Đối phó với hội chứng tiền sản giật

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Tiền sản giật là một tình trạng nguy hiểm của phụ nữ có thai gây ra tăng huyết áp và các dấu hiệu có hại cho các bộ phận cơ thể. Đây là hội chứng có thể dẫn tới tử vong cho cả mẹ và em bé. Tiền sản giật thường phát triển sau ít nhất 20 tuần thai. Cách duy nhất để ngăn chặn đó là kết thúc thai kỳ. Nếu bạn có triệu chứng tiền sản giật, hãy tìm đến sự hỗ trợ y tế ngay lập tức. Bác sỹ của bạn sẽ giúp bạn đánh giá lựa chọn cách để xử lý tình trạng này.

Ảnh minh họa

Các bước[sửa]

Nhận biết tiền sản giật[sửa]

  1. Đi khám bác sỹ nếu bạn có triệu chứng của tiền sản giật. Nếu bạn không chắc chắn các triệu chứng của bản thân chỉ là tình trạng khó chịu khi mang thai hay dấu hiệu của tiền sản giật, hãy liên lạc với bác sỹ của bạn để xem liệu bạn có cần được kiểm tra hay không. Dưới đây là một vài triệu chứng của tiền sản giật: [1][2]
    • Đau đầu
    • Khó thở
    • Mờ mắt, mất thị giác, nhạy cảm với ánh sáng hoặc các thay đổi khác liên quan đến mắt.
    • Buồn nôn và/hoặc nôn
    • Đau bụng phía bên phải dưới xương sườn.
    • Đi tiểu ít
  2. Tìm đến sự hỗ trợ ngay lập tức nếu có các triệu chứng nghiêm trọng. Tiền sản giật có thể có ảnh hưởng từ nặng đến nhẹ. Nếu bạn có các triệu chứng nghiêm trọng, bạn cần tìm đến hỗ trợ của bác sỹ ngay lập tức. Hãy gọi điện cho bác sỹ hoặc đi tới phòng cấp cứu nếu bạn phát hiện các triệu chứng của bản thân ngày càng tăng hoặc mắc phải một số dấu hiệu sau:[1]
    • đau đầu dữ dội
    • mờ mắt
    • đau bụng dữ dội
    • khó thở hoặc không thở được
  3. Để bác sỹ theo dõi huyết áp của bạn. Hầu hết phụ nữ mắc tiền sản giật thường có huyết áp tăng đột ngột nhưng cũng có một vài trường hợp tăng từ từ. Không phải tất cả phụ nữ có huyết áp cao đều cảm thấy những triệu chứng khác. Bởi vậy, việc để bác sỹ theo dõi huyết áp của bạn một cách thường xuyên là điều vô cùng quan trọng.[1]
    • Huyết áp của bạn nên ở dưới mức 140/90 mm Hg (mi-li-mét thủy ngân).
    • Bạn cần lưu ý nếu huyết áp của bạn cao hơn mức trung bình trong hơn bốn giờ trong khi đang nghỉ ngơi.
  4. Thực hiện các kiểm tra khác theo lời khuyên của bác sỹ. Bác sĩ thường sẽ thực hiện một số xét nghiệm khác để kiểm tra tình trạng sức khỏe của các bộ phận khác cũng như tình trạng thai nhi như:[3]
    • Xét nghiệm máu. Xét nghiệm này sẽ cho phép bác sỹ kiểm tra gan và thận của bạn có đang hoạt động bình thường hay không. Bác sỹ cũng có thể đánh giá xem liệu máu của bạn có đủ số lượng tiểu cầu để đảm bảo cho quá trình đông máu hay không.
    • Phân tích nước tiểu. Đây là xét nghiệm nhằm kiểm tra xem bạn có đang có quá nhiều lượng protein trong nước tiểu hay không. Quy trình xét nghiệm này sẽ bao gồm xét nghiệm bằng một mẫu hoặc nhiều mẫu nước tiểu trong vòng 24 giờ.
    • Siêu âm. Trong khi siêu âm, bác sỹ sử dụng các sóng âm có tần số cao hơn tần số mà tai người có thể nghe được để tạo ra hình ảnh của em bé trong bụng mẹ. Điều này không hề nguy hiểm hay làm tổn thương đến bạn hay em bé. Bác sỹ sẽ có thể quan sát xem liệu em bé có đang phát triển bình thường hay không bằng cách đo kích thước của em bé và lượng nước ối bao bọc quanh em bé.
    • NST (non-stress test - Kiểm tra không kích thích). Trong quá trình xét nhiệm, bác sỹ sẽ đo nhịp tim đập của em bé mỗi khi cử động.
    • BPP – (biophysical profile – trắc diện sinh lý). Trong quá trình kiểm tra, bác sỹ có thể kết hợp siêu âm cùng lúc giống như NST hoặc tách riêng. Kiểm tra này sẽ sử dụng sóng âm để xác định lượng nước ối, cử động cơ thể, trương lực cơ và cử động thở của thai nhi.
  5. Hỏi bác sỹ về kết quả chẩn đoán của bạn. Nếu bạn được chẩn đoán là mắc tiền sản giật, chắc hẳn bạn đã mắc phải một vài triệu chứng khác nhau. Bác sỹ của bạn đã xác định được dấu hiệu huyết áp cao hoặc ít nhất một trong những triệu chứng sau:[3][4]
    • Lượng protein trong nước tiểu. Bác sỹ có thể gọi nó là protein niệu.
    • Các tín hiệu giảm chức năng của thận
    • Giảm chức năng của gan
    • Không đủ lượng tiểu cầu trong máu
    • Phù phổi. Điều này xảy ra khi phổi của bạn chứa đầy dịch.
    • Các vấn đề về thị giác
    • Các cơn đau đầu mới hoặc khác với bình thường.

Đánh giá các lựa chọn[sửa]

  1. Nói chuyện với bác sỹ của bạn về các nguy cơ có thể xảy ra. Nếu bạn bị tiền sản giật, điều này có thể nguy hiểm cho cả bạn và em bé. Bạn sẽ có nguy cơ bị: [5]
    • Co giật
    • Đột quỵ
    • Chảu máu nhiều
    • Rau bong non
  2. Thảo luận với bác sỹ về tuổi của thai nhi. Trẻ trào đời trước khi đủ 37 tuần tuổi sẽ được xem là sinh non. Trẻ có thể sẽ có nguy cơ gặp vấn đề về đường hô hấp và chảy máu. Nếu có thể, bác sỹ sẽ cố gắng kéo dài thai kỳ của bạn để đạt đến gần mốc 37 tuần hơn. Tuy nhiên, nếu cần phải sinh trước 37 tuần, có thể bác sỹ sẽ khuyên bạn nên tiêm steroid.[6]
    • Tiêm steroid sẽ giúp đẩy nhanh quá trình phát triển phổi nếu trẻ trào đời ở tuần thứ 34 hoặc ít hơn. Tuy nhiên, mất khoảng 24 đến 48 tiếng để steroid có tác dụng.
  3. Xác định liệu cơ thể bạn đã sẵn sàng để sinh hay chưa. Nếu bạn bị tiền sản giật vào giai đoạn cuối của thai kỳ, có thể bác sỹ sẽ cho rằng phương pháp an toàn nhất cho bạn và em bé đó là kích đẻ. Bác sỹ sẽ kiểm tra cổ tử cung của bạn để xem bạn đã sẵn sàng để sinh hay chưa. Dưới đây là một số dấu hiệu của cổ tử cung chứng tỏ bạn đã sẵn sàng:[5]
    • Bắt đầu mở. Có thể bác sỹ sẽ đề cập đến quá trình này là giãn nở.
    • Mỏng hơn. Bác sỹ có thể gọi đây là mờ đi.
    • Mềm hơn. Có thể bác sỹ sẽ nói rằng cổ tử cung của bạn đang chín.
  4. Đi đến bệnh viện để theo dõi. Bác sỹ sẽ muốn bạn ở lại bệnh viện để theo dõi cho đến khi sinh. Nếu em bé chưa đủ lớn để trào đời hoặc cần sử dụng thuốc để kích thích quá trình phát triển của phổi, bạn sẽ cần được theo dõi thường xuyên trong thời gian này. Có thể bác sỹ sẽ yêu cầu: [7]
    • Theo dõi thường xuyên huyết áp của bạn để đảm bảo nó không tăng lên nữa.
    • Phân tích nước tiểu thường xuyên để đánh giá các thay đổi về lượng protein trong nước tiểu của bạn.
    • Xét nghiệm máu để kiểm tra xem gan hoặc thận của bạn có bị tổn thương hay không.
    • Theo dõi nhịp tim của thai nhi để xem có dấu hiệu nguy hiểm nào hay không
    • Siêu âm để đánh giá tiến trình phát triển của thai nhi và cấp độ hoạt động.
  5. Hãy hiểu rằng nghỉ ngơi tại giường cũng không thể giúp bạn khá hơn. Trước đây bác sỹ thường khuyên phụ nữ có thai nên nằm nhiều nhưng sau đó nghiên cứu đã chứng minh rằng điều đó sẽ không có hiệu quả. Mặt khác nó có thể làm tăng nguy cơ: [5]
    • Đông máu do giảm mức hoạt động
    • Khó khăn tài chính do không thể làm việc
    • Cản trở đời sống xã hội và hỗ trợ xã hội

Lên kế hoạch hành động[sửa]

  1. Nói chuyện với bác sỹ của bạn về việc giục sinh nếu bạn đang ở thai tuần thứ 37. Sản phụ bị tiền sản giật sẽ được kích thích chuyển dạ khi mang thai trên 37 tuần. Tại thời điểm này, thai nhi đã phát triển đầy đủ và có thể sống ngoài bụng mẹ. Nếu kích đẻ, có thể bác sỹ sẽ: [7]
    • Quét màng ối. Với phương pháp này, bác sỹ sẽ sử dụng ngón tay để tách túi ối khỏi cổ tử cung. Điều này sẽ kích thích cơ thể sản xuất nội tiết tố giúp bắt đầu quá trình chuyển dạ. Việc này có thể gây khó chịu hoặc chảy máu.
    • Đặt thuốc vào âm đạo của bạn. Loại thuốc này có thể ở dạng viên hoặc dạng gel. Điều này sẽ giúp cổ tử cung của bạn mềm hơn. Mất khoảng 24 giờ để quá trình chuyển dạ bắt đầu. Nếu nó không có hiệu quả đối với bạn có thể bạn sẽ được kê cho liều lượng lớn hơn hoặc truyền kích thích tố qua tĩnh mạch.
    • Sử dụng thuốc chống co giật trong khi chuyển dạ nếu cần. Ví dụ như nếu bạn bị tiền sản giật nặng, có thể bạn sẽ được tiêm muối Epsom (magnesium sulfate) trong quá trình chuyển dạ để tránh co giật.[5] However, magnesium sulfate is not necessary if your pre-eclampsia is mild.
  2. Sinh mổ nếu cần. Nếu các triệu chứng của bạn vô cùng nghiêm trọng, có thể bạn sẽ cần thực hiện mổ lấy thai (sinh mổ). Quá trình này sẽ đòi hỏi bác sỹ rạch một đường trên bụng của bạn và mở tử cung để lấy em bé ra mà không qua quá trình sinh đẻ thông thường.[5]
    • Bạn sẽ phải sinh mổ nếu việc tiếp tục mang thai quá nguy hiểm cho bạn hoặc em bé.
    • Nếu cần, có thể bác sỹ sẽ tiêm muối Epsom (magnesium sulfate) cho bạn để tránh co giật trong quá trình sinh.
  3. Kéo dài thai kỳ bằng thuốc nếu cần. Điều trị bằng thuốc có thể chống lại các triệu chứng và cho phép kéo dài thai kỳ. Điều này sẽ giúp thai nhi có thêm thời gian để phát triển trong bụng mẹ. Nếu bạn điều trị bằng thuốc, hãy nói chuyện với bác sỹ để biết liệu chúng có hại cho thai nhi hay không. Dưới đây là một số loại thuốc bạn có thể sẽ dùng:[5][7]
    • Thuốc điều trị cao huyết áp. Nếu huyết áp của bạn đạt mức 140/90 m Hg, có thể bạn sẽ không được kê loại thuốc này. Nhưng nếu nó nguy hiểm cho bạn hoặc em bé, có thể bạn sẽ cảm thấy cần phải kiểm soát huyết áp của bạn và giảm thiểu nguy cơ đột quỵ. Thuốc labetalol được cấp phép sử dụng với phụ nữ có huyết áp cao. Một số loại thuốc khác không được cấp phép sử dụng cho phụ nữ có thai nhưng đôi khi vẫn được kê đơn bao gồm nifedipine hoặc methyldopa. Nếu bạn được kê đơn sử dụng một trong hai loại thuốc này, hãy đảm bảo rằng bạn có thảo luận với bác sỹ về các nguy cơ có thể xảy ra với bạn và em bé.
    • Xteoit tổng hợp. Loại thuốc này được sử dụng để kích thích trưởng thành phổi thai nhi trong 1-2 ngày. Điều này có thể sẽ cần thiết nếu bạn phải sinh non. Thêm vào đó, loại thuốc này có thể được sử dụng để giảm các triệu chứng gây ra do vấn đề của gan và tiểu cầu.
    • Thuốc chống co giật. Các loại thuốc này sẽ được kê nếu bạn có nguy cơ bị co giật cao hoặc bạn đã từng bị co giật.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này