Vì sao răng chưa già đã rụng?

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Trong cuộc sống hằng ngày có những thói quen tưởng chừng như vô hại nhưng lại ảnh hưởng không hề nhỏ đến sức khỏe răng miệng của bạn. Chúng thực sự là tác nhân làm cho “góc con người” bị tổn thương và tiềm ẩn những nguy cơ không tốt, làm xuất hiện các dấu hiệu bệnh lý.

Nghiến răng[sửa]

Nghiến răng không những gây tổn hại đến cấu trúc răng mà còn làm dị dạng hàm.

Đây là một thói quen xấu và nó thường diễn ra khi con người ta đang say giấc ngủ hay nói một cách khác là nó luôn xảy ra trong tình trạng nạn nhân đang chìm trong trạng thái vô thức vì thế để khắc phục được tình trạng nghiến răng tương đối khó.

Thói quen nghiến răng lâu ngày sẽ làm cho men răng bị tổn thương, mặt nhai bị mòn làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ khuôn miệng và đặc biệt là ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai của răng miệng.

Không dùng chỉ nha khoa[sửa]

Để lấy thức ăn còn mắc lại trong răng sau bữa ăn, xỉa tăm là thói quen ngấm vào máu của nhiều người. Thực sự đây không phải là biện pháp khả thi bởi có thể do vô tình nó sẽ gây nên những trầy sướt cho mên mềm và gây nên những viêm nhiễm, ảnh hưởng đến răng miệng.

Hơn nữa, việc đánh răng không thể nào loại bỏ được hết các vụn bẩn bám đầy trong các mặt răng hàm và trong các kẽ nhỏ giữa các răng. Do đó nếu bạn không kiên trì sử dụng chỉ nha khoa thì việc vi khuẩn vẫn tồn tại và tiếp tục hoạt động gây nên những viêm nhiễm hay những căn bệnh nguy hiểm cho răng miệng là điều hiển nhiên.

Vì vậy, để loại bỏ hầu hết vi khuẩn bạn cần phải kết hợp giữa đánh răng và chỉ nha khoa để có hiệu quả cao nhất.

Sử dụng răng để cắn vật cứng[sửa]

Răng dễ bị tổn thương bởi tiếp xúc với các vật cứng.

Dùng răng để cắn các vật cứng hoặc để mở nắp các loại chai, lọ là không tốt. Nó sẽ làm cho lớp men răng bị tổn thương và từ đó ảnh hưởng đến ngà răng bên trong. Răng sẽ bị yếu dần và mất dần khả năng chống lại vi khuẩn. Từ đó tạo điều kiện cho các bệnh lý răng miệng phát triển.

Dùng đồ uống nóng thường xuyên[sửa]

Thói quen uống những thức uống nóng của bạn tưởng như vô hại nhưng cũng ảnh hưởng đến màu sắc cũng như sức khỏe răng miệng. Trà đậm và cà phê đen có chứa chất tanin. Chất này thúc đẩy việc làm cho bề mặt răng bị những vết lõm và mặt rỗ. Những vết lõm li ti này là ngôi nhà cư ngụ rất “êm ấm” của bọn vi khuẩn và bã thức ăn thừa.

Đánh răng không đúng lúc[sửa]

Đánh răng quá nhiều cũng không phải là một cách chăm sóc răng miệng tốt.

Đừng nghĩ cứ đánh răng càng nhiều là càng tốt nhé. Cách đánh răng và thời điểm đánh răng mới quyết định đến sức khỏe răng miệng của bạn. Từ nhỏ, chúng ta đã được dạy phải đánh răng sau khi ăn uống các loại thực phẩm. Song, lời khuyên này không hoàn toàn đúng.

Sau khi tiêu thụ các thực phẩm có chứa độ axit cao hay các thức uống như rượu, cà phê, hoa quả họ cam quýt, nước giải khát, bạn chỉ nên nhai kẹo cao su không đường hoặc súc miệng lại với nước sạch mà thôi. Tiếp đến, hãy đánh răng khoảng một giờ sau khi tiêu thụ các loại thực phẩm ấy bởi nếu đánh răng ngay sau lúc bạn ăn uống các thực phẩm trên có thể khiến răng bị xói mòn cao.

Rss.jpg
Mời bạn đón đọc các bài viết tiếp theo bằng cách đăng kí nhận tin bài viết qua email hoặc like fanpage Thuvienkhoahoc.com để nhận được thông báo khi có cập nhật mới.

Nguồn[sửa]

  • Tạp chí Khoa học và Phát triển, Linh Vy (tổng hợp)
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này