Đọc truyện trước giờ đi ngủ

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Đọc truyện cho trẻ nghe là một cách tuyệt vời để dành thời gian bên nhau. Việc đọc truyện đã được chứng minh là sẽ làm tăng vốn từ vựng của trẻ, đồng thời, xây dựng sự gắn bó về mặt cảm xúc giữa người chăm sóc và đứa trẻ. Bạn có thể đọc truyện trước khi đi ngủ cho trẻ khi trẻ còn ở độ tuổi sơ sinh, và tiếp tục việc này cho tới khi trẻ vẫn còn hứng thú.

Ảnh minh họa

Các bước[sửa]

Đọc truyện trước khi đi ngủ cho em bé[sửa]

  1. Hãy bắt đầu sớm. Việc đọc truyện cho em bé nghe trước khi chúng có thể hiểu được ngôn ngữ hoặc tập trung vào tranh ảnh trong sách nghe có vẻ ngớ ngẩn, nhưng việc đó sẽ giúp trẻ liên hệ sự ấm áp và thư giãn trong sự hiện diện của bạn với trải nghiệm đọc truyện, nhờ đó, có thể sau này trẻ sẽ trở thành một người yêu quý sách.
    • Ngay cả khi còn ở trong bụng mẹ, trẻ đã có thể nghe thấy giọng của bạn và liên hệ nó với bạn. Khi ở giai đoạn sơ sinh, em bé của bạn rất thích nghe giọng vủa bạn và sẽ học được nhịp điệu của ngôn ngữ.
  2. Biến các câu chuyện thành một phần trong các chuỗi hoạt động trước khi đi ngủ. Có một chu trình trước khi ngủ sẽ giúp em bé dễ ngủ hơn và đảm bảo rằng chúng ngủ lâu hơn. Đó cũng là một khoảng thời gian tuyệt vời để ngồi cạnh nhau và giúp em bé thư giãn sau một ngày.
    • Xem xét việc tắm vào buổi tối, thay đồ ngủ, đọc truyện và tắt đèn. Hãy thực hiện đúng chu trình này hàng ngày vào cùng một thời điểm.[1]
  3. Thử những tác phẩm kinh điển dành cho em bé. Em bé chưa thể hiểu được ngôn từ hoặc một câu chuyện phức tạp. Vì thế, hãy chọn một cuốn sách đẹp, thú hút và dễ nghe. Âm thanh của ngôn từ cũng đã mang tính giáo dục đối với một em bé. Bạn có thể chọn sách với vần điệu dễ chịu. Ngoài ra, hãy tìm những cuốn sách ngắn gọn vì em bé không thể chú ý quá lâu khi đã mệt vào buổi tối.
    • Vài câu chuyện tuyệt vời bằng tiếng Anh lúc đi ngủ cho bé gồm “Chúc Mặt trăng ngủ ngon” (Goodnight Moon) của Margaret Wise Brown, “Chú gấu ngáy khò khò” (Bear Snores On) của Karma Wilson, và “Tới giờ đi ngủ” (Time for Bed) của Mem Fox.[2]
  4. Hãy đọc bằng giọng dịu dàng và thư thái. Bạn có thể thay đổi cao độ trong giọng đọc của mình để thu hút sự chú ý của trẻ và giúp chúng hiểu được nhịp điệu của câu chữ. Bởi vì đây là lúc để đi ngủ, đừng đọc cho trẻ nghe những câu chuyện quá sôi nổi. Chúng có thể kích thích quá độ đối với một em bé đang buồn ngủ và khiến trẻ khó ngủ hơn.

Đọc truyện cho trẻ ở độ tuổi nhà trẻ và mẫu giáo[sửa]

  1. Hãy để trẻ chọn sách. Có nhiều cách để bạn thực hiện điều này, tuỳ thuộc vào cá tính của trẻ và khả năng chọn sách của chúng.
    • Đưa trẻ tới thư viện và để chúng chọn vài cuốn truyện tranh để mang về nhà. Đối với trẻ lần đầu tiếp xúc với sách, hãy chọn hai tới ba quyển sách; những đứa trẻ yêu thích giờ đọc sách và muốn mỗi đêm được nghe một câu chuyện mới có thể mang về từ năm tới mười cuốn sách. Khi đã tới giờ đọc truyện, hãy để trẻ chọn từ những cuốn sách mà chúng mang về từ thư viện. Bạn cũng có thể để trẻ chọn từ những cuốn sách ở nhà nếu có.
    • Ngoài ra, nếu trẻ cần bạn giúp đỡ khi chọn sách, hãy giới hạn lựa chọn xuống còn hai tới ba cuốn và để trẻ chọn từ đó.
  2. Lường trước việc sẽ phải đọc đi đọc lại một câu chuyện. Trẻ ở độ tuổi này sẽ học nhờ sự lặp lại, và bạn sẽ phải đọc đi đọc lại một câu chuyện tới hàng chục lần cho tới khi trẻ thấy chán thì thôi. Trẻ đang bận ghi nhớ hình ảnh và ngôn từ, và cảm thấy rất háo hức khi biết ở trang sau sẽ có những gì.
    • Trẻ học từ sự lặp lại. Đọc lại một câu chuyện nhiều lần sẽ giúp trẻ mở rộng vốn từ vựng. [3]
    • Việc đọc các cuốn sách quen thuộc cũng là một cách tuyệt vời để trẻ thư giãn sau một ngày. Những câu chuyện mà trẻ thích thường rất nhẹ nhàng và có thể giúp trẻ đi vào trạng thái ngủ một cách dễ dàng. [4]
  3. Bạn cũng có thể chọn câu chuyện mà bạn thích. Đọc truyện cho trẻ nghe là một việc thú vị, nhưng cũng có thể nó sẽ trở nên nhàm chán nếu bạn chọn nhầm sách. Một vài người thích đọc những câu chuyện với vần điệu trúc trắc của Tiến sĩ Seuss, tuy nhiên, vài người khác lại thấy chúng rất khó đọc và không hấp dẫn. Nếu bạn thích một loại sách trẻ em nhất định hoặc một tác giả cụ thể nào đó, hãy đem những cuốn sách đó ra đọc mỗi tối.
    • Nếu trẻ đã đủ lớn và có khả năng tập trung tốt, bạn có thể đọc hai câu chuyện ngắn mỗi tối. Hãy để trẻ chọn 1 cuốn, và bạn chọn cuốn còn lại.
  4. Xem xét một cuốn sách phổ biến đối với nhóm tuổi này. Hầu hết trẻ ở độ tuổi mầm non và mẫu giáo sẽ thích truyện tranh với những câu chuyện đơn giản mà hấp dẫn, nhân vật đáng yêu, câu từ có vần điệu. Hãy chọn những cuốn sách không quá dài, nếu không, trẻ (hoặc bạn) sẽ phát chán.
    • Hầu hết truyện tranh cho trẻ em đều dài khoảng 30 trang; ở độ tuổi này, hãy tìm kiếm những cuốn sách có ít chữ ở mỗi trang.
    • Vài tựa sách hay cho trẻ em ở độ tuổi từ 2-5 gồm Gì vậy! Bà khóc (What! Cried Granny) của Kate Lum, Nhà ngủ buổi trưa (The Napping House) của Audrey Wood, và Sách cho lúc đi ngủ (The Going to Bed Book) của Sandra Boynton.[5]

Đọc truyện cho trẻ lớn hơn[sửa]

  1. Thử cùng nhau đọc truyện dài. Trước khi trẻ học đọc, bạn có thể đọc sách cho trẻ nghe. Khi trẻ lớn hơn, có thể sẽ thú vị hơn nếu bạn đọc xen kẽ các đoạn văn, hoặc đề nghị trẻ đọc cho bạn nghe. Mục tiêu là một chương mỗi tối.
    • Nhiều trường tiểu học yêu cầu học sinh phải đọc trong một khoảng thời gian nhất định mỗi tối. Hãy kết hợp bài tập này vào giờ đọc truyện cho con, đó là một cách tốt để vừa làm được nhiều việc lại vừa vui vẻ.
  2. Đừng lo về việc ai sẽ chọn sách. Đôi khi, trẻ sẽ muốn chọn, việc đó rất tốt. Nếu trẻ không quá khó tính về việc này, bạn có thể giới thiệu cho trẻ những cuốn chuyện mà bạn thích hồi nhỏ, hoặc đưa ra một danh sách những cuốn chuyện trẻ em phổ biến để tìm ra một cuốn thú vị nào đó.
    • Vài câu chuyện kinh điển cho trẻ ở độ tuổi tiểu học gồm loạt chuyện “Những đứa trẻ hộp ô tô” (Boxcar Children) của Gertrude Chandler Warner, The BFG của Roald Dahl, và Nhà tù Bóng ma (The Phantom Tollbooth) của Norton Juster.
    • Trẻ em từ 12 tuổi trở lên có lẽ thích các cuốn sách như bộ Harry Potter của J.K. Rowling hoặc thậm chí bộ Chúa tể của những chiếc nhẫn (Lord of the Rings) của J.R.R. Tolkien.
  3. Đừng quên những cuốn sách cũ mà trẻ yêu thích. Ngay cả khi trẻ đã đủ lớn để đọc truyện dài, có thể đôi lúc chúng vẫn thích đọc truyện tranh. Hãy để trẻ được quyền quyết định.
    • Hãy nhớ là việc dành thời gian để cùng đọc sách một cách vui vẻ quan trọng hơn việc lo lắng về trình độ hoặc loại sách mà bạn đang đọc.
  4. Đọc truyện cùng nhau chừng nào trẻ còn hứng thứ. Bạn không cần phải đặt ra thời gian quy định khi đọc truyện. Việc trẻ lớn vẫn thích được đọc truyện trước khi ngủ là điều bình thường. Nếu nhà bạn có nhiều trẻ con, đứa trẻ lớn nhất vẫn có thể thích tham gia vào giờ đọc truyện cùng các em của chúng.
    • Tới một lúc nào đó, trẻ có thể muốn tự đọc truyện. Việc đó cũng không sao cả. Bạn và trẻ đã có rất nhiều năm được đọc truyện trước giờ ngủ cùng nhau rồi.

Thực hiện các chiến lược đọc truyện tốt[sửa]

  1. Chọn một nơi thoải mái để đọc. Bạn có thể thích ngồi đọc truyện trên một chiếc ghế bập bênh hoặc một vị trí yêu thích nào đó. Bạn cũng có thể cùng ngồi trên giường trẻ để giúp trẻ ngủ dễ hơn.
    • Để trẻ nhỏ ngồi trên đùi và cùng quấn chăn khi bạn đọc truyện. Trẻ lớn hơn có thể rúc vào bên cạnh bạn, và bạn thì quàng tay qua vai chúng. Nếu trẻ không thích thế thì cũng không sao. Ở bên nhau là việc quan trọng nhất.
  2. Hãy tập trung vào những mối quan tâm của con. Dù có những câu chuyện truyền thống dành cho giờ đọc truyện trước khi ngủ (như Goodnight Moon - Chúc Mặt trăng ngủ ngon), bạn có thể đọc hầu hết mọi thể loại khác. Hầu hết trẻ em đều có hứng thú với một vài loại sách nhất định, và sở thích của chúng sẽ thay đổi theo thời gian. Bạn hoàn toàn có thể chọn một câu chuyện bất kì không thuộc về truyền thống.
    • Ví dụ: nhiều trẻ em thích kiểu sách tìm đồ, hoặc một số lại thích xem sách về các loài chó. Quan trọng là khoảng thời gian mà bạn dành ra để đọc sách cùng trẻ trong một môi trường thư giãn và yên tĩnh.
  3. Hãy đọc với biểu cảm. Trẻ em ở mọi lứa tuổi đều thích nghe giọng nói có biểu cảm trong quá trình đọc truyện. Khi bạn đọc một cách biểu cảm, trẻ sẽ hưởng ứng sự nhiệt tình của bạn và rất chăm chú lắng nghe câu chuyện.[6]
    • Hãy tạo cho mỗi nhân vật một giọng khác nhau và đừng e ngại việc tỏ ra ngớ ngẩn.
    • Bạn có thể tạo điều kiện cho trẻ dự đoán sự kiện tiếp theo bằng cách thêm vào những điểm ngắt nghỉ hoặc biểu cảm phù hợp. Ví dụ, thay vì nói, “Ngoài cửa sổ, cô đã thấy chú gấu đen to đùng”, bạn có thể nói, “Ngoài cửa sổ cô đã thấy một CHÚ GẤU … to … đùng!”
  4. Khuyến khích trẻ với các chiến lược giáo dục sớm. Dù trẻ chưa biết đọc, vẫn có một số điều bạn có thể làm để giúp chúng có được kĩ năng cần thiết để chuẩn bị học đọc. Hãy thử:
    • Chỉ vào các từ khi bạn đọc chúng. Điều này giúp dạy con rằng các từ trên trang có liên quan tới các từ được nói ra.
    • Đoán trước những gì sẽ xảy ra tiếp theo. Hãy yêu cầu con bạn đoán trước những gì sẽ xảy ra ở trang tiếp theo. Điều này khuyến khích chúng sử dụng các manh mối theo ngữ cảnh và giải mã nút thắt của câu chuyện.
    • Hãy đọc vài từ, rồi yêu cầu trẻ nhỏ đọc một từ. Bạn có thể chỉ vào những từ mà trẻ vừa mới học, hoặc yêu cầu trẻ tìm ra cách đọc một từ mà chúng chưa biết.
  5. Đặt câu hỏi cho trẻ. Bạn không cần phải đọc hết một câu chuyện; bạn có thể dừng lại ở bất kì điểm nào để thảo luận về những gì bạn vừa đọc, hỏi trẻ vài câu hỏi, hoặc để trẻ ngắm kĩ hình ảnh. Một câu chuyện trước giờ đi ngủ nên nhẹ nhàng và thú vị.
  6. Hãy đọc nhiệt tình. Sau một ngày dài, có thể bạn sẽ có mà hứng thú với việc đọc truyện Chúc mặt trăng ngủ ngon (Goodnight Moon) khi tất cả những gì mà bạn muốn làm là cho con lên giường và tự thưởng một khoảng thời gian yên tĩnh. Tuy nhiên, trẻ sẽ nhận ra ngay sự nhiệt tình hoặc thờ ơ của bạn.
    • Hãy nhớ rằng khoảng thời gian này là điều mà trẻ mong chờ trong ngày. Vì thế, hãy toàn tâm toàn ý và hưởng thụ thời gian này.
  7. Chọn những cuốn sách có độ khó trên một bậc so với trình độ đọc hiểu của trẻ. Trẻ học được nhiều thứ từ những câu chuyện trước giờ đi ngủ. Bạn có thể giúp trẻ mở rộng vốn từ vựng vằng cách đọc những cuốn sách hơi khó một chút, nhờ đó, trẻ được tiếp xúc với từ mới và những câu dài. Nếu trẻ mới chỉ 4 tuổi, hãy đọc sách dành cho trẻ từ 5 tới 6 tuổi. Nói chung, độ tuổi khuyến nghị dành cho truyện tranh có thể được in ở mặt sau của trang bìa.
    • Nếu bạn gặp phải một từ mà trẻ không hiểu, hãy định nghĩa nó nhanh gọn khi đang đọc. Ví dụ, khi đang đọc, bạn có thể nói: “Công chúa đã ghi nhớ mã bí mật. “Ghi nhớ” ngụ ý cô đã học được nó nên cô có thể nhớ ra nó sau này”.
    • Đừng đọc những cuốn sách quá khó. Nếu bạn thấy trẻ mất hứng thú, có thể bạn nên chọn một cuốn sách khác.

Cảnh báo[sửa]

  • Bạn nên xem qua cuốn sách trước khi đọc cho trẻ nghe, nhất là khi hình minh hoạ trên bìa sách khiến bạn nghĩ cuốn sách có nội dung đáng sợ hoặc khó chịu.

Bài viết cùng chủ đề[sửa]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này