Đạt được mục tiêu

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Ai cũng có giấc mơ của riêng mình. Dù là lớn hay nhỏ, chúng vẫn đóng vai trò quan trọng trong cuộc đời chúng ta. Đạt được những mục tiêu này có liên quan đến hạnh phúc và sự ấm no của chúng ta.[1] Đây là cách tăng sự tự tin cho bản thân. Quá trình đạt được mục tiêu có cũng có thể giúp chúng ta trở thành người tốt hơn. Cho nên, dù giấc mơ của bạn là kiếm được hàng triệu đô la, trở thành nghệ sĩ, hay ở thành vận động viên đẳng cấp thế giới, thì đừng chờ đợi. Cần bắt đầu làm việc hướng tới mục tiêu của mình ngay từ hôm nay.

Các bước[sửa]

Đặt Mục tiêu[sửa]

  1. Quyết định xem mình mong muốn gì. Bước đầu tiên là cần xác định xem bạn muốn đạt được điều gì. Đó có thể là sự thay đổi lớn hoặc chỉ là thay đổi nhỏ, nhưng dành chút thời gian suy nghĩ xem mình hy vọng đạt được điều gì là một bước quan trọng đến với thành công.
    • Ví dụ, mục tiêu của bạn là trở thành người vui vẻ hơn? Học chơi một nhạc cụ? Chơi giỏi một môn thể thao? Khỏe mạnh hơn? Chúng đều là những mục tiêu thực tế. Và tất cả phụ thuộc vào mong muốn của bạn.
  2. Xác định thời gian. Khi bạn đã có ý niệm chung về điều mình muốn, bạn cần bắt đầu suy nghĩ về ý nghĩa của những mục tiêu này với bản thân. Định nghĩa của một người về mục tiêu có thể rất khác nhau.[1]
    • Ví dụ, nếu mục tiêu của bạn là trở nên vui vẻ hơn, bạn cần suy nghĩ xem hạnh phúc với bạn có nghĩa là gì? Một cuộc sống hạnh phúc sẽ như thế nào? Điều gì khiến bạn hạnh phúc?
    • Điều này cũng áp dụng với những mục tiêu ít quan trọng hơn. Nếu mục tiêu của bạn là chơi đàn ghita vậy điều đó có ý nghĩa chính xác như thế nào với bạn? Liệu bạn có hài hòng khi chỉ cần biết đánh vài bài để đệm mọi người hát ở bữa tiệc không? Hay bạn đang cố gắng để trở thành một nghệ sĩ chơi ghita trong buổi hòa nhạc cổ điển? Đó là những định nghĩa khác nhau của mục tiêu biết cách chơi ghita.
  3. Đặt câu hỏi tại sao. Bạn cần dành chút thời gian suy nghĩ về việc tại sao bạn lại đặt ra những mục tiêu mình đã chọn. Nếu bạn còn băn khoăn về những động lực của mình, bạn có thể nên xem xét lại các mục tiêu đó.[2]
    • Ví dụ, coi như mục tiêu của bạn là học chơi ghita. Bạn cần dừng lại và suy nghĩ xem tại sao mình lại muốn học chơi ghita, và bạn nhân ra đó là bởi vì bạn nghĩ những người chơi ghita đều rất nổi tiếng ở trường. Lý do đó không thực sự mang đến cho bạn tinh thần cam kết với mục tiêu này. Đây là lý do để bạn dừng lại và tiếp tục hỏi bản thân mình liệu còn lý do nào khác không cho việc học chơi ghita không, có một cách dễ dàng hơn để có được điều mình muốn, đó là bạn nên lấy lý do mang tính xã hội hơn là lý do thuộc về âm nhạc.
  4. Xác định tính khả thi. Điều quan trọng là bạn cần quyết định xem mục tiêu của mình liệu có thực tế không. Đáng buồn là không phải giấc mơ nào cũng có thể thành sự thực. Nếu mục tiêu của bạn nằm ngoài ranh giới khả thi, thì đó là lúc bạn nên đặt ra mục tiêu khác.[2]
    • Tưởng tượng bạn quyết định rằng giấc mơ của mình là trở thành vận động viên bóng rổ vĩ đại nhất thế giới. Đó là mục tiêu đầy thử thách cho bất cứ ai, nhưng điều đó có thể thực hiện được với một số người. Nhưng nếu bạn chỉ cao có 1m5, thì mục tiêu này sẽ nằm ngoài tầm với. Nó định sẵn thất bại cho bạn và chỉ mang đến chán nản.[3] Bạn vẫn có thể chơi bóng vui với bạn bè. Nhưng nếu bạn muốn trở thành người chơi giỏi nhất trong một môn thể thao nào đó, bạn có lẽ nên tập trung vào môn thể thao khác không quan trọng vấn đề chiều cao.

Lên Kế hoạch[sửa]

  1. Viết ra tất các các ý tưởng. Khi bạn đã đặt được mục tiêu chung, bạn cần bắt đầu đi vào cụ thể hơn và lên kế hoạch để đạt được nó. Bước quan trọng đầu tiên là tự do viết ra tất cả ý tưởng. Lấy vài tờ giấy và viết ra tất cả những gì bạn nghĩ về những chủ đề sau đây:[4]
    • Tương lai lý tưởng của bạn
    • Những phẩm chất bạn ngưỡng mộ ở người khác
    • Những việc bạn đã có thể làm tốt hơn
    • Những điều bạn muốn học hỏi thêm
    • Những thói quen bạn muốn cải thiện.
    • Bước này nhằm giúp bạn hình dung và tưởng tượng ra các khả năng. Sau khi liệt kê ra một vài khả năng trên giấy, bạn có thể xác định đâu là điều quan trọng nhất với mình.
  2. Đi vào cụ thể. Khi bạn đã suy nghĩ về những mục tiêu và có ý tưởng về mục tiêu đó, đó là lúc cần đi vào cụ thể. Sử dụng ghi chép trong phần liệt kê ý tưởng và những định nghĩa của bạn về mục tiêu từ phần trước đó. Viết ra những việc bạn muốn đạt được hoặc làm được.[5]
    • Một mục tiêu mơ hồ như, “Tôi muốn chơi tốt hơn, nên tôi sẽ cố gắng hết sức”, không hiệu quả bằng mục tiêu như “Tôi muốn chơi được bài hát mình yêu thích trong vòng sáu tháng". Những mục tiêu không được xác định rõ ràng hoặc mục tiêu mơ hồ “làm-hết-sức” không hiệu quả bằng những mục tiêu cụ thể.
    • Tiến xa hơn những tiêu chung chung như "Tôi muốn trở nên giàu có" và tập trung vào những thành tựu cụ thể có thể mang đến kết quả. Thay vì "Tôi muốn trở nên giàu có", mục tiêu của bạn có thể là "Tôi muốn thành thạo trong việc đầu tư vào thị trường chứng khoán". Thay vì "Tôi muốn chơi đàn ghita", mục tiêu của bạn có thể tương tự như "Tôi muốn là tay chơi ghita chính trong ban nhạc rock".
    • Ở đây tốt nhất là bạn nên viết thêm nhiều thông tin, cố gắng mô tả mục tiêu của mình càng chi tiết càng tốt.
  3. Cân nhắc sử dụng phương pháp SMART. Một cách để cụ thể hóa và đánh giá mục tiêu là sử dụng phương pháp SMART. Đây là một cách tiếp cận trong việc thiết lập mục tiêu trong đó bạn sẽ chọn lọc mục tiêu của mình bằng cách đánh giá liệu chúng có:[6]
    • Cụ thể (Specific)
    • Có thể đong đếm được (Measurable)
    • Có thể đạt được (Achievable)
    • Có liên quan đến tầm nhìn chung (Relevant) và
    • Có thời hạn cụ thể (Time-bounded)
  4. Xếp hạng mục tiêu của mình. Rất nhiều người đặt ra vài mục tiêu cho mình. Trên thực tế, khi bạn tự do viết hết các ý tưởng của mình, bạn phát hiện ra bản thân mình hy vọng đạt được nhiều hơn một mục tiêu. Nếu đó là trường hợp của bạn, tốt nhất bạn nên cố gắng xếp hạng những mục tiêu đó theo thứ tự quan trọng.
    • Xếp hạng các mục tiêu sẽ giúp bạn tập trung vào những mục tiêu có ý nghĩa nhất với bản thân.
    • Ví dụ, bạn có thể muốn có bằng Tiến sĩ ngành vật lý thiên văn, muốn học cách chơi ghita cổ điển, đọc hết các tác phẩm của đại thi hào Tolstoy, và chạy điền kinh. Cố gắng làm hết mọi thứ một lúc là điều phi thực tế. Quyết định được những mục tiêu nào là quan trọng nhất sẽ giúp bạn lên kế hoạch dài hạn và ngắn hạn.
    • Một yếu tố trong quá trình xếp hạng là đánh giá mức độ cam kết của bạn đối với từng mục tiêu. Một mục tiêu khó khăn và dài hạn mà không hề có cam kết chính là mục tiêu bạn khó có thể đạt được.[7] Nếu bạn muốn lấy bằng Tiến sĩ ngành vật lý thiên văn, bạn có lẽ không nên coi đó là ưu tiên trong cuộc sống của mình.
  5. Lường trước được những tác động. Dành thời gian suy nghĩ về mỗi mục tiêu này có ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn như thế nào. Từ đó sẽ giúp bạn xác định lợi ích khi đạt được mỗi mục tiêu.[8]
    • Trong trường hợp này, khi bạn suy nghĩ, bạn sẽ mường tượng được quá trình đạt được mục tiêu. Từ đó còn giúp bạn tăng thêm động lực.
  6. Lập các mục tiêu nhỏ. Hầu hết các mục tiêu đều có thể đạt được nếu bạn chia thành các công việc nhỏ hơn. Những công việc nhỏ hơn này chính là mục tiêu nhỏ --những mục tiêu nhỏ góp phần làm nên mục tiêu lớn bạn kỳ vọng đạt được.[9]
    • Ví dụ, nếu bạn muốn học chơi đàn ghita, mục tiêu nhỏ của bạn có thể là sỡ hữu một chiếc đàn ghita. Tiếp theo là đăng ký một lớp học. Tiếp nữa là bạn sẽ muốn học những dây và thang âm cơ bản, rồi tiếp tục lên nữa.
    • Lập một kế hoạch cho những mục tiêu nhỏ này có thể giúp bạn luôn tập trung và đi đúng đường.[9] Trong ví dụ ở trên, bạn có thể có mục tiêu là dành đủ tiền để mua đàn ghita trong vòng ba tháng. Bạn có thể lên kế hoạch đăng ký học một tuần sau đó, rồi học các hợp âm cơ bản trong vòng hai tháng, v.v.
  7. Xác định những trở ngại. Một phần quan trọng nữa đó là xác định những trở ngại bạn có thể vấp phải trên con đường đạt được mục tiêu. Suy nghĩ về vấn đề này trước sẽ cho bạn cơ hội đưa ra một vài ý tưởng về cách vượt qua những trở ngại đó.[10]
    • Ví dụ, bạn có thể phát hiện ra rằng mình không thể có đủ tiền cho lớp học đàn ngay bây giờ. Từ đó sẽ dẫn bạn đến suy nghĩ về các cách để kiếm thêm tiền để đi học. Hoặc bạn có thể cân nhắc khả năng tự học từ sách hoặc video hướng dẫn.

Làm theo Kế hoạch[sửa]

  1. Đầu tư thời gian. Bạn có thể nỗ lực để quá trình phấn đấu dễ dàng hơn cũng như bắt bản thân mình luôn tập trung. Đến cuối cùng, bạn sẽ đạt được hết các mục tiêu nếu bạn đầu tư thời gian và công sức.[10]
    • Suy nghĩ xem bạn kỳ vọng trong vòng bao lâu mình sẽ đạt được mục tiêu, và khi nào bạn muốn hoàn thành. Ví dụ, bạn hy vọng mình sẽ dành 40 tiếng để học hết những kiến thức cơ bản về chơi đàn ghita và bạn muốn học trong một tháng thì bạn cần dành hơn một tiếng mỗi ngày để thực hiện.
    • Không còn cách nào khác ngoài đầu tư thời gian. Nếu bạn thực sự cam kết với mục tiêu của chính mình, thì đó là điều bạn phải làm.
  2. Biến nó thành thói quen hằng ngày. Có một cách để đầu tư thời gian dễ dàng hơn đó là biến nỗ lực đó thành thói quen hằng ngày. Lên kế hoạch sao cho thời gian thực hiện mục tiêu thành hoạt động diễn ra hằng ngày.[11]
    • Ví dụ, bạn có thể dành nửa tiếng đồng hồ từ 6:30 để luyện tập thang âm. Và nửa giờ còn lại từ 6:30 đến 7 giờ để học cách chơi một bài hát nào đó. Nếu bạn học như vậy hằng ngày (hoặc thậm chí là ngày có ngày không), thì bạn vẫn có thể học những kiến thức cơ bản về cách chơi bất kỳ nhạc cụ nào vô cùng nhanh chóng!
  3. Theo dõi tiến bộ của bản thân. Khi bạn bắt đầu bắt tay làm việc hướng đến mục tiêu của mình, hãy theo dõi tiến bộ của bản thân. Bạn nên viết nhật ký, sử dụng ứng dụng, hoặc dùng lịch để bàn và ghi chú thời gian bạn đã đầu tư, những mục tiêu nhỏ bạn đã đạt được, v.v.
    • Theo dõi tiến bộ của bản thân còn giúp bạn luôn có động lực khi nhìn thấy những thành công của mình. Và cảm thấy cần có trách nhiệm với thói quen hằng ngày đó.[12]
    • Viết nhật ký về quá trình hằng ngày cũng là cách tuyệt vời để giảm căng thẳng có thể nảy sinh trong quá trình đạt mục tiêu.[13]
  4. Luôn giữ vững động lực. Một trong những yếu tố khó nhất khi bạn gắn bó với một mục tiêu, đặc biệt nếu đó là mục tiêu dài hạn, chính là luôn giữ vững được động lực. Lập các mục tiêu nhỏ có thể đạt được và theo dõi tiến bộ đều hữu ích. Nhưng, bạn vẫn cần tự củng cố thêm động lực cho mình.[14]
    • Củng cố bản thân nghĩa là bạn tạo ra kết quả cho hành động. Có hai loại củng cố bản thân.
    • Củng cố tích cực có nghĩa là cho thêm gì đó vào cuộc sống của bạn. Ví dụ, bạn có thể chiêu đãi bản thân mình một bữa tráng miệng kỷ niệm vì đã được mục tiêu nhỏ.
    • Củng cố tiêu cực là khi lấy đi một thứ gì đó. Nếu đó là việc bạn không muốn làm, thì cũng có thể coi là phần thưởng. Ví dụ, bạn có thể cho phép bản thân không làm việc vặt một tuần coi như là phần thưởng vì đã đạt được một mục tiêu nhỏ. Việc vặt này bị "loại" ra khỏi cuộc sống của bạn trong tuần đó.
    • Củng cố sẽ hiệu quả khi nó giữ vững động lực cho bạn chứ không phải là coi đó là một hình phạt. Ngăn không cho mình hưởng thụ gì đó hoặc tự phạt vì thất bại có thể có tác dụng nếu áp dụng vừa đủ. Nhưng hãy có cả phần thưởng khi có thể.[15]

Lời khuyên[sửa]

  • Tin tưởng vào bản thân.
  • Là chính mình. Mục tiêu của bạn sẽ không còn ngọt ngào nếu bạn đạt được bằng cách làm những việc làm bạn không lấy làm tự hào.
  • Đừng quên lời dạy của Lão Tử: "Đường đi ngàn dặm bắt đầu từ bước đi đầu tiên".
  • Hãy viết hết lên trên giấy. Viết ra sẽ củng cố thêm suy nghĩ cho bạn. Thậm chí nếu bạn là người duy nhất xem những gì mình viết ra, viết ra mục tiêu vẫn có thể thúc đẩy thêm mục đích.
  • Những người có mục tiêu, dù có giống bạn hay không, có thể là nguồn hỗ trợ tuyệt vời. Hãy nói chuyện với họ hằng ngày. Nếu bạn không thể gặp trực tiếp, thì thử tiếp cận đến cộng đồng trực tuyến nơi mọi người lập mục tiêu và đảm bảo cùng nhau có trách nhiệm.
  • Đừng để sự tiêu cực bủa vây bạn. Hãy luôn suy nghĩ tích cực!
  • Đừng bao giờ từ bỏ chỉ vì sợ hãi, sợ hãi không thể giúp bạn đạt được mục tiêu. Hãy luôn duy trì cảm hứng và tiếp tục cố gắng.

Cảnh báo[sửa]

  • Mọi việc không phải lúc nào cũng đi theo đúng những gì bạn đã lên kế hoạch. Bạn cần bám sát mục tiêu của mình, nhưng cũng cần linh động. Thường thì, mọi việc sẽ diễn ra khác với những gì bạn kỳ vọng, nhưng không phải lúc nào cũng là điều xấu. Bạn nên suy nghĩ cởi mở.
  • Đừng cố làm theo kiểu nồi tròn vung méo. Nếu có chuyện gì không phù hợp hoặc cảm thấy không đúng, hãy tiếp cận cách khác.
  • Cố gắng giữ phong độ cho bản thân. Thông thường ban đầu khi mọi người có mục tiêu mới đều đầu tư rất nhiều thời gian và công sức, nhưng dần dần họ mất đi sự nồng nhiệt đó. Sự nhiệt tình ban đầu đi cùng với một mục tiêu mới rất đáng trân trọng. Nhưng đừng đặt ra những tiêu chuẩn bản thân không thể tuân thủ lâu dài ngay từ ban đầu.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. 1,0 1,1 McGregor, I., & Little, B. R. (1998). Những dự án cá nhân, niềm hạnh phúc, và ý nghĩa của nó: làm tốt công việc của mình và luôn là chính mình. Tạp chí của nhân cách và tâm lý xã hội, 74(2), 494.
  2. 2,0 2,1 Brunstein, J. C. (1993). Mục tiêu cá nhân và niềm hạnh phúc mang tính chủ quan: Nghiên cứu chuyên sâu. Tạp chí của nhân cách và tâm lý xã hội, 65, 1061–1070.
  3. https://www.psychologytoday.com/blog/coaching-and-parenting-young-athletes/201311/keys-effective-goal-setting
  4. Morisano, D., Hirsh, J. B., Peterson, J. B., Pihl, R. O., & Shore, B. M. (2010). Đặt mục tiêu, thực hiện và phản hồi có thể cải thiện khả năng học thuật. Tạp chí Tâm lý học Ứng dụng, 95(2), 255.)
  5. Austin, J. T., & Vancouver, J. B. (1996). Xây dựng mục tiêu trong tâm lý học: Cấu trúc, quá trình, và nội dung. Bản tin Tâm lý học, 120, 338 –375.
  6. Lawlor, B. & Hornyak, M. (2012). Mục tiêu SMART: Ứng dụng Mục tiêu Smart có thể Đóng góp gì cho Thành tựu trong Kết quả Học tập của Học sinh. Hành trình Phát triển Mô phỏng Kinh doanh và Học tập Trải nghiệm, 39, 259-267.https://journals.tdl.org/absel/index.php/absel/article/viewFile/90/86
  7. Koestner, R., Lekes, N., Powers, T. A., & Chicoine, E. (2002). Đạt được mục tiêu cá nhân: Vừa phù hợp với bản thân lại vừa có ý thức thực hiện mới đem lại thành công. Tạp chí của nhân cách và Tâm lý học Xã hội, 83, 231–244.
  8. Bandura, A. (1977). Tự tin vào năng lực bản thân: Hướng đến thuyết thống nhất về thay đổi hành vi. Đánh giá Tâm lý học, 84, 191–215.
  9. 9,0 9,1 http://us.reachout.com/facts/factsheet/putting-your-goals-into-action
  10. 10,0 10,1 http://theinvestingmindset.com/goal-setting-how-to-to-achieve-your-goals-in-7-steps
  11. http://examinedexistence.com/why-having-a-daily-routine-is-important/
  12. http://www.ascd.org/publications/educational-leadership/dec09/vol67/num04/When-Students-Track-Their-Progress.aspx
  13. http://psychcentral.com/lib/the-health-benefits-of-journaling/
  14. http://www.appliedbehavioralstrategies.com/reinforcement-101.html
  15. http://www.mdaap.org/Bi_Ped_Brief_Interv_Behav_Modification.pdf

Liên kết đến đây