Yêu lại từ đầu với ai đó

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Nhiều người cố gắng rất nhiều để bắt đầu mối quan hệ lâu dài, nhưng không phải lúc nào họ cũng biết điều cần làm để duy trì tình yêu và tình cảm một khi mối quan hệ đã bền vững. Nhiều vấn đề thực tế của cuộc sống, tài chính, nuôi dạy con cái hoặc các yếu tố khác thường có thể ngăn bạn tập trung vào tình yêu và niềm hạnh phúc mà bạn cảm nhận dành cho người bạn đời. Bạn có thể lấy lại những cảm xúc đó nếu bạn sẵn sàng dành thời gian và nỗ lực.

Các bước[sửa]

Giao tiếp với người bạn đời[sửa]

  1. Khẳng định nhu cầu của bạn một cách rõ ràng. [1] Đừng mong đợi người bạn đời lâu năm sẽ đọc được suy nghĩ của bạn. Nếu bạn thấy chính mình trở nên thất vọng vì đối phương không đáp ứng các nhu cầu và mong muốn của bạn, thử trò chuyện về những nhu cầu mà bạn đã vạch ra.[2]
    • Ví dụ, có thể bạn cảm thấy như thể người bạn đời không xem trọng bạn bởi vì họ không nói với bạn rằng họ cảm kích bạn. Rất có thể là họ có cảm giác trân trọng và nhận ra tất cả những điều bạn làm, nhưng họ không nói bất cứ lời nào. Trong trường hợp này, bạn có thể nói với họ: “Đôi khi anh cảm thấy anh không được yêu quý. Giá mà em nói lời cảm kích vì những gì anh đã làm và cảm ơn anh vì điều đó thì anh sẽ cảm thấy mình được em đánh giá cao”.
    • Một ví dụ khác là nếu bạn cảm thấy như thể bạn không còn thu hút đối phương bởi vì họ không thường khơi gợi chuyện chăn gối. Trong trường hợp này, hãy nói với họ rằng bạn cảm thấy như thế nào và giải thích bạn muốn họ hành động theo cách khác.
  2. Hỏi về nhu cầu của người bạn đời. [1] Khi thảo luận về nhu cầu cảm xúc, đảm bảo bạn dành sự đáp lại tình cảm bằng cách hỏi xem người bạn đời có nhu cầu gì. Nếu họ có xu hướng ít cởi mở về cảm xúc, bạn cần giúp họ tìm được ngôn ngữ để truyền đạt nhu cầu. Hãy kiên nhẫn và nhận ra rằng họ có thể cần thời gian để suy nghĩ về nó trước khi phản hồi. Nếu họ cần thời gian, đừng quên theo dõi tiến độ. Khi họ trò chuyện với bạn, hãy thực sự lắng nghe và cố gắng để hiểu những gì họ nói.[3]
  3. Nhạy cảm với nhu cầu của người bạn đời. [1] Một khi hai bạn đã chia sẻ nhu cầu với nhau, hai bạn nên cố gắng hành động dựa trên sự chia sẻ đó. Bạn thậm chí có thể cùng nhau tạo ra một “kế hoạch hành động” để bắt đầu đáp ứng nhu cầu của nhau.
    • Ví dụ, nếu người bạn đời mong muốn bạn chia sẻ sự cảm kích dành cho anh ấy/cô ấy bằng lời nói, bạn có thể cài lời nhắc nhở trên điện thoại để khen ngợi họ vài lần trong một tuần.
    • Bạn có thể nói: “Cảm ơn em vì đã lên kế hoạch và sắp xếp kỳ nghỉ sắp tới của chúng ta. Anh biết em đã làm rất chăm chỉ cố gắng để khiến mọi thứ diễn ra suôn sẻ cho cả gia đình” hoặc “Em gọi anh dậy và chuẩn bị bữa sáng trước khi anh đi làm sáng nay thực sự có ý nghĩa rất nhiều. Những việc nhỏ em làm luôn khiến cho cuộc sống của anh dễ chịu hơn”.
    • Nếu đối phương đã chia sẻ rằng họ muốn bạn khơi gợi chuyện chăn gối thường xuyên hơn, hãy thử làm điều đó. Đôi khi dành một chút nỗ lực cho sự lãng mạn có thể giúp ích cho mối quan hệ lâu dài. Đừng đánh giá thấp hiệu quả của sự ngạc nhiên thú vị đối với người bạn đời.
  4. Lạc quan. [1] Quá tiêu cực có thể làm hỏng mối quan hệ với ai đó, và nó thật sự tồi tệ đối với một mối quan hệ tình cảm lãng mạn lâu dài. Hãy có sự chia sẻ lạc quan, rõ ràng và duy trì một cái nhìn tích cực về cuộc sống bất cứ khi nào có thể sẽ giúp duy trì một mối quan hệ hạnh phúc.
  5. Kiểm soát xung đột. [1] Tránh tất cả xung đột gần như là điều không thể, và tránh xung đột không phải luôn là cách tốt nhất để đối phó với chúng. Thay vào đó, hãy suy nghĩ về việc kiểm soát xung đột; điều này có nghĩa là thỉnh thoảng tránh chúng (chỉ dành thời gian cho những việc quan trọng) và nổ lực để giải quyết chúng vào những lúc khác.
    • Nếu bạn và người bạn đời không đồng ý về quy trình kiểm soát xung đột (như nếu bạn muốn bàn bạc và giải quyết xung đột ngay lập tức nhưng họ thích có khoảng thời gian để bình tĩnh trước), có lẽ bạn cần phải thỏa hiệp. Hãy tạo một kế hoạch về cách bạn sẽ giải quyết xung đột trong tương lai và tôn trọng sở thích của mỗi cá nhân.
  6. Có cuộc trò chuyện về “điểm quan trọng”. [1] Thường thì khi mọi người bắt đầu hẹn hò, họ có các cuộc trò chuyện với nhau về một số sự kiện thực sự ảnh hưởng đời sống, ước mơ cho tương lai và hoài bão. Sau khi ở bên nhau một thời gian dài, những cuộc trò chuyện có thể tập trung nhiều hơn vào việc ai sẽ là người thu gom quần áo đang phơi hay đưa con đi đá bóng. Cố gắng tìm thời gian và không gian để có cuộc trò chuyện quan trọng về cuộc sống và mục tiêu có thể giúp bạn cảm thấy gần gũi với người bạn đời thêm lần nữa.

Dành thời gian chất lượng cho nhau[sửa]

  1. Lên lịch có thời gian riêng ở bên nhau.[4] Có vẻ là chuyện lạ khi lên lịch hẹn hò với người bạn đời của chính mình, nhưng đây là điều quan trọng để giữ mối quan hệ của bạn là một điều ưu tiên. Đôi khi cách duy nhất để làm điều đó là cố tình thêm nó vào lịch trình. Mời đối phương đi hẹn hò, xử lý tốt bất kỳ chi tiết cần thiết nào như giữ trẻ hoặc đưa đón, và hãy cùng nhau ra ngoài thư giãn. [5]
    • Xác định liệu bạn có thể tạo thói quen đó không, như hẹn hò mỗi tối thứ Bảy. Điều này có thể cho bạn một cơ hội để kết nối và trò chuyện về những ngày làm việc trong tuần.
  2. Đặc biệt chú ý đến vẻ ngoài của bạn trong ngày hẹn họ. Nếu bạn đã ở cùng bạn đời trong một thời gian dài, họ đã có thể nhìn thấy điểm tốt nhất và điểm tệ nhất của bạn. Trong khi việc thấy mình luôn tuyệt vời bất cứ khi nào ở cùng nhau là chuyện không thực tế (và có lẽ không cần thiết), hãy thử “chải chuốt” trước khi hẹn hò cùng nhau. Nghĩ về cuộc hẹn lần đầu và dành thêm thời gian chuẩn bị cho ngày hẹn đó để bạn có thể chắc chắn gây được ấn tượng.
  3. Dành thời gian để vui đùa. Cười đùa có thể tạo sự kết nối mạnh mẽ và củng cố mối quan hệ.[6] Nếu bạn dành thời gian để làm một vài điều khiến bạn cảm thấy hạnh phúc—và bạn làm chúng cùng nhau—bạn sẽ cảm thấy gần gũi hơn với đối phương. Hãy thử điều gì đó mới mẻ và vui vẻ với nhau, hoặc dành thời gian để ra ngoài và làm điều gì đó thú vị.
    • Một số điều mới mẻ mà bạn có thể thử cùng nhau là thử chơi môn thể thao mới, đu dây mạo hiểm, vượt chướng ngại vật, chơi đánh gôn, chơi trò chơi điện tử, cờ bàn và chơi bài, hoặc thậm chí tham gia một sự kiện thể thao cùng nhau.
  4. Nắm tay.[7] Quay lại điều cơ bản của một mối quan hệ và khơi gợi sự thân mật theo mức độ nhạy cảm bằng cách nắm tay. Có thể bạn đã nắm tay đối phương vào ngày hẹn hò đầu tiên, vậy thì tại sao không nắm tay ngay bây giờ? Chạm nhẹ nhau bên ngoài phòng ngủ có thể giúp bạn cảm thấy gần gũi và làm mới mối quan hệ giữa hai bạn.
  5. Tán tỉnh nhiều hơn và ân cần. Nghĩ về tình yêu là một hành động. Mỗi ngày, tìm vài cách để cho người bạn đời thấy bạn quan tâm họ nhiều ra sao. Làm điều đó để họ không bao giờ quên rằng bạn yêu họ.
  6. Duy trì sự thân mật. Đừng bỏ qua đời sống tình dục chỉ vì bạn có những nhu cầu khác trong cuộc sống. Nếu cần thiết, hãy lên kế hoạch hoặc lên lịch cho những giây phút thân mật. Thêm sự lãng mạn vào lịch trình, và trò chuyện về cách để tiếp thêm sức sống cho tình yêu của bạn nếu nó có vẻ suy yếu.[8]
    • Bạn có thể xem xét tìm gặp một bác sĩ chuyên về chuyện sinh lý nếu gặp phải vấn đề chăn gối riêng cần giải quyết.
  7. Nhớ lại thời gian tìm hiểu yêu đương. Trở về nơi bạn đã gặp nhau hoặc có buổi hẹn hò đầu tiên. Nếu bây giờ hai bạn có con cái, hãy đi đâu đó mà bạn từng đến thường xuyên trước khi có con nhưng đã lâu không tới đó. Quay trở lại những nơi này với tầm nhìn mới như một cặp vợ chồng sẽ giúp bạn nhớ về nơi tình yêu bắt đầu và xem trọng sự tiến xa mà hai bạn đã đi cùng nhau.
  8. Tạo ra nghi thức. Những nghi thức có thể giúp cho các cặp vợ chồng (và gia đình) thiết lập một vài kinh nghiệm và quan điểm chung. [1] Đánh dấu ngày kỷ niệm, sinh nhật, hay một ngày nào đó có ý nghĩa duy nhất với bạn qua một nghi thức hoặc truyền thống có thể mang hai bạn đến với nhau. Nó mang lại cho bạn cơ hội để suy nghĩ về những năm trong quá khứ và dự đoán tương lai.

Cảm thấy được cảm kích[sửa]

  1. Tạo bản đồ tình yêu. Bản đồ tình yêu là một đại diện vật chất cho lịch sử mối quan hệ tình cảm của người bạn đời. Thậm chí nếu bạn không thể vẽ ra một bản đồ, bạn nên chú ý đến “cảnh quan” mang tính cảm xúc của người bạn đời và cố gắng cảm kích con đường dài (thường xuyên) đã đưa hai bạn đến với nhau cho tới cuối cùng.[1]
  2. Ngưỡng mộ nhau. [1] Nếu bạn có mối quan hệ lâu dài với ai đó, thì có lẽ bạn đã ngưỡng mộ họ trước đây. Anh ấy/cô ấy có những đặc điểm mà bạn yêu thích và thu hút, và bạn không nghĩ là chúng luôn tồn tại. Hãy cố gắng có bước lùi lại khách quan và nhìn vào người bạn đời theo cách mới. Tạo một danh sách tất cả những điều mà bạn ngưỡng mộ ở họ; bạn thậm chí có thể chia sẻ danh sách này với họ sau đó. Tuy nhiên, giá trị của việc tạo ra danh sách là để làm mới sự ngưỡng mộ của bạn dành cho họ.
    • Bạn có thể cố gắng khuyến khích người bạn đời để cùng ngưỡng mộ nhau. Có thể sẽ ngượng ngùng để bày tỏ và nói “Anh nghĩ em nên ngưỡng mộ anh và nhớ rằng anh thật tuyệt vời”, bạn có thể thảo luận về mong muốn để ngưỡng mộ họ trọn vẹn hơn và cách mà bạn nghĩ là sẽ giúp ích cho mối quan hệ. Điều này có thể thúc đẩy sự đáp lại tình cảm để có thể thắt chặt mối quan hệ giữa hai bạn.
  3. Xây dựng lòng tin. [1] Tiếp cận mối quan hệ với sự tin tưởng hoàn toàn. Nếu bạn cho rằng bạn tin họ và đáng được tin tưởng, và buông bỏ sự sợ hãi, ganh tỵ và nghi ngờ, thì mối quan hệ của bạn sẽ tốt đẹp. Việc duy trì một mối quan hệ lành mạnh sẽ cần thời gian, nhưng duy trì tiềm tin là điều khẳng định từ đầu.
    • Nếu bạn có một lý do để không tin tưởng người bạn đời, như trước đây từng phản bội, có thể bạn cần được tư vấn cùng nhau để thiết lập lại mối liên kết tin cậy.
  4. Làm mới sự cam kết. [1] Bạn thường có cam kết với người bạn đời lâu năm, cụ thể nếu hai bạn đã kết hôn, nhưng sẽ có lợi ích khi đổi mới cam kết đó. Sự đổi mới lời thề nguyện hoặc một nghi lễ chính thức là không cần thiết. Bạn chỉ cần quyết định để làm mới cam kết và trò chuyện với người bạn đời về việc đó.
    • Ví dụ, bạn có thể nói: “Anh biết chúng ta đã kết hôn được 17 năm, và chúng ta đã trải qua nhiều điều cùng nhau. Anh chỉ muốn em biết rằng anh đang hứa với chính mình vì hạnh phúc cùng nhau, và anh sẽ cố gắng và vui vẻ để tiếp tục khiến cho mối quan hệ và cuộc sống của chúng ta tốt đẹp hơn mỗi ngày”.
  5. Viết nhật ký về lòng biết ơn.[9] Viết nhật ký về lòng biết ơn đã được chứng minh là giúp mọi người cảm kích những gì họ có và hạnh phúc hơn. Viết nhật ký tập trung vào lòng biết ơn đối với tất cả khía cạnh trong cuộc sống, bao gồm mối quan hệ, có thể giúp bạn cảm thấy hạnh phúc và gần gũi hơn với người bạn đời.
    • Ngay cả nếu lòng biết ơn không có lợi trực tiếp cho mối quan hệ, hãy làm điều gì đó khiến bạn cảm thấy hạnh phúc hơn, điều đó sẽ có ảnh hưởng đến mối quan hệ.
  6. Rèn luyện tự chăm sóc bản thân.[10] Chăm sóc bản thân và cảm thấy rằng nhu cầu tình cảm của bạn cần được đáp ứng có thể giúp bạn có năng lượng và động lực để duy trì mối quan hệ với người khác. Bạn cũng có thể cảm thấy biết ơn người bạn đời vì họ giúp bạn có thời gian để tự chăm sóc bản thân.
    • Mỗi người có khái niệm tự chăm sóc khác nhau. Nó có nghĩa là dành thời gian một mình để suy tư tĩnh lặng hoặc dành thời gian để thực hiện một sở thích hay môn thể thao yêu thích.
    • Cho người bạn đời cơ hội để họ tự chăm sóc mình. Tạo cho họ thời gian chăm sóc chính mình và khuyến khích họ theo đuổi những gì khiến họ cảm thấy mãn nguyện và vui vẻ. Khi quay trở lại với nhau, bạn thường sẽ có năng lượng và không gian cảm xúc để dành nhiều thời gian hơn cho mối quan hệ.

Nhận sự giúp đỡ cho mối quan hệ[sửa]

  1. Biết khi nào bạn gặp phải vấn đề. Nếu có vẻ như sự bất đồng với ý định tốt của bạn đang ngày càng trở nên ít thân thiện, bạn đang đánh mất mong muốn hoặc khả năng để trò chuyện với người bạn đời, bạn thường xuyên bị phớt lờ khi cố gắng bắt đầu thảo luận hay thân mật, thì có thể bạn cần tìm sự giúp đỡ về hôn nhân.[11]
    • Thăng trầm là điều bình thường đối với hầu hết các mối quan hệ, nhưng nếu phần “trầm” của bạn dường như sẽ không biến mất, thì có lẽ bạn gặp phải một vấn đề nghiêm trọng hơn. Bước đầu tiên là trò chuyện với người bạn đời về cảm xúc, nhưng sẽ cần thiết để có một “giải pháp” cụ thể—như là sự tư vấn—trong tâm trí.
  2. Đừng ngần ngại tìm kiếm sự giúp đỡ. Có quá nhiều cặp đôi đợi cho tới khi họ ly thân hoặc đang thảo luận về ly dị trước khi họ tìm kiếm sự giúp đỡ. Bạn có thể tìm kiếm sự giúp đỡ nhằm tăng cường mối quan hệ trước khi vấn đề vượt qua thời điểm cứu vãn tình cảm của hai bạn.
  3. Tìm bác sĩ chuyên khoa hoặc chuyên gia tư vấn. Tìm một bác sĩ chuyên về tư vấn hôn nhân. Nếu bạn cảm thấy không thoải mái với bác sĩ, hãy tìm một nhà tư vấn khác như người ở nhà thờ hoặc người đứng đầu cộng đồng, những cá nhân này thường được đào tạo về tư vấn cho các cặp đôi.
    • Hỏi bạn bè và gia đình để cho bạn một số giới thiệu nếu bạn thoải mái với việc những người khác biết rằng bạn đang tìm sự tư vấn. Nếu bạn biết ai đó vừa ly dị gần đây, bạn có thể hỏi liệu họ đã thử tìm sự tư vấn trước khi ly dị và liệu họ có để nghị một bác sĩ chuyên khoa nào cho bạn không.
    • Tìm kiếm trực tuyến “tư vấn hôn nhân” cùng với thông tin khu vực của bạn để tìm chuyên gia. Nếu sống ở Mỹ, bạn có thể tra danh sách trên trang web Hiệp hội Liệu pháp Hôn nhân và Gia đình Mỹ (American Association for Marriage and Family Therapy – AAMFT). Nếu trên mạng có sẵn một vài bài đánh giá, hãy đọc chúng trước khi chọn một nhà tư vấn.
  4. Tìm kiếm các lớp nhóm hoặc nơi dành cho cặp đôi. Nếu cảm thấy bạn không cần sự tư vấn nhưng lại muốn tăng cường mối quan hệ, hãy nghiên cứu các lớp nhóm hoặc nơi trú ẩn hướng tới việc xây dựng mối quan hệ. Người điều hành những nơi này là chuyên gia tư vấn với mục tiêu tăng cường mối quan hệ hơn là cứu vãn nó, điều này có thể phù hợp hơn đối với một số cặp vợ chồng.

Bạn có nên yêu lại từ đầu không?[sửa]

  1. Nhớ lý do tại sao bạn rơi ra khỏi lưới tình với càng nhiều chi tiết càng tốt. Nếu vấn đề về thời gian, địa điểm hoặc các trường hợp khác làm suy giảm tình yêu, thì bạn có thể chọn ra một vài điều có vấn đề. Bạn cần có một lý do hợp lý để yêu lại, bởi vì có lẽ đã có một lý do hợp lý nào đó khiến bạn đánh mất tình yêu.
    • Đừng khơi lại sự lãng mạn nếu bạn chia tay bởi vì sự lôi kéo hay lạm dụng nếu như cảm thấy vấn đề cho mối quan hệ cuối cùng chưa được giải quyết, hoặc lý do duy nhất để hai bạn quay lại với nhau chính là "sự an ủi".
  2. Tự hỏi bản thân liệu mối quan hệ có còn tốt đẹp không. Yêu lại từ đầu với ai đó là điều tuyệt vời, nhưng chỉ khi cả hai bạn đều sẵn sàng để cam kết mối quan hệ. Nếu có trở ngại trên đường đời, như là khoảng cách, công việc, hoặc người thứ ba, thì không có lý do để tham gia cuộc chiến khó khăn. Nói theo cách khác, đừng yêu lại khi mà mọi thứ không rõ ràng.
    • Đừng yêu lại nếu bạn chỉ muốn an ủi ai đó lại. Đừng xem tình yêu như một người bạn cũ mà bạn đôi khi có thể ghé thăm hoặc ai đó sẽ chắc chắn làm tổn thương bạn.
  3. Dành cho mình thời gian để thoát khỏi tình yêu. Bạn đã thực sự thoát ra khỏi lưới tình? Nếu bạn đang bị tổn thương hay giận dữ, nhưng vẫn còn muốn tiếp tục mối quan hệ, thì có lẽ bạn đã không cho mình đủ thời gian để vượt qua nó. Bạn không có được quan điểm cần thiết để nhìn nhận mọi điều khi bạn ở một mình. Nếu bạn muốn trở lại với nhau, thì bạn nên theo đuổi anh ấy/cô ấy, nhưng cần hiểu rằng bạn vẫn sống nếu bạn không làm điều đó.
    • Đừng xây dựng lại mối quan hệ chỉ vì bạn cảm thấy không thoải mái hoặc khó chịu khi ở một mình. Yêu lại từ đầu sẽ không giúp bạn hiểu được chính mình và nó cũng không giúp bạn điều chỉnh các vấn đề khác trong cuộc sống. Bạn nên muốn yêu lại với họ, chứ không phải cần họ để cảm thấy trọn vẹn.
  4. Đừng ép buộc mọi thứ. Tình yêu là một cảm xúc được tạo ra. Nếu nghĩ bạn đã ra khỏi lưới tình và không thể yêu lại thì có lẽ ý nghĩa thực sự không phải như vậy. Mọi người lúc nào cũng có cảm giác yêu và rồi không yêu, và mặc dù việc này khó khăn, không phải lúc nào cũng có lời giải thích. Đôi khi việc này chỉ xảy ra như vậy. Tuy nhiên, bằng lập luận tương tự, cảm xúc của bạn thỉnh thoảng chỉ xuất hiện một cách tự nhiên, hãy làm mới tình yêu khi bạn nghĩ mình không có cảm xúc. Cuối cùng lời khuyên tốt nhất dành cho bạn là sống theo bản năng, trung thực với chính mình và người bạn đời, và hy vọng điều tốt đẹp nhất.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]