Đề ra mục tiêu thực tế

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Mọi người đều có mục tiêu muốn đạt được trong cuộc sống. Đề ra mục tiêu và nỗ lực hoàn thành chúng ta không chỉ thu được thành quả mà còn hình thành lòng tự trọng, niềm vui và cảm giác hạnh phúc.[1] Điều này có nhiều khả năng xảy ra hơn nếu đặt ra mục tiêu thực tế, nó còn giúp duy trì động lực thay vì đề ra mục tiêu quá cao.[2]

Các bước[sửa]

Suy nghĩ về Mục tiêu[sửa]

  1. Nghĩ về điều bạn muốn đạt được. Bước đầu tiên khi đề ra mục tiêu là quyết định điều bạn muốn. Hầu hết mọi người đều biết điều họ muốn: có thể là hạnh phúc, sức khỏe, tiền tài hay phát triển quan hệ với người bạn đời. Nhiệm vụ đầu tiên của bạn là biến những mong muốn đó thành điều bạn thật sự muốn hoàn thành.
    • Ban đầu bạn hãy xác định các điều khoản. Nếu bạn muốn vui vẻ hơn, hãy nghĩ thế nào là hạnh phúc đối với bạn. Cuộc sống hạnh phúc như thế nào? Bạn cần gì để trở nên hạnh phúc?[3]
    • Ở giai đoạn này mọi thứ có thể mang tính bao quát. Bạn có thể quyết định rằng hạnh phúc chính là sự nghiệp viên mãn. Mục tiêu bao quát là tìm được một công việc thỏa mãn bản thân.
    • Bạn có thể đưa ra nhiều mục tiêu ở giai đoạn này, bao gồm cả mục tiêu dài hạn và ngắn hạn. Bạn hoàn toàn có thể ghi chép ra giấy.
  2. Cụ thể hóa. Trước khi xác định mục tiêu thực tế, bạn phải cụ thể hóa nó. Điều này giúp bạn hiểu được rõ ràng những việc cần làm để đạt được mục tiêu. Mục tiêu cụ thể sẽ tạo động lực và nhiều khả năng đạt được hơn những mục tiêu mơ hồ.[4]
    • Nhiệm vụ ở giai đoạn này là biến ý tưởng tổng quát thành những công việc cụ thể.
    • Ví dụ, mục tiêu của bạn là bắt đầu sự nghiệp mới khiến bản thân hài lòng hơn. Ở giai đoạn này, bạn cần quyết định nghề nghiệp nào khiến bạn hài lòng. Bạn có thể lựa chọn trở thành nhạc sĩ chuyên nghiệp. Đây là khởi đầu tuyệt vời nhưng cần cụ thể hơn nữa. Bạn muốn chơi thể loại nhạc gì? Bạn muốn trở thành nghệ sĩ solo hay chơi trong ban nhạc, dàn nhạc?
  3. Tiến hành nghiên cứu. Xác định mức độ thách thức của mục tiêu đòi hỏi bạn phải bỏ thời gian nghiên cứu, nếu bạn vẫn chưa quen với quá trình. Bạn càng thông thạo bao nhiều thì mọi chuyện diễn ra càng suôn sẻ.[5] Khi tiến hành nghiên cứu, hãy thử đặt ra các câu hỏi sau:
    • Bạn cần học kỹ năng gì?
    • Bạn cần thay đổi lối sống nào?
    • Nó sẽ tiêu tốn abo nhiêu?
    • Trong thời gian bao lâu?
  4. Xác định các bước cụ thể. Để xác định mục tiêu có thực tế hay không, bạn phải biết chính xác các bước để đạt được mục tiêu. Ở giai đoạn này, bạn cần chia mục tiêu lớn thành từng phần hoặc bước nhỏ.[6]
    • Chia mục tiêu thành nhiều mục tiêu nhỏ hơn sẽ giúp bạn lên kế hoạch thực hiện dễ dàng hơn. Tốt hơn bạn nên ghi chép từng bước ra giấy.
    • Ví dụ, mục tiêu của bạn là trở thành nghệ sĩ chơi cello chuyên nghiệp trong dàn nhạc cổ điển. Nhìn chung, hãy chia mục tiêu này thành nhiều bước. Bạn cần mua một chiếc cello nếu chưa có. Bạn cần luyện tập chơi cello thật tốt, và chắc hẳn bạn cần theo học ở một trường chuyên nghiệp. Tiếp đó, bạn cần tìm hiểu lý thuyết âm nhạc. Bạn cần ứng tuyển vào vị trí chơi trong dàn nhạc. Bạn sẽ phải trải qua ít nhất một (thường là nhiều) vòng thử giọng. Tùy thuộc vào nơi bạn sinh sống, có thể bạn sẽ phải chuyên qua thành phố khác nơi có dàn nhạc giao hưởng chuyên nghiệp.

Biến Mục tiêu trở nên Thực tế hơn[sửa]

  1. Đánh giá cam kết của bản thân. Sau khi đã lên ý tưởng những việc cần làm để đạt được mục tiêu, bạn có thể xác định xem bản thân có dám dấn thân để theo đuổi mục tiêu hay không. Bạn phải xác định mình cần đặt nhiều thời gian và tâm huyết để đạt được mục tiêu.[7]
    • Đặc biệt là khi bạn đề ra mục tiêu khó và phức tạp, bạn phải nỗ lực hết sức. Bạn khó có thể đạt được mục tiêu nếu nó chỉ hơi quan trọng với bạn.
    • Nếu bạn không chắc chắn mình có dám dấn thân để theo đuổi mục tiêu thì chứng tỏ nó không thực tế. Nghĩa là bạn nên xem xét lại mục tiêu hoặc đề ra mục tiêu mới khiến bạn nỗ lực hơn.
    • Hãy tiếp tục với ví dụ trở thành nghệ sĩ chơi cello chuyên nghiệp. Bạn không thể chắc chắn với quyết định chuyển tới thành phố khác. Nếu trong thị trấn không có dàn nhạc giao hưởng chuyên nghiệp nào thì bạn cần xem xét lại mục tiêu sự nghiệp này.
    • Nếu bạn lên danh sách nhiều mục tiêu, bạn có thể xếp hạng theo mức độ quan trọng. Nếu bạn cố hoàn thành nhiều mục tiêu một lúc thì mọi việc sẽ trở nên khó khăn hơn. Hãy thực hiện mục tiêu bạn cho là quan trọng nhất.
  2. Xem xét giới hạn của bản thân. Chắc bạn đã nghe nhiều người nói rằng nếu đặt tâm huyết vào việc gì thì chắc chắn sẽ thành công. Điều này không phải lúc nào cũng đúng. Đôi khi giới hạn của bản thân sẽ khiến mục tiêu trở nên không thực tế. Vì vậy, bạn nên xem xét mục tiêu có phù hợp với bản thân không.[2]
    • Giới hạn cũng có nhiều dạng. Giới hạn về tiền bạc, thể chất. Một vài giới hạn ta có thể vượt qua nhưng số khác lại mang đến quá nhiều thách thức. Trong một vài trường hợp, bạn nên xem xét và cân nhắc lại mục tiêu.
    • Trong ví dụ nghệ sĩ chơi cello chuyên nghiệp. Nếu bạn đã từng bị tai nạn giao thông và không thể điều khiển thành thạo các ngón tay thì việc đạt được mục tiêu này sẽ trở nên khó khăn hơn. Bạn có thể vượt qua trở ngại này sau nhiều năm làm vật lý trị liệu. Tuy nhiên, nó sẽ khiến mục tiêu trở nên khó khăn hơn và thậm chí bất khả thi. Bạn phải luôn ghi nhớ đánh giá mức độ thực tế của mục tiêu.
    • Viết giới hạn của bản thân ra giấy. Điều này giúp bạn hình dung ra toàn bộ thách thức bạn cần đối mặt.
  3. Xác định khó khăn từ bên ngoài. Bên cạnh giới hạn của bản thân, các mục tiêu đều tồn tại những khó khăn ngoại cảnh. Đây là những điều vượt ngoài tầm kiểm soát của bạn và khiến việc hoàn thành mục tiêu trở nên khó khăn hơn. Bạn nên cân nhắc cả những trở ngại đó.
    • Ví dụ, suy nghĩ về ngôi trường bạn muốn theo học chơi cello. Vào được trường đó khó như thế nào? Nếu bạn không được nhận thì sao? Bạn có lựa chọn nào khác không?
    • Bạn không thể lường trước được mọi khó khăn nhưng hãy thử suy nghĩ về điều này và ghi chép lại. Nó sẽ giúp bạn phát triển cảm giác về mục tiêu thực tế.
    • Về sau việc này cũng sẽ hữu ích nếu bạn quyết định theo đuổi mục tiêu. Cố gắng dự đoán trước những khó khăn giúp bạn phát triển nhiều cách thức để đối phó với chúng trong trường hợp tiên đoán thành sự thật.[8]
  4. Xem xét lại nếu cần thiết. Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, bạn có thể quyết định xem mục tiêu có thực tế hay không. Nếu có thì bạn hãy tiếp tục nỗ lực để biến nó thành sự thật. Ngược lại, bạn cần xem xét lại mục tiêu của mình.
    • Nếu mục tiêu không thực tế, bạn sẽ có hai sự lựa chọn. Bạn có thể thử xem xét để điều chỉnh lại mục tiêu sao cho thực tế hơn. Hoặc từ bỏ mục tiêu đó và đề ra mục tiêu mới.
    • Ví dụ, tưởng tượng bạn quyết định rằng việc trở thành nghệ sĩ cello chuyên nghiệp là không thực tế. Nếu mục tiêu tổng quát của bạn là có nghề nghiệp tốt thì đây chính là lúc bạn cần xem xét lại. Hãy suy nghĩ về những nghề nghiệp khác mà có thể làm bạn vui.
    • Ghi nhớ rằng điều này không có nghĩa là bạn từ bỏ cello. Nếu bạn yêu âm nhạc và cello, bạn có thể xem xét lại mục tiêu này. Bạn có thể học và chơi cello theo sở thích. Mục tiêu này sẽ ít thách thức hơn và thực tế hơn đối với bạn và hoàn cảnh hiện tại.

Đạt được Mục tiêu[sửa]

  1. Lên kế hoạch. Sau khi đề ra mục tiêu thực tế, bước đầu tiên là lên kế hoạch chi tiết để đạt được nó.
    • Bước này khá đơn giản. Bạn đã viết sẵn từng bước và những khó khăn có thể phải đối mặt. Phần dàn ý của kế hoạch đã được phác thảo sẵn.
    • Bạn chỉ cần cụ thể hóa từng bước. Ví dụ, nếu bạn nộp hồ sơ vào trường âm nhạc, bạn cần thêm thông tin cụ thể về quá trình nộp đơn trong kế hoạch. Có thể bạn cần thư giới thiệu, hoặc viết luận, điền mẫu đơn, hoặc vòng thử giọng. Bạn cần liệt kê từng bước trong kế hoạch.
    • Các bước cần được định nghĩa cụ thể để bạn nắm được thời điểm cần hoàn thành chúng.[9]
    • Bạn nên phát triển kế hoạch dự phòng khi gặp trở ngại.[8] Nếu bạn không được nhận vào trường bạn muốn, liệu bạn có nộp đơn vào trường khác không? Hay bạn sẽ đợi và tiếp tục nộp đơn sau khi hoàn thiện hồ sơ hơn?
    • Đưa ra thời gian cụ thể cho từng mục tiêu nhỏ. Ví dụ: "Tôi sẽ tiết kiệm 20% tiền tiêu mỗi tuần trong vòng 12 tháng để mua cello vào ngày 6/1/2016."
  2. Lên thời gian biểu. Nhiều người lên lịch cụ thể trong kế hoạch để dễ dàng đạt được mục tiêu hơn. Thời gian biểu giúp bạn theo dõi tiến độ một cách có trách nhiệm.[10]
    • Ví dụ, bạn nhắm tới mục tiêu tiết kiệm tiền để mua cello trong vòng 6 tháng. Tháng sau bạn có thể tham gia khóa học đàn. Bạn cần thành thạo các kỹ năng cơ bản vào cuối năm, v.v.
  3. Bắt tay vào làm. Sau khi đã lên kế hoạch cụ thể, hãy chọn ngày tiến hành và bắt tay vào làm! Cách duy nhất để đạt được mục tiêu là dành thời gian và tâm huyết vào đó.[8]
    • Chọn ngày bắt đầu cách thời điểm hiện tại vài ngày để bạn có thể lên kế hoạch dự phòng và dồn động lực để tiến hành.[11]
  4. Theo dõi tiến độ. Sau khi tiến hành, hãy nhớ theo dõi tiến độ. Bạn có thể sử dụng nhật ký, ứng dụng hoặc một quyển lịch.
    • Theo dõi tiến độ giúp bạn có trách nhiệm với thời hạn bạn đặt ra.[12]
    • Đồng thời bạn cũng quan sát được tiến độ của quá trình bạn đã thực hiện. Điều này giúp bạn giữ vững động lực để tiếp tục cố gắng.

Lời khuyên[sửa]

  • Sau khi bắt tay vào thực hiện mục tiêu, có thể bạn sẽ thấy mọi thứ gian nan hơn nhiều so với tưởng tượng ban đầu. Trong trường hợp này, bạn hoàn toàn có thể xem lại quá trình này. Bạn có thể làm vậy bao nhiêu lần tùy ý.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. McGregor, I., & Little, B. R. (1998). Personal projects, happiness, and meaning: on doing well and being yourself. Journal of personality and social psychology, 74(2), 494.
  2. 2,0 2,1 Brunstein, J. C. (1993). Personal goals and subjective well-being: A longitudinal study. Journal of Personality and Social Psychology, 65, 1061–1070.
  3. Fischhoff, B., Slovic, P., & Lichtenstein, S. (1988). Knowing what you want: Measuring labile values. Decision Making: Descriptive, Normative and Prescriptive Interactions, Cambridge University Press, Cambridge, 398-421. (Chapter 18)
  4. Austin, J. T., & Vancouver, J. B. (1996). Goal constructs in psychology: Structure, process, and content. Psychological Bulletin, 120, 338 –375.
  5. http://www.lifecoach-directory.org.uk/blog/2014/06/30/rediscover-your-motivation-and-set-achievable-goals-with-life-coach-directory/
  6. http://us.reachout.com/facts/factsheet/putting-your-goals-into-action
  7. Koestner, R., Lekes, N., Powers, T. A., & Chicoine, E. (2002). Attaining personal goals: Self-concordance plus implementation intentions equals success. Journal of Personality and Social Psychology, 83, 231–244.
  8. 8,0 8,1 8,2 http://theinvestingmindset.com/goal-setting-how-to-to-achieve-your-goals-in-7-steps
  9. http://www.goalsettingbasics.com/support-files/smart-instructions.pdf
  10. http://www.connectionsacademy.com/blog/posts/2014-01-10/How-Students-Can-Achieve-Goals-by-Setting-Deadlines.aspx
  11. http://zenhabits.net/the-ultimate-guide-to-motivation-how-to-achieve-any-goal/
  12. http://www.ascd.org/publications/educational-leadership/dec09/vol67/num04/When-Students-Track-Their-Progress.aspx