Điều trị áp xe răng

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Áp xe răng là tình trạng nhiễm trùng do sâu răng hay bệnh nướu không được điều trị hoặc do chấn thương răng nghiêm trọng (chẳng hạn như gãy răng) ảnh hưởng đến tủy răng. Kết quả là bạn sẽ bị nhiễm trùng gây mủ, đau đớn và cần được điều trị y tế ngay để ngăn ngừa nguy cơ gãy răng, nhiễm trùng lây sang răng liền kề, thậm chí là xương mặt hoặc xoang.[1] Nếu cảm thấy có thể chịu đựng được 1-2 ngày trước khi khám nha sĩ, bạn có thể áp dụng các liệu pháp tại nhà dưới đây để giảm bớt khó chịu do áp xe răng.

Ảnh minh họa

Các bước[sửa]

Trong lúc chờ đợi điều trị y tế[sửa]

  1. Hẹn khám nha sĩ. Nếu nghi ngờ bị áp xe răng, bạn nên hẹn khám nha sĩ ngay. Triệu chứng áp xe răng bạn cần chú ý là sốt, đau khi nhai, vị khó chịu trong miệng, hôi miệng, sưng tuyến cổ, đỏ và sưng nướu hoặc mặt nướu bị lở loét và chảy mủ. [1]
    • Bạn không phải lúc nào cũng chịu đau đớn khi bị áp xe răng. Nhiễm trùng răng nghiêm trọng thậm chí còn có thể ăn mòn tủy răng bên trong chân răng và làm bạn mất hết cảm giác. Điều này không có nghĩa là không có vấn đề gì xảy ra. Nhiễm trùng vẫn còn và nếu không được điều trị có thể gây ra những tổn thương trầm trọng hơn.
    • Tùy thuộc vào loại vi khuẩn gây nhiễm trùng và hệ miễn dịch, áp xe thậm chí có thể gây dị dạng cho khuôn mặt do tích tụ mủ không dứt trong mô.
  2. Súc miệng bằng nước muối ấm. Bạn nên súc miệng sau khi ăn để ngăn không cho các mẩu vụn thức ăn kích thích áp xe răng. Cách này còn giúp giảm đau tạm thời cho vùng răng bị tổn thương.[2]
    • Pha 1 thìa muối (5 g) với 1 cốc (250 ml) nước ấm (không nóng), sau đó dùng nước muối để súc miệng, nhổ ra và lặp lại.
    • Nên nhớ súc miệng bằng nước muối không chữa được áp xe răng ngay cả khi bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Bạn vẫn phải đi khám nha sĩ vì các triệu chứng có thể chuyển biến nghiêm trọng hơn do nhiễm trùng kị khí và lây lan rất nhanh.
  3. Dùng thuốc giảm đau không kê đơn để giảm sốt và đau. Các thuốc như Acetaminophen (Tylenol), Naproxen (Aleve), Ibuprofen (Advil hoặc Motrin) có thể giúp giảm đau răng trong khi chờ đợi khám nha sĩ.[3]
    • Bạn cần uống thuốc đúng theo chỉ dẫn, ngay cả khi đau răng không thuyên giảm hoàn toàn sau khi uống thuốc.
    • Lưu ý rằng các thuốc này cũng có thể giảm sốt, do đó có thể che giấu cơn sốt do nhiễm trùng. Khi sử dụng các thuốc này, bạn nên để ý các triệu chứng khác chứng minh nhiễm trùng đang ngày càng trầm trọng hơn.
  4. Điều trị khẩn cấp nếu xuất hiện triệu chứng nghiêm trọng. Nhiễm trùng có thể lan nhanh và ảnh hưởng đến răng khác, thậm chí là toàn bộ cơ thể. Đến phòng cấp cứu ngay nếu gặp các triệu chứng như sưng to và rõ ở răng bị áp xe, hàm hoặc mặt, sưng lan khắp mặt hoặc xuống cổ, đổi màu da, sốt, chóng mặt, thiếu năng lượng, rối loạn thị giác, ớn lạnh, buồn nôn, nôn mửa, đau càng dữ dội và không chịu được ngay cả khi đã uống thuốc giảm đau không kê đơn.[4]

Điều trị y tế[sửa]

  1. Khám nha sĩ để kiểm tra và nặn mủ. Nha sĩ có thể tiêm thuốc gây tê quanh vùng bị áp xe, rạch một đường nhỏ, sau đó nặn hết mủ ra. Sau đó, nha sĩ có thể cần phải nghiên cứu thêm để tìm ra các phương pháp khác giúp bạn điều trị áp xe răng.
    • Lưu ý trong một số trường hợp, việc gây tê là không cần thiết vì bệnh nhân có thể không cảm thấy đau chút nào. Đôi khi mủ có thể thoát qua một lỗ nhỏ trên nướu gọi là lỗ rò răng.
  2. Rút tủy răng. Nha sĩ có thể tự rút tủy răng cho bạn hoặc nhờ chuyên gia giúp đỡ. Trong quá trình rút tủy răng, nha sĩ có thể khoan răng và rút bỏ tủy răng bị nhiễm trùng, khử trùng toàn bộ ống răng, lấp tủy răng mới vào, đóng khoang răng bên trong và bịt răng bằng cách trám răng, trám sứ, thậm chí là trám vàng vào những vị trí không đủ chất răng. Răng đã trải qua quá trình này, kết hợp với chăm sóc hợp lý, có thể duy trì nguyên vẹn đến suốt đời.[5]
  3. Nhổ răng. Đối với những trường hợp không thể rút tủy răng, nha sĩ có thể tiến hành nhổ răng. Quy trình nhổ răng đơn giản chỉ mất vài phút. Nha sĩ sẽ làm tê khu vực bị tổn thương bằng phương pháp gây tê cục bộ, sau đó cắt các mô nướu quanh răng. Sau đó, nha sĩ sẽ dùng kẹp để nắm lấy răng và đẩy tới đẩy lui để nới lỏng răng trước khi nhổ răng ra.[6]
    • Bạn nên đảm bảo chăm sóc ổ răng đúng cách sau khi bị áp xe răng. Nha sĩ sẽ hướng dẫn cách chăm sóc chi tiết và bạn nên tuân thủ đúng tất cả những hướng dẫn này. Các hướng dẫn chăm sóc răng là: dùng gạc cầm máu vào ngày đầu tiên, gây đông máu tại ổ răng và vệ sinh răng miệng sạch sẽ trong quá trình hồi phục ổ răng.[7]
    • Khám nha sĩ ngay nếu gặp các vấn đề như chảy máu không ngừng, đau không thuyên giảm hoặc tái phát sau nhiều ngày.
  4. Dùng thuốc kháng sinh kê đơn. Thuốc kháng sinh là một phần quan trọng và cần thiết trong quá trình điều trị áp xe, nhằm đảm bảo nhiễm trùng cho hoàn toàn biến mất và không tái phát.[8] Thuốc kháng sinh còn giúp phòng ngừa cơn đau dữ dội, chẳng hạn như đau do khô ổ răng.
  5. Bạn nên nhớ áp xe răng là tình trạng nghiêm trọng và có thể đe dọa đến tính mạng. Điều trị đúng cách là vô cùng quan trọng. Nếu không có bảo hiểm nha khoa, bạn nên cố gắng tìm phòng khám nha khoa miễn phí hoặc giảm giá gần nhà. Bạn còn phải nhớ trả giá cho chi phí nhổ răng đơn giản. [9]
    • Nếu áp xe hiện rõ, nghĩa là bạn có thể nhìn thấy và chạm được vào vết sưng ở các nướu gần kề răng bị áp xe, nha sĩ không thể tiến hành nhổ răng ngay được. Bạn sẽ phải dùng kháng sinh ít nhất 2 ngày đầu để giảm nguy cơ nhiễm trùng huyết.
    • Đến phòng cấp cứu ngay nếu xuất dấu hiệu nhiễm trùng nặng nghiêm trọng. Bác sĩ trong bệnh viện không thể điều trị răng nhưng có thể điều trị nhiễm trùng, ngay cả khi bạn không có bảo hiểm.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này