
vì
bạn
vẫn
sẽ
nghĩ
ngợi
về
sự
từ
chối.
Bạn
cần
một
chút
không
gian
và
thời
gian
giãn
cách
khỏi
nó.
- Ví dụ: bạn gửi bản thảo một cuốn tiểu thuyết tới nhà xuất bản và bị từ chối. Sau khi đau buồn một hồi, hãy tiếp tục với một câu chuyện khác, hay dành thời gian thử viết lách theo phong cách khác (như thơ hay truyện ngắn).
- Làm gì đó vui vẻ có thể là một cách tuyệt vời để trí óc khỏi bận tâm về sự từ chối và còn giúp bạn tập trung. Hãy ra ngoài khiêu vũ, mua quyển sách mới mà bạn thực sự thích, dành cuối tuần đi biển với bạn bè.
- Bạn không thể để sự từ chối làm khựng lại cuộc sống của mình, bởi vì bạn sẽ có vô số những trường hợp từ chối trong cuộc sống (như tất cả mọi người). Bằng việc tiếp tục sống và làm những việc khác, bạn không để cho sự từ chối quyết định cuộc sống của mình.
Xử lý Từ chối trong Dài hạn[sửa]
-
Diễn
giải
lại
sự
từ
chối.
Nhớ
rằng
sự
từ
chối
không
phải
là
về
cả
con
người
bạn,
đã
tới
lúc
diễn
giải
lại
việc
bị
từ
chối
theo
một
cách
khác.
Những
người
nói
về
"bị
từ
chối"
có
xu
hướng
nhìn
nhận
sự
từ
chối
kém
hơn
những
người
diễn
giải
lại
sự
từ
chối
thành
việc
tập
trung
vào
tình
hình,
chứ
không
phải
vào
chính
họ.[2]
- Ví dụ: Nếu bạn mời một người đi hẹn hò và họ nói không, thay vì nói rằng "họ từ chối mình," hãy nói "Họ nói không." Bằng cách này bạn không diễn giải sự từ chối là một điều gì đó dở tệ ở mình (cuối cùng thì họ không từ chối bạn, mà họ nói không với đề xuất của bạn).
- Một số ví dụ nữa về các cách diễn giải sự từ chối là "tình bạn xa dần" (thay vì nghĩ một người bạn từ chối bạn), "Mình không nhận được công việc đó" (thay vì nghĩ "họ từ chối đơn xin việc của mình"), "chúng ta có những ưu tiên khác nhau" (thay vì nghĩ "họ từ chối mình").
- Một trong những cách diễn giải tốt nhất là "nó không đi đến đâu" bởi vì nó không đổ lỗi lên họ cũng như lên bạn.
-
Biết
khi
nào
nên
từ
bỏ.
Khi
một
việc
không
đi
đến
đâu,
không
phải
bao
giờ
nó
cũng
có
nghĩa
là
bạn
nên
từ
bỏ,
nhưng
nhận
ra
khi
nào
cần
từ
bỏ
và
tiếp
tục
là
quan
trọng.
Thông
thường
thì
không
từ
bỏ
thực
chất
nghĩa
là
bỏ
qua
trường
hợp
cụ
thể
đó
mà
chuyển
qua
việc
khác,
nhưng
nỗ
lực
theo
một
cách
chung
hơn.[3]
- Ví dụ, nếu bạn mời ai đó đi chơi và họ nói không, không từ bỏ có nghĩa là không từ bỏ ý tưởng tìm kiếm tình yêu. Hãy bỏ qua họ (đừng kỳ kèo để họ cho bạn một cơ hội), nhưng đừng từ bỏ việc mời những người khác đi chơi.
- Một ví dụ khác: nếu kịch bản của bạn bị một nhà xuất bản từ chối, ngừng lại và suy nghĩ xem điều gì khiến họ từ chối là tốt, nhưng bạn nên tiếp tục nỗ lực với những nhà xuất bản và bên đại diện khác.
- Hãy luôn nhớ, bạn không có quyền đương nhiên với câu trả lời "đồng ý". Do nó không phủ định sự hiện diện của bạn, đừng xoay ngược lại và đổ lỗi cho ai đó.
-
Đừng
cho
phép
sự
từ
chối
kiểm
soát
tương
lai
của
bạn.
Từ
chối,
như
đã
nói,
là
một
phần
cuộc
sống.
Cố
gắng
tránh
nó,
hay
chìm
đắm
trong
nó
sẽ
khiến
bạn
bất
hạnh.
Bạn
cần
phải
có
khả
năng
chấp
nhận
những
sự
việc
không
phải
lúc
nào
cũng
thành
công
như
mong
đợi
và
điều
đó
cũng
không
sao!
Chỉ
vì
một
việc
không
thành
công
không
có
nghĩa
là
bạn
thất
bại,
hay
sẽ
chẳng
có
gì
thành
công.
- Mỗi trường hợp là độc nhất vô nhị. Thậm chí nếu một chàng trai nói không với buổi hẹn hò, nó không có nghĩa là tất cả những chàng trai bạn thích sẽ nói không. Bây giờ, nếu bạn bắt đầu tin rằng bạn sẽ luôn bị từ chối, thì bạn sẽ luôn bị từ chối. Bạn sẽ đặt mình vào thế thất bại mỗi lần như vậy.
- Hãy tiếp tục tiến lên. Chìm đắm trong sự từ chối sẽ khiến bạn bị sa lầy trong quá khứ và không để bạn tận hưởng hiện tại. Ví dụ: nếu bạn tiếp tục nghĩ về số lần bị từ chối việc làm, bạn sẽ có một thời gian khó khăn gửi hồ sơ và theo đuổi những ngả đường khác.
-
Tận
dụng
từ
chối
để
tiến
bộ.
Thỉnh
thoảng
sự
từ
chối
có
thể
là
một
tiếng
chuông
thức
tỉnh
và
giúp
bạn
cải
thiện
cuộc
sống.
Nhà
xuất
bản
có
thể
từ
chối
bản
thảo
của
bạn
bởi
vì
bạn
vẫn
cần
nỗ
lực
với
việc
viết
lách
của
mình
(nó
có
thể
chưa
xuất
bản
được,
nhưng
điều
đó
không
có
nghĩa
là
bạn
sẽ
không
bao
giờ
được
xuất
bản!).[4]
- Nếu có thể, hãy yêu cầu người từ chối bạn đưa ra một số phản hồi tại sao họ lại không hứng thú. Ví dụ: có thể hồ sơ của bạn chưa đạt chuẩn và thay vì tức tối rời đi nói rằng sẽ không ai tuyển dụng bạn, bạn hãy hỏi công việc tiềm năng bạn có thể làm là gì để cải thiện. Họ có thể không liên hệ lại với bạn, nhưng nếu có họ có thể cung cấp cho bạn đánh giá thấu đáo quý báu cho lần nỗ lực tiếp theo.
- Đối với một mối quan hệ bạn có thể hỏi tại sao họ không hứng thú hẹn hò với bạn, nhưng nó có thể chỉ đơn giản là "Em không nghĩ về anh theo cách ấy." Bạn không thể làm gì để thay đổi suy nghĩ của họ, do vậy bài học ở đây là làm cách nào để đối mặt với sự hờ hững đó một cách hợp lý và làm sao để tiếp tục lạc quan về tiềm năng của mối quan hệ trong cuộc sống của mình (thậm chí không phải với người đó!).
-
Ngừng
việc
đắm
chìm
trong
nó.
Đã
đến
lúc
bỏ
qua
sự
từ
chối.
Bạn
đã
cho
bản
thân
thời
gian
để
đau
buồn,
bạn
đã
nói
chuyện
thấu
đáo
với
bạn
bè
tin
cậy,
bạn
đã
học
được
bài
học
từ
nó,
và
giờ
hãy
đặt
nó
vào
quá
khứ.
Bạn
càng
đắm
chìm
trong
nó,
nó
sẽ
càng
lớn
lên
và
bạn
sẽ
càng
cảm
thấy
bạn
không
thể
thành
công.
- Nếu bạn thấy bản thân thực sự không thể bỏ lại sự từ chối, bạn sẽ cần tìm kiếm sự hỗ trợ chuyên nghiệp. Đôi khi những mô hình suy nghĩ ("Mình không đủ tốt,"…) ăn sâu vào tâm lý bạn và mỗi sự từ chối lại khiến chúng càng ăn sâu hơn. Một chuyên gia giỏi có thể giúp bạn vượt qua điều này.
Cách Từ chối một Đề nghị[sửa]
-
Hãy
nhớ
rằng
bạn
được
phép
nói
"không."
Điều
này
có
thể
khó
khăn
đối
với
nhiều
người,
đặc
biệt
là
phụ
nữ,
nhưng
bạn
không
có
nghĩa
vụ
phải
nói
"đồng
ý"
với
một
điều
bạn
không
muốn
làm.
Đương
nhiên
cũng
cần
thận
trọng;
khi
tiếp
viên
hàng
không
nói
"ngồi
xuống"
thì
bạn
nên
làm
theo.
- Nếu ai đó mời bạn hẹn hò và bạn không muốn đi với họ, bạn có thể nói thẳng với họ rằng đơn giản là bạn không hứng thú.
- Nếu bạn bè rất muốn đi du lịch mà bạn không muốn/không thể, nếu bạn nói không thì cũng không thể khiến thế giới của họ sụp đổ!
-
Hãy
thẳng
thắn.
Một
trong
những
cách
tốt
nhất
để
từ
chối
đề
nghị
là
hãy
thẳng
thắn
hết
mức
có
thể.
Đừng
che
đậy
hay
vòng
vo.
Thẳng
thắn
không
có
nghĩa
là
xấu
tính,
mặc
dù
một
số
người
nhìn
nhận
theo
hướng
đó.
Không
có
bất
cứ
cách
nào
khác
để
từ
chối
đề
nghị
của
một
người
(về
bất
cứ
thứ
gì:
một
buổi
hò
hẹn,
kịch
bản,
công
việc)
mà
không
gây
ra
một
chút
đau
đớn.
- Ví dụ: ai đó mời bạn đi chơi và bạn không hứng thú. Hãy nói "Em thực sự thấy cảm kích, nhưng em không cảm nhận về anh theo cách ấy." Nếu họ không hiểu được ẩn ý, hãy giận dữ hơn và nói trắng ra "Em không và sẽ không hứng thú và thực tế là anh không để em yên khiến em lại càng ít quan tâm hơn."
- Từ ví dụ thứ hai ở trên, khi bạn bè đề xuất một cuộc đi chơi, hãy nói "Cám ơn vì đã nghĩ tới mình! Mình không thể xin nghỉ được, thậm chí vào cuối tuần. Có lẽ để lần sau." Bằng cách này bạn không cắt đứt khả năng vui vẻ trong tương lai, nhưng lại thẳng thắn với bạn bè rằng bạn không muốn đi mà không nói "có lẽ" và những điều tương tự.
-
Đưa
ra
những
lý
do
cụ
thể.
Trong
khi
bạn
không
nợ
ai
một
lời
giải
thích,
nói
rõ
tại
sao
bạn
không
hứng
thú
có
thể
giúp
ích
cho
người
đưa
ra
đề
xuất
mà
bạn
từ
chối.
Nếu
có
những
điểm
để
cải
thiện
(đặc
biệt
những
thứ
như
kịch
bản
hay
hồ
sơ)
bạn
có
thể
đề
cập
đến
chúng
để
nỗ
lực
hơn.
- Đối với mối quan hệ, hãy đơn giản nói với họ rằng bạn không hứng thú và không cảm nhận theo hướng đó về họ. Nếu họ đòi nhiều lý do hơn, hãy nói với họ rằng sự hấp dẫn và tình yêu không phải những điều bạn có thể kiểm soát được và họ cần phải chấp nhận là bạn không hứng thú.
- Nếu bạn đang từ chối đăng bài thơ của ai đó trên tạp chí của mình (và bạn có thời gian), hãy giải thích điều gì ở bài thơ không ổn đối với bạn (cấu trúc thơ, công thức sáo mòn…). Bạn không phải nói rằng nó dở tệ, nhưng bạn có thể nói có một số việc cần làm trước khi nó có thể xuất bản được.
-
Thực
hiện
nhanh
chóng.
Bằng
việc
từ
chối
càng
nhanh
càng
tốt
bạn
không
để
cho
cảm
xúc
tích
lũy
và
trở
nên
tệ
hơn.
Nó
giống
như
việc
gỡ
băng
gạc
(nói
một
cách
hình
ảnh).
Hãy
giải
thích
với
họ
rằng
đề
xuất
(du
ngoạn
với
bạn
bè,
buổi
hẹn
với
ai
đó,
kịch
bản
của
một
người…)
không
khả
thi
với
bạn
càng
nhanh
càng
tốt.
- Bạn làm việc này càng nhanh thì họ vượt qua nó càng nhanh và dùng trải nghiệm này để tiến bộ.
Lời khuyên[sửa]
- Tìm cách thả lỏng sau khi bị từ chối. Một số người tìm đến tín ngưỡng, số khác tìm đến tắm nóng và thiền định. Hãy tìm cách thư giãn đầu óc, vượt qua những cảm giác tồi tệ và khôi phục lại sự cân bằng.
- Nếu ai đó từ chối không yêu bạn, không có nghĩa là bạn nên cảm thấy bản thân kém cỏi hay thấy tồi tệ. Nó chỉ có nghĩa là họ không cảm nhận được sự hấp dẫn. Và bạn không thể thay đổi điều đó.
- Chỉ vì ai đó nói không với mọi thứ bạn cố thuyết phục họ đồng ý không có nghĩa là họ không thấy điểm tốt ở bạn, do đó thay vì tập trung vào câu trả lời không hãy rũ bỏ nó và tập trung vào những mặt tốt của bản thân.
- Đa phần thành công và sự chấp nhận đến từ sự chăm chỉ. Đôi khi chúng ta không sẵn lòng thừa nhận với bản thân rằng chúng ta vẫn có nhiều việc cần làm trước khi chúng ta hoàn thiện như cần phải vậy. Hãy nhiệt tình với những cơ hội nhưng cũng thực tế rằng vẫn cần học hỏi và trải nghiệm thêm. Hãy lao vào giải quyết hơn là âu sầu về sự từ chối.
- Tìm sự trợ giúp chuyên nghiệp nếu bạn tiếp tục cảm thấy trầm cảm sau khi bị từ chối. Đừng tìm tới rượu bia hay ma túy, thậm chí nếu chúng có vẻ có tác dụng trong ngắn hạn. Trong dài hạn, chúng có khả năng hủy hoại rất lớn.
- Đừng ngần ngại nói không, không gì tệ bằng ai đó làm bạn nhầm tưởng và lãng phí thời gian cũng như tình cảm.
- Tin vào bản thân mình.
Cảnh báo[sửa]
- Nếu bạn tiếp tục nhìn nhận sự từ chối theo chiều hướng cá nhân một cách cực đoan, hãy cân nhắc nói chuyện với nhà tư vấn hay trị liệu viên. Nếu bạn đang phải chịu chứng trầm cảm, lo lắng hay những vấn đề về sức khỏe tâm thần, bạn có thể không có sự dẻo dai cần thiết để đối phó với những áp lực đang tới của cuộc sống và cần hỗ trợ thêm. Không có gì phải xấu hổ hay ngại ngần, ai cũng cần sự hướng dẫn cảm thông lúc này hay lúc khác trong cuộc sống.
- Mọi người không phải lúc nào cũng sẽ quay trở lại với bạn khi bạn yêu cầu phản hồi về việc từ chối. Đó là cuộc sống, đôi khi họ quá bận, lúc khác họ không biết phải giải thích thế nào để tránh mang tính quá phê phán hay cá nhân. Và đôi khi, họ thực sự không quan tâm. Một lần nữa, đừng nhìn nhận nó theo chiều hướng cá nhân, hãy xem liệu bạn có thể tìm thấy ai khác mà bạn tin tưởng và có thời gian nhìn lại những việc đã xảy ra với bạn, để cố gắng tìm cách cải thiện trong tương lai.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ http://eegilbert.org/rejection.html
- ↑ http://www.psychologytoday.com/blog/the-attraction-doctor/201107/dealing-rejection-part-1-handling-others-rejecting-behavior
- ↑ http://www.baggagereclaim.co.uk/why-avoiding-rejection-actually-opens-you-up-to-more-why-its-not-always-rejection/
- ↑ http://thewritepractice.com/how-to-handle-rejection/