Đông lạnh nấm

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Nấm tươi khi để trong tủ đông sẽ bị mềm nhũn và kém hấp hấp dẫn vì các phân tử nước bên trong nấm bị đông thành đá và làm vỡ vách tế bào.[1] Những phương pháp được giới thiệu sau đây chỉ cần vài phút để chuẩn bị nhưng giúp bạn giữ được hình dạng và mùi vị của nấm một cách hiệu quả.

Các bước[sửa]

Chần Nấm để Đông lạnh[sửa]

  1. Chần nấm để dễ dàng giữ được lâu. Trong khi việc hấp chỉ đơn giản là giữ lại mùi vị của nấm khi đã đông lạnh thì chần hoặc luộc sơ sẽ giữ được chất lượng nấm đến 12 tháng, mặc dù các chuyên gia không đồng ý với ảnh hưởng của việc ngâm nấm trong nước.[2][3] Phương pháp này không đòi hỏi nhiều dụng cụ mà chỉ cần một nồi nước và bếp để giữ được hương vị thơm ngon của nấm trong tủ đông đến một năm ngay sau đó.
    • Phương pháp này vô cùng hữu ích nếu bạn có ý định dùng nấm đông lạnh để nấu súp, vì nếu hình dạng nấm có hơi mềm nhũn thì cũng không dễ nhìn thấy.
  2. Nấu nước sôi. Bạn cần chuẩn bị sao cho nấm được ngập trong nước, rồi cho thêm một ít nước để phòng khi nước bị cạn khi sôi. Nếu bạn muốn giữ được màu sắc của nấm, bạn có thể thêm 1 thìa nước cốt chanh vào 1 lít nước.[4]
  3. Cắt nhỏ nấm (tùy chọn). Trong khi chờ nước sôi, bạn có thể cắt nấm làm tư hoặc thành miếng. Thực hiện thao tác này nếu như công thức nấu ăn có cần đến nấm xắt nhỏ hoặc thái miếng.
    • Trong khi việc rửa nấm dưới vòi nước sẽ làm sạch bụi bẩn dính trên nấm thì nước sôi sẽ giúp làm sạch nấm trong quá trình nấu.[3]
  4. Cho nấm vào nồi nước và nấu sôi trong 1-2 phút. Vì nấm đang ở nhiệt độ phòng nên khi bạn cho nấm vào, nước sẽ ngừng sôi. Hãy đợi đến khi thấy nước sôi một lần nữa rồi tắt bếp sau 1-2 phút. Tuyệt đối không nấu chín nấm vì nấm sẽ hút nước và bị mềm.
  5. Ngâm nấm trong nước lạnh. Để tránh nhiệt độ cao sau khi nấu làm chín nấm, bạn hãy cho nấm vào nước lạnh. Sau đó, đợi đến khi nấm đủ nguội để có thể chạm vào.
  6. Chờ nấm ráo nước và cho vào hộp kín để đông lạnh. Hộp đựng nên là loại sử dụng được để đông lạnh, kín và có một chút khoảng không bên trong phòng khi nấm nở ra khi được đông lạnh. Chất lượng nấm sẽ được bảo quản đến 1 năm.[3]
    • Trực tiếp cho nấm đông lạnh vào món ăn mà bạn đang chế biến. Nếu bạn nấu súp nấm, hãy cho nấm vào súp 20 phút trước khi hoàn tất.[3]

Hấp Nấm để Đông lạnh[sửa]

  1. Sử dụng phương pháp này để giữ được toàn bộ mùi vị của nấm. Hầu hết nấm nên được nấu trước khi đông lạnh để nấm không bị mềm. Nấm tươi có chứa một lượng nước nhất định, khiến cho nấm mềm nhũn sau khi được đông lạnh và rã đông. Cho dù bạn dùng phương pháp chế biến nào, hấp nấm vẫn là phương pháp giữ được nhiều mùi vị nhất, giữ cho nấm không quá cứng và dùng được trong bất kỳ công thức nấu ăn nào có cần đến nấm.[3]
    • Nấm sau khi hấp có thể được đông lạnh đến 12 tháng.[3]
  2. Rửa nấm để làm sạch bụi bẩn. Hãy rửa nấm dưới vòi nước và làm sạch bụi bẩn trên bề mặt mũ, dưới mũ và thân nấm. Bạn có thể chà sạch bụi bẩn bằng những ngón tay hoặc cạo sạch bằng dao.
    • Ngoài ra, bạn có thể bỏ phần cuống và rửa riêng nếu muốn, hoặc bỏ đi và chỉ đông lạnh mũ nấm.
  3. Xắt miếng hoặc cắt nhỏ nấm (tùy chọn). Bạn có thể hấp và đông lạnh toàn bộ cây nấm, cắt nấm làm tư hoặc xắt miếng. Cả cây nấm sẽ cần thêm vài phút để nấu nhưng mục đích chính của việc xắt miếng là để chế biến món ăn. Nấm đã đông lạnh có thể cho trực tiếp vào công thức nấu ăn mà không cần rã đông, nên bạn sẽ cần xắt nấm thành miếng nhỏ để dễ dàng sử dụng sau.
    • Nếu bạn dùng chõ hấp hoặc nồi hấp, đừng cắt nấm quá nhỏ để bị lọt qua những lỗ nhỏ trên dụng cụ hấp.
  4. Ngâm nấm trong nước có vắt chanh (tùy chọn). Mục đích duy nhất của bước này là để giữ được màu sắc của nấm, tránh không bị sẫm màu trong khi nấu. Nếu bạn muốn làm việc này, hãy ngâm nấm trong một ít nước có pha 1 thìa nước cốt chanh (hoặc 500 ml nước và 5 ml nước cốt chanh). Ngâm nấm trong 5 phút rồi lấy ra.[3]
    • Các chuyên gia phản đối ý kiến cho rằng việc ngâm hoặc rửa nấm ảnh hưởng đến hình dạng và mùi vị của nấm.[2] Nếu bạn lo lắng, bạn có thể giảm bớt ảnh hưởng đó bằng cách cọ rửa nấm bằng hỗn hợp nước và nước cốt chanh.
  5. Tự làm nồi hấp cách thủy nếu bạn không có sẵn. Để hấp nấm, bạn cần phải hấp cách thủy để nấm chỉ tiếp xúc với hơi nước. Bạn có thể dùng nồi hấp cách thủy hoặc chõ hấp nhưng bạn cũng có thể tự chuẩn bị dụng cụ nếu không có sẵn:
    • Chuẩn bị hai cái nồi. Một cái nồi nhỏ và một cái nồi to để đặt vừa khít vào nhau. Bạn cũng có thể dùng chõ hấp thay vì dùng nồi nhỏ.
    • Dùng một cái vòng tròn bằng kim loại, một cái nắp lọ cao hoặc một vật dụng có thể dùng trong nhiệt độ cao để tạo ra khoảng cách khi đặt nồi nhỏ và nồi lớn. Cho vòng tròn vào nồi trước khi nước sôi, sau đó đặt một nồi nhỏ lên trên.
    • Chuẩn bị sẵn nắp để đậy nồi to. Không nhất thiết phải hoàn toàn kín khí nhưng phải đậy được nồi hấp.
  6. Đun sôi lượng nước cao 5 cm trong nồi to. Nếu bạn có nồi hấp cách thủy, cho nước vào phần nồi phía dưới. Nếu không, cho nước vào nồi to được đặt như miêu tả phía trên. Bạn sẽ chỉ mất vài phút để nấu sôi lượng nước này.
  7. Cho nấm vào nồi nhỏ. Hoặc cho nấm vào phần trên của chõ hấp nếu bạn có. Nồi nhỏ lúc này sẽ không chứa nước.
  8. Đậy kín và điều chỉnh thời gian hấp tùy theo kích thước nấm. Đậy nắp nồi và đợi đến khi nấm được hấp xong. Hầu hết cả cây nấm sẽ cần 5 phút để hấp, còn mũ nấm hoặc nấm được cắt làm tư sẽ cần 3 phút 30 giây. Nấm được xắt miếng sẽ cần 3 phút hoặc ít hơn nếu miếng nấm mỏng.[5]
  9. Cho nấm vào một bát nước lạnh. Vì nhiệt độ cao sẽ tiếp tục làm chín nấm trừ khi bạn nhanh chóng làm nguội. Cho nấm vào nồi hoặc bát nước lạnh đến khi nấm đủ nguội để chạm vào.
  10. Để nấm ráo nước. Đổ nước qua một cái rây hoặc rổ để nấm ráo nước. Cho bát nước trực tiếp vào tủ đông sẽ đông đá toàn bộ nước, thường không thể sử dụng trong các công thức nấu ăn.
  11. Cho nấm vào đồ đựng được đóng kín. Bạn có thể dùng túi để đông lạnh, lọ, hộp nhựa hoặc bất kỳ đồ đựng nào có thể đóng kín mà không bị vỡ ở nhiệt độ thấp. Tạo khoảng cách 1 cm giữa nấm và miệng của đồ đựng vì nấm có thể sẽ nở ra.[3] Seal the container to make it airtight.
  12. Có thể đông lạnh nấm đến 12 tháng. Nấm đã được hấp sẽ giữ được mùi vị và hình dạng đến 1 năm. Tuy nhiên, bạn không nên rã đông nấm rồi tiếp tục đông lạnh vì việc này sẽ giảm chất lượng và thời gian bảo quản nấm.[6]
    • Cho nấm đông lạnh vào bất kỳ công thức nấu ăn có sử dụng nhiệt, nấm sẽ tan ngay khi nấu. Chỉ thêm một ít nấm đông lạnh vào các món xào để tránh làm giảm nhiệt độ xuống thấp.[3]

Áp chảo để Đông lạnh[sửa]

  1. Dùng phương pháp này để giữ được độ cứng hoặc nếu bạn thích mùi vị áp chảo. Phương pháp này giữ được hình dạng và mùi vị nấm trong thời gian ngắn hơn so với cách hấp và chần. Một số nguồn cho biết cách này có thể bảo quản nấm từ 1 đến 9 tháng, hầu hết tùy thuộc vào loại dầu hoặc bơ mà bạn dùng.[7][8][3] Tuy nhiên, phương pháp này sẽ giữ được độ cứng của nấm nhiều hơn những phương pháp khác và cũng rút ngắn thời gian chiên áp chảo nấm đông lạnh mỗi khi sử dụng.[3]
  2. Rửa và làm khô nấm. Rửa sạch bụi bẩn hoặc rêu trên nấm dưới vòi nước sạch. Sau đó, dùng khăn giấy hoặc khăn sạch để thấm khô nước, tránh cho nước bắn ra khỏi chảo khi gặp dầu nóng.
  3. Cắt nhỏ nấm hoặc xắt miếng. Bạn sẽ chiên nấm áp chảo ở nhiệt độ cao nên những miếng nấm dày hoặc cả cây nấm sẽ chỉ nóng bên ngoài nhưng bên trong thì vẫn còn sống. Hãy cắt nhỏ nấm thành những miếng gần bằng nhau để nấm được chiên đều.
  4. Làm nóng dầu trong chảo. Bạn sẽ chỉ làm chín nấm một phần và sau đó cho nấm đông lạnh vào công thức nấu ăn để nấu chín hoàn toàn. Vì vậy, bạn không cần phải quá chuẩn xác về độ chín của nấm. Khoảng 1-2 thìa súp dầu (15-30 ml) là đủ dùng trong chảo rán có kích thước trung bình.[3][8]
    • Nếu bạn muốn thêm mùi vị, có thể cho thêm tỏi băm, hành tây hoặc một số gia vị khác vào dầu.
  5. Chế biến nấm bằng lửa vừa. Chiên nấm trong dầu cho đến khi gần chín. Bước này sẽ chỉ mất 3 hoặc 4 phút và nấm sẽ mềm, có màu sẫm.
  6. Để nấm nguội trước khi đông lạnh. Nấm nên để nguội ở nhiệt độ phòng trước khi bạn đóng gói và cho vào tủ đông. Mỡ trong dầu hoặc bơ sẽ bị giảm chất lượng nhanh hơn nấm nên bạn sẽ chiết dầu dư để dùng sau hoặc bỏ đi ở bước này.
  7. Đông lạnh nấm trong đồ đựng đóng kín. Cho nấm vào đồ đựng và ấn chặt để không tạo ra khoảng cách giữa nấm nhằm tránh cho nấm bị cháy đông.[8] Bề mặt nấm khi gặp không khí sẽ bị biến màu và giảm bớt mùi vị nhưng bạn vẫn nên để một ít khoảng trống trong hộp trước khi đóng lại. Vì nấm sẽ nở ra khi đông lạnh và khoảng trống sẽ tránh làm cho hộp hoặc túi đựng bị vỡ.
    • Cho ngay nấm đông lạnh vào công thức nấu ăn hoặc rã đông bằng bằng chảo hoặc lò vi sóng nếu bạn cần nhiều nấm. Lưu ý không làm chín nấm trong lò vi sóng, nếu không nấm sẽ bị dai.
  8. Hoàn tất.

Lời khuyên[sửa]

  • Viết ngày đóng gói nấm lên đồ đựng để dễ dàng nhận biết nấm nào cũ hơn và sử dụng trước.
  • Trong khi một số chuyên gia khuyên không nên rửa hoặc ngâm nấm vì nấm sẽ hút nước thì một số bằng chứng cho thấy ảnh hưởng này là rất nhỏ. Tuy nhiên, vấn đề này vẫn còn đang được tranh cãi và có khả năng là việc này sẽ ảnh hưởng đến mùi vị hoặc thời gian chế biến.[2]

Cảnh báo[sửa]

  • Có rất nhiều loại nấm khác nhau và rất ít nấm có thể bảo quản lâu sau khi chần hoặc hấp. Nếu bạn dùng nấm Thái Dương (Agaricus) có mũ nấm hở hoặc một loại nấm lạ mà bạn chưa từng đông lạnh trước đây thì tốt nhất bạn nên thử phương pháp áp chảo.[9]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây