Tăng cường sức khỏe răng miệng

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Răng miệng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, nhưng đôi khi chúng ta không biết cách chăm sóc bộ phận này sao cho phù hợp. Răng miệng bao gồm nhiều mô cơ thể khác nhau cần được chăm sóc và bảo vệ nhằm bảo đảm sức khỏe tối ưu. Răng miệng cần được chăm sóc suốt cả cuộc đời, từ lúc trước khi sinh ra cho đến khi trưởng thành.[1]

Ảnh minh họa

Các bước[sửa]

Vệ sinh răng miệng[sửa]

  1. Chọn loại bàn chải phù hợp. Lựa chọn bàn chải đánh răng ở cửa hàng không phải là điều dễ dàng; mặt hàng này khá đa dạng về chủng loại, chỉ riêng màu sắc cũng đủ để bạn cảm thấy bối rối trong việc chọn lựa. Việc tìm bàn chải phù hợp với bản thân quan trọng hơn việc mua bàn chải đắt tiền với nhiều tính năng hiện đại. Một số tiêu chí trong việc chọn bàn chải bao gồm:[2]
    • Kích thước phù hợp. Bàn chải lớn khó thao tác trong vòm miệng. Người lớn nên dùng bàn chải rộng khoảng 1,2 cm và dài 2,5 cm.
    • Độ cứng lông bàn chải phù hợp. Lông bàn chải được chia thành ba loại "mềm", "vừa," hoặc "cứng." Đa số mọi người thường dùng bàn chải lông mềm có tính năng linh hoạt tẩy sạch mép nướu răng không gây chảy máu .
    • Chứng nhận. Kiểm tra sản phẩm có đóng dấu kiểm duyệt của tổ chức y tế hay không. Bàn chải không có dấu kiểm duyệt vẫn có thể dùng được, nhưng nếu có dấu thì bạn sẽ an tâm hơn khi biết rằng bàn chải của mình được chấp thuận bởi cơ quan nha khoa có uy tín
    • Bàn chải thông thường hay bàn chải điện? Hai loại này đều có tác dụng tương tự nhau. Miễn là sử dụng thường xuyên thì bạn sẽ có hàm răng chắc khỏe. Nếu chọn bàn chải điện, bạn nên chọn loại dao động có hiệu quả trong việc tẩy sạch bựa răng.[3]
  2. Chải răng đúng cách, ít nhất hai lần một ngày để duy trì độ chắc khỏe. Chải răng thường xuyên giúp ngăn ngừa sâu và mục răng, tăng cường sức mạnh và chức năng răng. Khi được chăm sóc đúng cách, răng miệng sẽ luôn khỏe mạnh trong suốt cuộc đời. Răng nướu càng khỏe mạnh thì bạn càng ít có nguy cơ bị sâu răng và bệnh về nướu. Chải răng sau bữa ăn nếu có thể.[4]
    • Bàn chải nên đặt sát răng theo góc 45 độ so với đường nướu, và di chuyển trên bề mặt răng theo chuyển động tròn và từ trên xuống.
    • Không tác dụng lực hoặc áp lực quá nhiều khi chải răng. Để phần đầu lông bàn chải tiếp xúc với kẽ răng.
    • Chải sạch phần trong, ngoài và mép trên răng để làm sạch toàn bộ kẽ răng.
    • Lưu ý chải sạch phần bên trong răng cửa ở dưới và mặt ngoài răng trong phía trên vì đây là những vị trí tích tụ nhiều cao răng.
    • Chải răng từ hai đến ba phút. Sau khi chải xong, súc miệng bằng nước hoặc nước súc miệng.
  3. Làm sạch kẽ răng mỗi ngày. Làm sạch kẽ răng thường xuyên (thông thường một lần một ngày) và kỹ lưỡng có tác dụng ngăn ngừa sâu răng. Bạn có thể chọn chỉ nha khoa bằng Ni lông (hoặc dây móc) hoặc PTFE (sợi tổng hợp). PTFE có giá thành cao và không bị tơi, nhưng tất cả các loại đều có khả năng làm sạch bựa răng và mảnh vụn hiệu quả.[4]
    • Lấy một đoạn chỉ nha khoa dài khoảng 50 cm.
    • Quấn sợi chỉ quanh ngón giữa mỗi tay để lại một đoạn 2,5 cm để làm sạch răng.
    • Làm sạch hàm trên, sau đó chuyển sang hàm dưới.
    • Giữ chặt sợi chỉ bằng ngón cái và ngón trỏ sau đó nhẹ nhàng di chuyển giữa kẻ răng với thao tác chà xát và cạo sạch.
    • Không dùng lực mạnh vì có thể làm tổn thương nướu răng.
    • Khi chạm đến nướu răng, tạo hình chữ C quanh một chiếc răng vào sau đó thao tác trên khoảng trống giữa răng và nướu.
    • Di chuyển sợi chỉ phía bên răng, theo hướng từ trên xuống dưới, tránh xa nướu răng.
    • Tiếp tục sử dụng đoạn chỉ sạch để làm sạch các kẽ răng.
    • Làm sạch phần trong hàm răng cuối cùng một cách kỹ lưỡng.
  4. Sử dụng cây cạo, vệ sinh, hoặc bàn chải để làm sạch lưỡi nhẹ nhàng. Ngoài chải răng và làm sạch kẽ răng, bạn có thể giúp cho răng miệng trở nên thơm tho và sạch sẽ hơn bằng cách dùng cây vệ sinh lưỡi. Lưỡi có thể chứa nhiều vi trùng và mảnh vụn thức ăn, vì thế bạn nên vệ sinh kỹ lưỡng để giữ gìn vệ sinh răng miệng toàn diện[5]
    • Dùng cây cạo lưỡi bằng cách đặt góc lưỡi cạo sát lưỡi vào kéo về phía trước.
    • Bạn có thể dùng bàn chải để vệ sinh lưỡi, mặc dù không hiệu quả bằng cây cạo lưỡi nhưng vẫn có thể bảo đảm sức khỏe răng miệng.
    • Bàn chải lưỡi có lông giúp làm sạch lưỡi tương tự như cây cạo lưỡi. Bạn có thể tìm loại bàn chải đánh răng tích hợp đầu bàn chải lưỡi.
  5. Mát-xa nướu. Phương pháp này giúp tăng cường lưu lượng máu đến nướu răng, cung cấp dưỡng chất và oxy đồng thời loại bỏ chất thải từ mô nướu. Bạn có thể tự mát-xa nướu bằng ngón tay để loại sạch thức ăn còn bám lại.[6]
    • Ấn ngón trỏ lên nướu và chuyển động vòng tròn nhẹ nhàng để kích thích nướu răng.
    • Mát-xa toàn bộ phần nướu, sau đó dùng nước súc miệng hoặc nước muối ấm để súc xạch.
    • Lưu ý rằng mát-xa nướu có thể làm tăng sự nhạy cảm. Viện Hàn lâm Nha chu Hoa Kỳ cảnh báo rằng sự tuần hoàn gia tăng của nướu có thể làm tăng nhạy cảm kích thích đối với mảng bám răng và mảnh vụn thức ăn.[7]
  6. Kết hợp flo-rit vào thói quen vệ sinh hằng ngày. Đây là khoáng chất tự nhiên giúp làm chắc men răng và ngăn ngừa sâu răng. Chúng còn có tác dụng chữa mục răng ở mức độ nhẹ.[1]
    • Bạn có thể tăng cường hấp thụ flo-rit bằng cách uống nước máy. Nhiều hệ thống cấp nước công cộng thêm flo-rit vào nước để bảo đảm sức khỏe răng miệng cho người dân.[8]
    • Bạn có thể thoa flo-rit trực tiếp lên răng. Đây là thành phần có trong các sản phẩm thương mại, nhưng bạn vẫn có thể tận dụng lượng flo-rit cao trong kem đánh răng hoặc nước súc miệng kê toa.[9]
  7. Giữ gìn vệ sinh bàn chải. Đánh răng là hoạt động quan trọng trong việc vệ sinh sức khỏe răng miệng, nhưng bạn cần phải vệ sinh bàn chải để tránh nhiễm trùng.[10]
    • Thay bàn chải mới khi sợi lông đã hỏng và bị xơ, khoảng ba đến bốn tháng một lần. Bạn cũng nên dùng bàn chải mới sau khi bị cảm, đau họng cấp tính, hoặc các bệnh tương tự.
    • Không dùng chung bàn chải. Việc dùng chung có thể làm cho miệng dễ bị nhiễm trùng. Những người bị suy giảm hệ miễn dịch hoặc mắc bệnh nhiễm trùng cần lưu ý đặc biệt không dùng chung bàn chải hoặc vật dụng vệ sinh răng miệng khác.[10]
    • Rửa sạch bàn chải bằng nước sau khi vê jsinh răng để loại bỏ kem đánh răng hoặc mảnh vụn còn sót lại. Cắm bàn chải theo hướng thẳng đứng và để khô tự nhiên. Để riêng bàn chải nhằm ngăn ngừa rủi ro nhiễm bẩn chéo.[10]
    • Không bọc kín bàn chải hoặc cất trong hộp kín trong thời gian dài. Nếu bàn chải bị ẩm ướt, chúng có nguy cơ phát triển vi sinh vật. Môi trường kín càng làm cho bàn chải tăng nguy cơ tiếp xúc với vi sinh vật, gây nên rủi ro nhiễm trùng.

Áp dụng thói quen chăm sóc răng miệng lành mạnh[sửa]

  1. Duy trì thói quen ăn uống lành mạnh để bảo vệ răng miệng. Bạn nên ăn nhiều loại thực phẩm, hạn chế thức ăn nhiều tinh bộ hoặc có hàm lượng đường cao. Những loại thực phẩm này làm tăng axit trong miệng và có thể gây tổn hại cho răng.
    • Hạn chế hấp thụ thức ăn vặt/soda hoặc thực phẩm ngọt dính nhầy. Chúng có khả năng bám chặt vào răng và chuyển hóa thành axit bởi vi khuẩn sinh sống trong miệng. Vi khuẩn, axit, mảnh vụn thức ăn, và nước bọt kết hợp tạo thành mảng bám răng và sau đó là cao răng bằng cách bám chặt vào trong răng. Axit trong bựa răng cũng phá hỏng lớp men gây sâu răng.[4]
    • Ăn nhiều trái cây và rau quả, và một số loại thực phẩm lành mạnh như là bánh mì nâu, ngũ cốc nguyên hạt hoặc nhiều loại ngũ cốc.
    • Uống một cốc sữa để cung cấp canxi quan trọng trong việc duy trì sự chắc khỏe của răng.
    • Vitamin D có tác dụng giảm sâu răng, nhưng chất này vẫn chưa được chứng minh chắc chắn. Điều quan trọng là bạn không nên chỉ dựa vào chất bổ sung vitamin để duy trì sức khỏe răng miệng.[11]
  2. Uống đủ nước. Bạn có thể "rửa trôi" thức ăn sau bữa ăn bằng cách uống nước. Ngoài lợi ích mà nước mang lại, chất lỏng này còn giúp ngăn chặn mảng bám hình thành trên răng.[12]
  3. Tránh hút thuốc. Các loại thuốc lá có tác động tiêu cực đến nướu răng. Những người hút thuốc dễ mắc bệnh nướu răng. Bạn có thể nhận thấy rằng thói quen hút thuốc gây nên nhiều vấn đề liên quan đến nướu răng, chẳng hạn như nướu nhạy cảm hoặc chảy máy gây đau.[13]
  4. Khắc phục chứng ợ nóng và rối loạn ăn uống càng sớm càng tốt. Ợ nóng nghiêm trọng có thể khiến cho axit dạy dày trào ngược lên miệng và phá hủy men răng. Tác động tiêu cực này cũng có thể liên quan đến chứng cuồng ăn vô độ không được chữa trị, tình trạng rối loạn ăn uống bao gồm tẩy ruột, hoặc nôn mửa sau khi ăn. Bạn cần tiến hành điều trị các vấn đề này trước khi tình trạng sức khỏe ngày càng chuyển biến xấu.[14]
  5. Đi khám răng định kỳ. Bạn nên nhận biết tình trạng răng miệng bình thường nhằm đánh giá chính xác những thay đổi hoặc vấn đề nảy sinh sau này.[15]
    • Bạn nên lưu ý sự thay đổi màu sắc, kể cả đốm nhỏ hoặc khối u. Kiểm tra răng nếu có hiện tượng sứt mẻ hoặc biến màu, và trình bày hiện tượng đau dai dẳng hoặc thay đổi hình dạng hàm răng cho nha sĩ biết.

Tận dụng lợi ích khi đi khám răng[sửa]

  1. Đi khám nha sĩ thường xuyên nhằm phát hiện kịp thời các bệnh răng miệng. Đi khám nha sĩ sáu tháng một lần để vệ sinh và đánh bóng chuyên nghiệp.[12]
    • Nha sĩ sẽ cạo sạch mảng bám và cao răng trên và dưới đường nướu bằng dụng cụ đặc biệt.
    • Phương pháp này giúp duy trì sức khỏe nướu răng lâu dài và ngăn chặn phát triển bệnh nướu/nha chu.
  2. Thông báo cho nha sĩ về các vấn đề răng miệng. Một số bệnh không liên quan đến răng miệng vẫn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bộ phận này, vì thế bạn nên thông báo cho nha sĩ biết về:[16]
    • Điều trị ung thư
    • Mang thai
    • Bệnh tim
    • Bệnh mới
  3. Hỏi bác sĩ về chất bịt kín. Đây là chất phủ lên răng có tác dụng bảo vệ sâu răng. Chất này chỉ được sử dụng đối với răng bình thường không bị sâu và có tác dụng kéo dài.[17]
    • Chất bịt kín là sự lựa chọn phù hợp dành cho trẻ em đang phát triển răng khỏe mạnh vững bền.
  4. Xem nha sĩ như là đối tác sức khỏe. Trao đổi với nha sĩ một cách cởi mở về bất kỳ mối quan ngại, thay đổi, hoặc thắc mắc liên quan đến tiến trình hoặc điều trị. Không nên ngần ngại tự ủng hộ bản thân và trang bị kiến thức cho mình. Bạn có thể áp dụng một số câu hỏi dưới đây nhằm tìm hiểu thêm về dịch vụ của nha sĩ và chăm sóc răng miệng toàn diện.[15]
    • Hình thức điều trị khuyến cáo là gì?
    • Có những phương pháp thay thế nào?
    • Sự khác biệt về giá thành hoặc tác dụng lâu bền của từng loại hình điều trị?
    • Sự điều trị khẩn cấp ở mức độ nào? Nếu trì hoãn sẽ gây ra hậu quả gì?
    • Có những lựa chọn thanh toán linh hoạt nào, chẳng hạn như bảo hiểm, giảm giá, hoặc gói thanh toán?

Lời khuyên[sửa]

  • Người mắc bệnh tiểu đường cần kiểm soát mức đường huyết. Ngoài ra nên đi khám nha sĩ toàn diện từ ban lần trở lên trong một năm nếu được yêu cầu.
  • Nhai kẹo cao su không đường. Loại này tăng tiết nước bọt, nhờ đó “rửa sạch” bề mặt răng.
  • Dùng tăm xỉa răng cẩn thận, vì nếu xỉa mạnh sẽ không tốt cho răng.
  • Nếu cảm thấy sự nhạy cảm hoặc áp lực hình thành trong nướu hoặc chảy máu chân răng, bạn cần đi khám nha sĩ để điều trị phù hợp vì đây là những dấu hiệu và triệu chứng ban đầu của bệnh nướu có nguy cơ phát triển nếu không được khắc phục kịp thời.
  • Nhai cành cây thường xanh một lần một ngày để làm sạch răng. Tuy nhiên bạn cần rửa sạch nhánh cây trước khi sử dụng.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này