Ý tưởng và những người "trượt" giải Nobel

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Năm 1895 Jagadish Chandra Bose là người đầu tiên mô tả phương pháp truyền tín hiệu không dây dẫn. Sau đó chính ông là người chế tạo thiết bị từ sắt và thủy ngân có khả năng nhận sóng radio. Kết quả nghiên cứu, chế tạo của ông được trình bày tại các hội nghị khoa học ở Kolkata và Luân Đôn [1][2].

Năm 1978 Neville Mott giành giải Nobel vật lý. Ông cho rằng Bose đã đề cập đến chất bán dẫn âm (n) và chất bán dẫn dương (p)[3] [4]. Tuy vậy, giải Nobel vật lý giành cho thành công trong truyền tín hiệu không dây năm 1909 (14 năm sau mô tả của Bose) lại thuộc về Guglielmo Marconi [5].

Tiến Sỹ Narinder Singh Kapany- Cha đẻ của sợi quang nhưng không được nhắc đến trong giải Nobel Vật lý vừa được công bố ít ngày trước

Trường hợp tiếp theo là Satyendranath Bose, người đã gửi một bản thảo bài báo về thống kê lượng tử cho Anhxtanh. Bài báo được dịch sang tiếng Đức và đăng trên Tạp chí vật lý (Zeitschrift der Physik) vào năm 1924 [6]. Đây chính là công trình dẫn đến thống kê Bose-Einstein và thuật ngữ 'Bosons" được dùng để gọi tất cả các hạt cơ bản tuân theo luật này.

Ba giải Nobel sau đó được trao cho các công trình dựa trên thống kê Bose. Tuy nhiên, người sinh ra nó lại không bao giờ được xướng tên.

E C George Sudarshan lần đầu tiên nêu khái niệm về quang lượng tử và tính đồng nhất [7] nhưng Roy Glauber lại được trao giải Nobel vật lý năm 2005 cũng vì những công việc tương tự [8].

Gần đây nhất: Giải Nobel Vật lý 2009 được chia đôi. Một nửa giải thưởng thuộc về Charles K Kao cho thành công "đặt nền móng" của sợi quang với ứng dụng to lớn trong thế giới viễn thông hiện đại.

Tuy vậy, chi tiết mà Viện Hàn Lâm Hoàng gia Thụy Điển không nhắc đến là Narinder Singh Kapany (gốc Ấn Độ) người được coi như cha đẻ của sợi quang và năm 1999 đã được tạp chí Fortune xếp vào danh sách những "người hùng của thế kỷ 20".

Kapany là người đầu tiên mô tả khả năng truyền ánh sáng của những sợi thủy tinh bị bẻ cong trong luận án tiến sỹ của ông vào đầu những năm 50 và xuất bản kết quả nghiên cứu trên tạp chí Nature năm 1954.

Tiếp theo đó Kapany tiếp tục nghiên cứu ứng dụng sợi quang trong y học đặc biệt trong phương pháp nội soi [9].

Thật tiếc cho các nhà khoa học với những ý tưởng có thể được xem như mở đường, đặt nền tảng và thậm chí đã hiện thực hóa ý tưởng nhưng không bao giờ được vinh danh cùng các chủ nhân của giải thưởng khoa học hiện được coi là danh giá nhất.

Tuy vậy, đối với các nhà khoa học, có thể đó chỉ là nỗi buồn "thoảng qua" vì bản chất của khoa học là cống hiến nhưng không biết chủ nhân của nhiều giải Nobel có "áy náy" gì không?

Tài liệu tham khảo[sửa]

  1. Chatterjee, Santimay and Chatterjee, Enakshi, Satyendranath Bose, 2002 reprint, p. 5, National Book Trust
  2. A.K. Sen (1997) "Sir J.C. Bose and radio science", Microwave Symposium Digest 2 (8-13), p. 557-560
  3. Giải Nobel Vật lý 1978[1]
  4. N. F. Mott, A Life in Science, (Taylor & Francis, London, 1986)
  5. Giải Nobel Vật lý 1909 [2]
  6. Hey, Anthony J. G.; Walters, Patrick (2003). The New Quantum Universe. London: Cambridge University Press. pp. 139–141.
  7. Sudarshan, E.C.G.; Misra, B. (1977), "The Zeno’s paradox in quantum theory", Journal of Mathematical Physics 18 (4): 756–763
  8. Giải Nobel Vật lý 2005 "
  9. Trang web về Sikh [3]

Xem tin khác

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này