Đại cương về Độc chất học thú y (tiếp)

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Phần này giới thiệu con đường và cơ chế nhiễm độc

Các con đường xâm nhập[sửa]

Phần lớn các chất độc xâm nhập qua đương tiêu hóa hay qua da

Tốc độ xâm nhập của chất độc vào cơ thể phụ thuộc vào đường xâm nhập theo thứ tự : đường máu > đường hô hấp > màng phúc mạc > trong cơ > đường miệng > biểu bì da.

Sự khác nhau về tốc độ xâm nhập được quyết định bởi các yếu tố như đặc tính lý hóa và sự phức tạp của các lớp cấu tạo của cơ quan.

Phòng tránh không cho chất độc xâm nhập được coi là biện pháp tối ưu nhất. Các phương pháp hạn chế bao gồm rửa dạ dày-ruột, dùng than hoạt tính, gây nôn, rửa da vùng tiếp xúc với chất độc...

Cơ chế hấp thu nhờ khuyếch tán thụ động[sửa]

Khuyếch tán bị động phụ thuộc vào các yếu tố:

- Khả năng thấm qua màng tế bào của chất độc

- Màng tế bào có cấu trúc ngăn cản không cho hầu hết các cấu trúc có kích thước lớn đi qua.

- Màng tế bào chứa lớp lipid kép với nhiều khe và các protein nằm bên ngoài và xuyên qua màng.

Đặc điểm:

- Là phương thức xâm nhập của nhiều dược phẩm và chất độc

- Không cần năng lượng

- Không có trạng thái bão hòa

- Các chất hòa tan trong lipid có tốc độ xâm nhập nhanh.

- Các chất không bị ion hóa, không phân cực trong dịch cơ thể cũng có khả năng xâm nhập nhanh. Tỷ lệ tương đối giữa phần bị ion hóa và không bị ion hóa của chất độc phụ thuộc vào pH của dịch thể và pKa của chất độc.

- Có thể dùng cân bằng Henderson-Hasselbalch mô tả mối tương quan của pH và đặc tính hóa lý của một chất với tôc độ ion hóa của chất đó.

Cơ chế hấp thu nhờ vận chuyển chủ động[sửa]

- Yêu cầu năng lượng (đòi hỏi phải có ATP - adenosine triphosphate) để vận chuyển các chất ngược với gradient nồng độ hay màng điện hóa.

- Cần các protein vận chuyển (protein mang)

- Có trạng thái bão hòa

- Vận chuyển có chọn lọc

Xâm nhập qua đường dạ dày - ruột[sửa]

- Từ dạ dày và ruột, chất độc phải qua được nhiều hệ thống cấu tạo của cơ thể trước khi có mặt trong hệ tuần hoàn.

- Niêm mạc dạ dày ruột liên tiếp với lớp ngoài cơ thể.

- Các chất không phân cực hòa tan trong lipid dễ xâm nhập qua đường này.

- Đối với các chất phân cực: Các chất có tính acid yếu thường được hấp thụ từ dạ dày; những chất có tính bazơ yếu thường được hấp thụ ở ruột non.

- Các chất được hấp thu ở dạ dày - ruột trước hết đến gan (gây ảnh hưởng bước đầu). Ở gan có quá trính giải độc và sản sinh các dẫn chất.

- Khuyếch tán thụ động là cơ chế đầu tiên của quá trình xâm nhập qua biểu mô thành dạ dày-ruột.

- Một vài chất (như sắt, thallium, cholecalciferol, chì) được hấp thu nhờ hệ thống vận chuyển của chính đường tiêu hóa.

- Hấp thu chất độc còn phụ thuộc vào tuổi của động vật. Động vật sơ sinh có hàng rào ngăn cản kém hơn nên chất độc dễ xâm nhập hơn theo đường này.

- Các loài khác nhau có mức độ nhiễm chất độc khác nhau do độ pH khác nhau (đường tiêu hóa của các loài nhai lại có tính kiềm cao hơn ở dạ dày đơn); thể tích và tính chất nước bọt khác nhau; đặc điểm giải phẩu khác nhau... Dạ dày kép đồng thời là một kho chứa ở đó cũng sảy ra quá trình hòa tan chất độc, kết hợp với protein ảnh hưởng đến thời gian vận chuyển chất độc.

Xâm nhập qua da[sửa]

- Là con đường xâm nhập phổ biến trong thú y.

- Da cũng là một cấu trúc phòng vệ cho cơ thể nhờ lớp tế bào biểu bì với vô số tế bào và không có cấu trúc mạch.

- Khả năng bảo vệ của da sẽ giảm nếu da bị trầy sước, tổn thương, viêm hay tiếp xúc với các dung môi hữu cơ (dung môi hữu cơ là chất mang cho một sô thuốc trừ sâu).

- Khuyêch tán bị động là cơ chế ban đầu của quá trình xâm nhiễm qua da.

- Chất độc có thể xâm nhập nhanh hơn qua các lỗ chân lông.

Xâm nhập qua đường hô hấp[sửa]

- Khuyếch tán bị động là cơ chế có khởi đầu của đường xâm nhập này.

- Là cách xâm nhập quan trọng của các khí độc: carbon monoxide (CO), hydrogen sulfide (H2S), nitrogen dioxide (NO2), carbon dioxide (CO2), khí cyanide.

- Chất độc xâm nhập tại các nhánh phế quản nhỏ và các phế nang.

- Các phế nang có diện tích tiếp xúc lớn với không khí đồng thời tiếp xúc trực tiếp với thành của các mao mạch , ít cấu trúc phòng vệ nên khí độc dễ xâm nhập vào hệ tuần hoàn.

- Các yếu tố ảnh hưởng đến xâm nhập của chất độc bao gồm: khả năng hòa tan của khí độc; dạng khí (dạng hơi hay có các phần tử, kích thước các phần tử khí (nếu kích thước >5 micron sẽ tác động mạnh vào các màng nhầy mũi - thanh quản; kích thước từ 2-5 micron có thể xuống đến các nhánh của cây phế quản; các hạt có kích thước < 1micron có thể xuống đến phế nang và xâm nhập qua thành phế nang.

trang trước
trang tiếp theo

Liên kết đến đây