Đại cương về Độc chất học thú y

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Đây là bài viết sơ thảo. Xin bỏ qua mọi khó chịu!

Giới thiệu[sửa]

Sử dụng các chất độc đã tồn tại từ khi có con người. Trong các cuộc đi săn và tranh giành giữa các bộ tộc, con người đã biết sử dụng mũi tên độc để giành chiến thắng và ta có thể cho rằng sử dụng độc chất ra đời sau khi con người biết sử dụng mũi tên. Cũng như vậy, đối với sức khỏe của loài người, độc chất cũng đã nhiều tuổi như vi sinh vật gây bệnh.

Những loài cây có mạch có thể chúa nhiều loại chất độc đối với côn trùng và các động vật khác. Cây cối cũng đã biết sử dụng chất độc như một vũ khí tự vệ! Ngày nay hàng chục nghìn loại chất độc được phát hiện có ảnh hưởng đến sức khỏe của người và động vật trong khi số lượng các chát có thể giải độc mà chúng ta biết lại chẳng đáng là bao. Hãy tưởng tượng là ta chỉ có hơn 20 loại kháng sinh để chống lại các bệnh truyền nhiễm!

Trong y học, chẩn đoán và quản lý nhiễm độc bao gồm những nguyên tắc cơ bản sau:

- Xem xét các biểu hiện của nhiễm độc: toxidromes

- Sử dụng các phương pháp chẩn đoán: diagnostic tools

- Ít tốn kém: financial restraints

Trong thú y, việc chẩn đoán và quản lý nhiễm độc có những trở ngại sau:

- Đs dạng về đối tượng (nhiều loại động vật) với các biểu hiện khác nhau

- Có trường hợp đối tượng bị nhiễm độc do bị cố tình gây hại (ví dụ do mâu thuẫn hay hiềm thù giữa các chủ gia súc). Trường hợp này cũng gặp ở người nhưng ít hơn.

- Số lượng đối tượng phải chẩn đoán và điều trị cao (nhiều khi cả một đàn lớn, một trang trại, một khu vực...)

- Phải đảm bảo yêu cầu duy trì nguồn thực phẩm an toàn để cung cấp cho người.

Các khó khăn trên đồi hỏi các bác sĩ thú y phải nắm vững những kiến thức về độc chất học và các môn học liên quan và luôn luôn tuân thủ nguyên tắc: Điều trị con bệnh chứ không phải chất độc (treat the patient, not the poison).

Một số khái niệm trong nghiên cứu độc chất[sửa]

1. Độc chất học là khoa học nghiên cứu về những chất độc và ảnh hưởng của chúng đến các chức năng sinh lý bình thường của cơ thể.Các kiến thức liên quan chặt chẽ nhất đến độc chất học nằm trong các lĩnh vực nghiên cứu về: dược học, toán học, hóa học, sinh thái học, động vật học, thực vật học.

2. LD50 (lethal dose 50): Là liều chất độc gây chết một nửa số động vật quan sát và thường được dùng để cân nhắc về mức độ gây độc tương đối của một chất độc. Nhiều LD50 được ghi nhận khi quan sát trên chuột thí nghiệm.

3. LC50 (lethal concentration 50): Nồng độ của chất độc gây chết một nứa số động vật quan sát. LC50 thường được sử dụng để đánh giá mức độ độc của các chất trong không khí và nước.

4. Tính độc (toxicity) là khái niệm phản ánh đặc tính gây độc. Trong thực tế ta thường dùng các đơn vị như mg/kg (số mg chất độc có thể gây triệu chứng đối với 1kg khối lượng cơ thể). Không nên nhầm lẫn giữa tính gây độc với cơ chế gây độc (toxicosis).

5. Cơ chế gây độc hay cơ chế ảnh hưởng (toxicosis): các triệu chứng lâm sàng khi bị nhiễm độc, các phản ứng sinh lý của cơ thể khi nhiễm chất.

Các loại chất độc[sửa]

Độc chất học thú y Chất độc ảnh hưởng đến sức khỏe của ngưới và vật nuôi rất phong phú về chủng loại như: các kim loại (đặc biệt là kim loại nặng), nấm độc, các chất độc có nguồn gốc từ thức ăn, thuốc, thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ, chất độc sinh học (chất độc có nguồn gốc thực vật, chất độc có nguồn gốc động vật như côn trùng gây độc hay nọc rắn), chất độc của vi khuẩn.

Các yếu tố cần xem xét[sửa]

- Liều lượng: liều quá cao của bất cứ thứ gì đều trở thành độc. Sự đánh giá liều lượng có thể gây độc dựa trên mối quan hệ giữ liều lượng và mức độ phản ứng (thường được biểu diễn bằng đồ thị). Căn cứ vào hình dạng của đồ thị có thể đánh giá được mức độ độc của một chất.

- Sự hiện diện của chất độc chưa chắc đã đủ để kết luận là có gây độc. Ví dụ ta phát hiện thấy một loài cây độc trên đồng cỏ nhưng phải có bằng chứng chứng tỏ rằng đàn gia súc của ta ăn loại cây độc đó.

- Những con vật khác nhau trong cùng một đàn có thể ăn những loại thức ăn khác nhau.

- Đặc tính gây độc phụ thuộc vào cá thể và loài.

- Những dấu hiệu nhiễm độc phải có liên quan đến chất độc nghi vấn.

Nghiên cứu cơ chế nhiễm độc[sửa]

- Biễn đổi quá trình trao đổi chất của cơ thể sau khi bị chất độc thâm nhập.

- Mô tả con đường xâm nhập và lan truyền chất độc trong các cơ quan cũng như quá trình loại thải chất độc khỏi cơ thể.

- Nồng độ của chất độc tại một cơ quan nào đó phụ thuộc vào các yếu tố: liều lượng, đặc tính lý hóa của chất độc, quá trình hấp thu của cơ thể, phân bố của đọc chất, ái lực đối với cơ quan đó, tốc độ trao đổi, tốc độ thải trừ.

- Những ảnh hưởng sau khi nhiễm độc phụ thuộc vào: loại chất độc và các yếu tố cũng như đặc điểm sinh lý của cơ thể. Các yếu tố về thuộc về cơ thể bao gồm: tuổi, loại cơ quan bị nhiễm độc, các cơ quan chức năng (gan và thận), tinh sthaams của màng, độ pH của mô, loài, giải phẫu - sinh lý hệ tiêu hóa.

- Quan sát mối quan hệ giữa thời gian và mức độ gây độc:

+ Nhiễm độc bậc 0 (zero-order) thường thấy với các loại chất như ethanol, methanol, ethylen glycol, aspirin vơi các đặc điểm: Phụ thuộc vào liều lượng và có trạng thái bão hào, tỷ lệ thải trừ không phụ thuộc vào nồng độ của hóa chất gây độc trong huyết thanh, tốc độ thải trừ là hằng số, đồ thị biểu diễn có dạng tuyến tính.

+ Nhiễm độc bậc nhất (First-order) với hầu hết các loại thuốc, tỷ lệ thải trừ phụ thuộc vào nồng độ của chất độc trong cơ thể, tỷ lệ thải trừ tính theo phần trăm là hằng số, thời gian bán thải trừ phụ thuộc vào liều lượng của thuốc. Đường biểu diễn logarith nồng độ có dạng tuyến tính.

trang trước
Đại cương về Độc chất học thú y (tiếp)


Nguyễn Bá Tiếp

Liên kết đến đây