Luộc trứng chín kỹ mà không nứt

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Trứng vốn mỏng manh và có thể khó luộc chín mà không bị nứt vỏ. Khi đang lạnh, trứng rất dễ nứt nếu tiếp xúc với nước nóng; chúng cũng có thể bị nứt khi va vào nhau hoặc rơi xuống đáy nồi. Để trứng khỏi nứt, bạn cần phải nhẹ tay, đun nóng từ từ và chú ý đến sự chênh lệch nhiệt độ giữa trứng và nước.

Các bước[sửa]

Chuẩn bị trứng để luộc[sửa]

  1. Để trứng trở lại nhiệt độ thường trước khi luộc. Nếu bảo quản trứng trong tủ lạnh, điều quan trọng là bạn không nên luộc khi trứng còn lạnh. Trứng bị nứt là do không khí bên trong vỏ trứng nóng lên và giãn nở. Khi áp suất quá lớn, không khí sẽ thoát ra ngoài bằng cách phá vỡ những điểm yếu trên vỏ trứng có các lỗ nhỏ li ti. Bạn có thể làm chậm quá trình này bằng cách để trứng trở lại nhiệt độ thường trước khi luộc.
    • Nếu không muốn chờ trứng ấm lên một cách tự nhiên, bạn có thể thử nhúng trứng vào vòi nước nóng vài phút trước khi luộc.
  2. Dùng trứng cũ hơn nếu có thể. Khi trứng còn mới, lớp màng bên ngoài sẽ dính vào vỏ trứng, trong khi lớp màng bên trong bám vào lòng trắng trứng. Khi trứng cũ đi, các lớp màng này sẽ bám sát hơn vào vỏ trứng.[1]
  3. Làm thoát khí bên trong trứng để giảm rủi ro nứt. Trước khi cho trứng vào nước, bạn có thể dùng đinh ghim hoặc kim băng sạch châm vào đầu to của quả trứng. Điều này sẽ giúp cho các bong bóng khí bên trong vỏ trứng – nguyên nhân thường khiến trứng bị nứt – thoát ra ngoài trong quá trình luộc trứng.[2]
  4. Chọn và xếp trứng vào nồi hoặc xoong. Xếp thật nhẹ tay để tránh làm nứt trứng. Không xếp trứng quá chật – mỗi lần bạn chỉ nên luộc một lớp trứng, và không nên để trứng ép vào nhau. Nếu bạn cứ cố luộc quá nhiều trứng cùng lúc, một số trứng có thể sẽ nứt vì sức nặng của chúng.[3]
    • Kiểm tra xem trứng có tươi không bằng cách thả trứng vào bát nước muối. Trứng chìm xuống đáy nghĩa là còn tươi. Nếu nổi trên mặt nước thì rất có thể là quả trứng đó đã bị hỏng.
    • Gập vải thưa thành vài lớp và lót dưới đáy nồi để tạo thành lớp đệm êm giúp giảm rủi ro nứt trứng.
  5. Dùng nước lạnh luộc trứng. Nhẹ nhàng đổ nước vào nồi tới mức cao ít nhất khoảng 3 cm. Rót nước sát vào cạnh nồi để khỏi làm xáo trộn trứng. Nếu không thể tránh rót nước lên trứng, bạn nên dùng tay giữ để trứng không lăn ra và bị nứt.
    • Cho vào nước nửa thìa cà phê muối. Như vậy trứng sẽ dễ bóc hơn và cũng ngăn ngừa nứt trứng. Nước muối làm lòng trắng trứng đông nhanh hơn. Nó cũng giúp bịt các lỗ rò nhỏ nếu vỏ trứng bị nứt trong quá trình luộc.
    • Không bao giờ thả trứng thẳng vào nồi nước nóng, nếu không vỏ trứng sẽ bị nứt và trứng sẽ chảy ra (thành món trứng chần nước sôi). Khi thả trứng lạnh vào nước ấm hoặc nóng, bạn đã làm trứng bị ”sốc” vì nhiệt độ thay đổi đột ngột và tạo thành những vết nứt.[4] Hơn nữa, nước lạnh sẽ giúp cho trứng không bị luộc quá lửa.
  6. Thêm giấm vào nước. Dùng một thìa cà phê giấm cho mỗi quả trứng và rót trực tiếp vào nước trước khi bật lửa bếp. Giấm sẽ giúp protein trong lòng trắng trứng đông kết nhanh hơn và bít các vết nứt hình thành trên vỏ trứng.[5] Đây là vấn đề thường xảy ra, nhất là khi trứng đang rất lạnh.
    • Bạn cũng có thể chờ đến khi một quả trứng nứt mới cần cho giấm. Khi trứng nứt, bạn sẽ thấy một chất lỏng màu trắng rỉ ra. Lúc này cần phải nhanh tay – nếu bạn cho giấm vào nước ngay khi thấy có dấu hiệu trứng nứt, quả trứng đó vẫn có thể chín đều.
    • Nếu không cho giấm vào kịp, bạn cũng đừng lo. Quả trứng nứt cũng chín tốt, mặc dù trông không đẹp mắt lắm.[6]
    • Cho ít giấm thôi. Nếu dùng quá nhiều, trứng sẽ có mùi vị như giấm!

Luộc trứng[sửa]

  1. Đun trứng sôi nhẹ với lửa vừa. Đun nước sôi từ từ để trứng khỏi bị nứt vì nhiệt độ thay đổi quá nhanh. Đậy vung lại. Nước sẽ sôi nhanh hơn một chút khi đậy vung, nhưng bạn có thể cứ để mở vung nếu muốn quan sát.[7]
    • Đảm bảo trứng không nằm yên dưới đáy nồi, vì khi đó trứng sẽ được luộc không đều và dễ nứt hơn. Đảo trứng mỗi khi bạn nhìn thấy trứng bắt đầu nằm yên. Dùng thìa gỗ để đảo, và phải thật nhẹ tay để không làm nứt trứng.
  2. Tắt bếp khi nước đã sôi. Tắt bếp ngay khi nước vừa sôi mạnh và ngâm trứng trong nước nóng. Nhớ đậy vung. Sức nóng trong nước và độ ấm vẫn còn trên bếp là đủ để làm trứng chín. Ngâm trứng trong nồi khoảng 3-15 phút, tùy theo ý bạn muốn trứng chín kỹ đến mức nào:
    • Nếu muốn trứng chín lòng đào, bạn nên lấy trứng ra sau khoảng 3 phút. Lòng trắng trứng sẽ đông lại, trong khi lòng đỏ vẫn còn lỏng và ấm. Cẩn thận khi lấy trứng ra; dùng môi múc từng quả trứng để tránh làm nứt.[8]
    • Nếu muốn trứng chín vừa, bạn cần lấy trứng ra khỏi nước sau 5-7 phút. Lòng đỏ sẽ còn mềm ở giữa, và lòng trắng đã đông cứng. Bạn cần nhẹ tay với trứng nhưng không phải quá lo trứng bị nứt.
    • Nếu muốn trứng chín kỹ, ngâm trứng trong nước nóng khoảng 9-12 phút. Lòng đỏ sẽ đông hẳn, và bạn không phải lo trứng bị nứt. Nếu muốn trứng chín kỹ nhưng lòng đỏ vẫn còn mềm và có màu vàng rực, bạn nên ngâm trứng trong nước nóng khoảng 9-10 phút. Nếu muốn trứng cứng hơn và lòng đỏ có màu vàng nhạt hơn, bạn có thể ngâm 11-12 phút.
  3. Theo dõi đồng hồ và đừng để trứng bị quá lửa. Sau khi luộc 12 phút, lòng đỏ sẽ chuyển màu và có những vệt xám hoặc xanh. Trứng vẫn ăn được và các vệt xanh xám cũng không ảnh hưởng nhiều đến mùi vị. Tuy nhiên một số người thấy các vệt này làm trứng mất ngon.[9] Cân nhắc mua đồng hồ đo thời gian trứng chuyển màu – một dụng cụ chỉ độ nhạy nhiệt có thể cho vào nồi luộc cùng với trứng. Bạn có thể mua dụng cụ này trên mạng hoặc tại các cửa hàng bán đồ làm bếp.[10]
  4. Biết khi nào trứng nứt có thể ăn được. Nếu bị nứt trong nước khi đang luộc, quả trứng đó vẫn ăn được và bạn vẫn có thể luộc bình thường nếu vết nứt không quá lớn. Nếu trứng bị nứt sẵn trước khi cho vào nồi, bạn đừng dùng quả trứng đó. Vi khuẩn có thể xâm nhập làm nhiễm khuẩn bên trong trứng và gây hại cho sức khỏe.[11]

Làm nguội, bóc vỏ và bảo quản trứng[sửa]

  1. Chuẩn bị một bát nước đá. Khi trứng vẫn còn đang luộc trên nồi, bạn hãy chuẩn bị một bát to nước lạnh. Hòa thêm vào nước ¼ - ½ thìa cà phê muối, sau đó cho thêm đá vào để giảm nhiệt độ nước. Khi trứng đã được, cẩn thận thả trứng vào bát nước lạnh để trứng không bị chín thêm.
  2. Làm lạnh trứng để ngừng quá trình đun nóng. Sau khi trứng đã được luộc đúng thời gian mong muốn, bạn hãy cẩn thận chắt nước khỏi nồi, sau đó thả trứng vào bát nước đá để ngừng quá trình đun nóng. Dùng thìa to có lỗ múc từng quả trứng ra để tránh làm nứt trứng. Cẩn thận thả trứng vào bát nước đá để làm nguội trứng. Ngâm khoảng 2-5 phút.
  3. Cất trứng trong tủ lạnh hoặc dọn ăn ngay. Khi trứng đã nguội và có thể cầm được, bạn có thể cho vào tủ lạnh khoảng 20-30 phút để dễ bóc vỏ. Nếu không quá coi trọng việc bóc trứng sao cho đẹp hoặc nếu muốn ăn trứng khi còn ấm thì bạn có thể bỏ qua bước này và bóc trứng ngay sau khi trứng đủ nguội.
  4. Đảm bảo trứng phải chín hẳn. Bạn có thể để trứng trên bàn và thử xem trứng đã đông hẳn chưa bằng cách quay trứng. Nếu trứng quay nhanh và dễ dàng thì nghĩa là nó đã chín. Nếu thấy quả trứng lắc lư thì bạn cần luộc thêm một chút nữa.
  5. Bóc vỏ trứng khi sắp ăn. Ấn quả trứng vào mặt phẳng sạch và dùng tay lăn để làm nứt vỏ trứng. Bắt đầu bóc từ đầu to của quả trứng, nơi có buồng khí dưới lớp vỏ. Như vậy bạn sẽ dễ bóc hơn.
    • Nhúng trứng vào nước lạnh trong khi bóc. Điều này sẽ giúp các mảnh vỏ trứng và lớp màng không bị dính vào trứng.
    • Thông thường trứng sẽ dễ bóc hơn khi bị nứt. Cho trứng trở lại nồi và đậy vung. Cầm nồi lắc tới lui để làm nứt vỏ trứng trước khi bóc. Có thể bạn cần lặp lại nhiều lần để làm nứt toàn bộ số trứng.
  6. Dùng thìa nhỏ để giữ cho phần lòng trắng trứng không bị sứt trong khi bóc. Bóc một phần nhỏ vỏ trứng và lớp màng ở đầu to của quả trứng. Luồn thìa vào dưới lớp vỏ và lớp màng sao cho thìa ôm sát quả trứng. Sau đó bạn chỉ việc lướt thìa xung quanh để bóc vỏ trứng.
  7. Bảo quản trứng luộc trong tủ lạnh tối đa 5 ngày. Trứng nên ăn ngay sau khi bóc. Bảo quản số trứng còn thừa trong hộp kín và đậy bằng khăn giấy ướt. Thay khăn giấy hàng ngày để trứng khỏi bị khô. Sử dụng trứng trong vòng 4-5 ngày trước khi trứng bắt đầu hỏng.
    • Bạn cũng có thể bảo quản trứng trong nước lạnh. Thay nước hàng ngày để trứng khỏi vỡ.
    • Trứng luộc kỹ có thể bảo quản trong nhiều ngày trước khi bóc vỏ. Tuy nhiên bạn cần nhớ là cách này thường làm trứng bị khô và dai. Thông thường bảo quản trứng đã bóc vỏ trong tủ lạnh và duy trì độ ẩm vẫn tốt hơn là để nguyên quả trứng chưa bóc vỏ.

Lời khuyên[sửa]

  • Trứng loại cực to cần phải luộc lâu hơn một chút so với trứng to vừa. Luộc thêm khoảng 3 phút nữa tùy kích cỡ quả trứng. Ví dụ như một quả trứng cỡ cực to luộc kỹ có thể mất 15 phút mới hoàn tất.
  • Nếu dùng trứng có vỏ màu trắng, bạn có thể cho vào nồi luộc ít vỏ hành (phần vỏ màu nâu). Vỏ hành sẽ nhuộm trứng thành màu nâu nhạt, và bạn có thể dễ dàng phân biệt trứng chưa luộc và đã luộc. Điều này sẽ hữu ích nếu bạn bảo quản trứng chưa luộc cùng với trứng đã luộc.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]