Ứng phó khi kẻ trộm đột nhập vào nhà

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Kẻ trộm khi đột nhập vào nhà hầu hết đều muốn “khoắng” thật nhanh các món đồ như thiết bị điện tử, đồ trang sức hoặc các vật quý giá khác. Chúng thường không có ý định làm hại bạn và gia đình bạn, nhưng đôi khi họ có mục đích xấu hơn thế. Những kẻ này thường đột nhập khi chủ nhà đi vắng nhưng cũng có thể vào khi bạn đang ở nhà nếu họ tưởng bạn đã đi khỏi, hoặc nếu thấy phi vụ có vẻ béo bở. Khi nghe tiếng động vào giữa đêm, bạn sẽ không có thì giờ để đoán ý định của kẻ đột nhập mà phải hành động ngay. Nếu lo sợ phải đối mặt với kẻ đột nhập, bạn có thể chú ý giữ an toàn cho ngôi nhà, học cách ẩn nấp hoặc đương đầu với chúng khi cần.

Các bước[sửa]

Giữ nhà an toàn[sửa]

  1. Chuẩn bị kế hoạch. Điều này là cực kỳ quan trọng nếu trong nhà không chỉ có một người, đặc biệt là nhà có trẻ nhỏ. Thiết kế một không gian an toàn, một căn phòng có thể khóa và dễ dàng ngăn cách nếu có kẻ đột nhập. Bạn có thể dùng phòng ngủ của bạn hoặc của con nếu bạn có con nhỏ. Tiếp đó bạn cần thiết kế một không gian an toàn dự phòng nếu lựa chọn đầu tiên của bạn bị chặn bởi kẻ đột nhập.[1]
    • Đảm bảo căn phòng an toàn phải có điện thoại dễ tiếp cận, có thể là điện thoại bàn hoặc điện thoại di động để một chỗ và được sạc pin.
    • Thiết lập lối thoát hiểm để phòng khi không gian an toàn không còn chắc chắn. Nếu không gian an toàn của bạn ở tầng hai, thì lối thoát hiểm có thể là thang bắc qua cửa sổ.[1]
  2. Thực hành theo kế hoạch. Một kế hoạch dù hay đến đâu cũng sẽ thất bại nặng nề nếu không được thực hiện tốt. Hãy đảm bảo mọi người trong nhà biết chính xác cần phải làm gì trong trường hợp nhà bị đột nhập. Bạn có thể quy ước một từ nào đó để khi kêu lên có thể báo hiệu cho cả nhà biết có kẻ xâm nhập. Sử dụng từ này khi diễn tập, và bạn sẽ tạo được phản xạ theo bản năng.[2]
  3. Gia cố nhà cửa sao cho an toàn. Có một số việc bạn có thể làm để giúp ngôi nhà của mình an toàn hơn. Một số cách đòi hỏi thời gian và tiền bạc, nhưng một số khác khá đơn giản và chỉ đòi hỏi thực hiện tốt.
    • Khóa cửa ra vào và chốt cửa sổ. Ngay cả khi ở nhà, bạn cũng nên ngăn chặn kẻ có ý định đột nhập chỉ bằng cách khóa cửa.
    • Kết thân với hàng xóm xung quanh. Họ có thể trông chừng nhà cho bạn khi bạn đi vắng và sẵn sàng gọi cảnh sát trong trường hợp có kẻ lạ xâm nhập vào nhà bạn.
    • Thắp đèn sáng bên ngoài nhà. Điều này đặc biệt quan trọng ở các lối vào nhà. Các loại đèn pha kích hoạt bằng chuyển động sẽ làm kẻ lạ giật mình và có thể khiến họ sợ mà rút lui.
    • Kéo rèm cửa xuống. Rèm cửa có thể che khuất những thứ quý giá và khiến kẻ trộm khó biết bạn có ở nhà hay không.
    • Để đèn sáng ngay cả khi ra khỏi nhà. Như vậy ngôi nhà của bạn trông sẽ đỡ trống trải hơn và bớt hấp dẫn đối với bọn trộm.[3]
  4. Dành sức lực để chuẩn bị chứ không phải để lo lắng. Điều quan trọng là bạn cần phân biệt giữa sẵn sàng đối phó và sống trong sợ hãi. Khi thực hiện các bước trên, bạn hãy tập thành thói quen, thành một phần bình thường trong cuộc sống. Chuẩn bị tinh thần sẵn sàng sẽ tốt hơn là thấp thỏm lo sợ.
    • Nếu cảm thấy luôn hồi hộp và lo sợ bị kẻ gian đột nhập, bạn hãy cân nhắc nhờ chuyên gia giúp đỡ để vượt qua âu lo.

Ẩn nấp để kẻ đột nhập không nhìn thấy[sửa]

  1. Lắng nghe thật kỹ. Những tiếng động lạ thường là dấu hiệu đầu tiên cho thấy có kẻ xâm nhập. Bạn cũng sẽ đoán được kẻ lạ đang ở đâu so với vị trí bạn đang đứng. Nhiều âm thanh có thể cho biết về tình huống bạn đang đối mặt. Hãy nghe ngóng thật kỹ để biết kẻ đột nhập đang làm gì.
    • Bạn có nghe thấy tiếng bước chân hoặc các tiếng động khác đang vọng tới chỗ bạn không?
    • Có âm thanh nào nghe như bọn trộm đang nói chuyện không?
    • Bạn có nghe như tiếng lấy đồ vật và gói lại không?
  2. Cố gắng ở yên nơi bạn đang đứng và khóa cửa ra vào. Sau khi khóa cửa, bạn hãy cố gắng ẩn nấp càng kỹ càng tốt. Dùng đồ đạc nặng chặn cửa để ngăn kẻ đột nhập xông vào phòng. Không mở cửa cho đến khi bạn hoàn toàn chắc chắn rằng khu vực đã an toàn hoặc kẻ đột nhập đã rời khỏi nhà.
    • Nếu căn phòng bạn đang ẩn nấp có tủ tường, bạn có thể trốn vào đó. Khóa cửa tủ nếu có thể.
    • Nếu không thể tìm thấy nơi ẩn nấp tốt hơn hoặc không khóa cửa được, có thể bạn cần chuyển sang một phòng khác an toàn hơn.
  3. Giữ im lặng. Không hé nhìn ra. Không kêu lên trong bất cứ trường hợp nào. Làm như vậy chỉ khiến chỗ ẩn nấp của bạn bị lộ, và kẻ đột nhập sẽ tìm thấy bạn nhanh hơn. Thở nhẹ hết sức có thể. Nếu đang ở trong phòng cùng một người khác, bạn đừng bàn bạc về kế hoạch hoặc tranh cãi xem phải làm gì.[4]
  4. Dùng điện thoại gọi số 113. Nếu nơi ẩn nấp có điện thoại bàn, bạn hãy dùng điện thoại đó hoặc điện thoại di động gọi cảnh sát phản ứng nhanh. Bạn cần biết chính xác địa chỉ nhà và báo cho người trực điện thoại để cảnh sát tìm được nhà bạn và đến xử lý.
    • Điều quan trọng là sạc pin đủ và giữ điện thoại gần đó để bạn có thể chộp lấy thật nhanh khi ẩn nấp.
    • Sẵn sàng mô tả nhanh và ngắn gọn cho người trực tổng đài biết về tình huống.
    • Họ sẽ hỏi để xác định mức độ cần kíp đến đâu, do đó điều quan trọng là bạn phải mô tả tình huống càng chính xác và càng khẩn cấp càng tốt.[5]
  5. Chờ cảnh sát đến. Không rời chỗ ẩn nấp cho đến khi cảnh sát đến nơi. Không ra khỏi nơi đó cho đến khi họ xác nhận với bạn là khu vực đã an toàn. Nếu cảnh sát vẫn chưa bắt được kẻ xâm nhập, bạn hãy cho họ biết những chỗ có thể trốn trong nhà để giúp họ kiểm tra kỹ hơn.
    • Cảnh giác với trường hợp kẻ đột nhập giả làm cảnh sát. Nếu bạn không thể nhận diện được họ (giả dụ như khi đang ẩn nấp), bạn có thể gọi lại số 113 để kiểm tra xem có phải họ là cảnh sát thật hay không.[6]

Đương đầu với kẻ đột nhập[sửa]

  1. Cố gắng tránh giáp mặt. Kẻ đột nhập thường tìm nhà không có người ở nhà để vào ăn trộm.[2] Hầu hết bọn chúng chỉ muốn kiếm một món tiền dễ dàng và không có ý định đối mặt với người trong nhà. Tuy nhiên, nếu kẻ lạ đe dọa mạng sống của bạn hoặc cố bắt bạn đi theo chúng, bạn sẽ phải chống trả.
    • Nếu bọn trộm chỉ muốn lấy tài sản và yêu cầu bạn làm điều gì đó như mở két chẳng hạn, bạn hãy hợp tác và làm theo yêu cầu của chúng. Không có tài sản nào quý giá hơn mạng sống của bạn!
  2. Trang bị vũ khí. Trừ khi bạn được huấn luyện tự vệ và/hoặc võ thuật, việc tay không đương đầu với kẻ đột nhập là vô cùng nguy hiểm. Không chỉ vì bạn không được huấn luyện mà còn vì đối phương có thể mang theo vũ khí. Bất cứ thứ gì có thể sử dụng như gậy cũng sẽ tốt hơn là tay không.
    • Nhiều vật dụng trong nhà có thể dùng làm vũ khí như dụng cụ thể thao, chìa khóa hoặc chai thủy tinh. Vợt tennis hoặc chai rượu cũng có thể vung lên như dùi cui, trong khi chìa khóa có thể dùng để đâm.
    • Để vũ khí gần giường. Nếu lo ngại ban đêm bị kẻ trộm đột nhập, bạn có thể cảm thấy yên tâm hơn nếu để vợt tennis hoặc con dao ở cạnh giường.
    • Tuy là một cách tự vệ lợi hại, bình xịt hơi cay không phải là vũ khí hợp pháp trong mọi trường hợp. Nếu được phép giữ bình xịt hơi cay, bạn hãy cân nhắc mua và học sử dụng đúng cách.
  3. Nhắm vào những điểm yếu nhất của đối thủ. Mục tiêu của bạn là vô hiệu hóa kẻ đột nhập để thoát thân, không phải là để thắng trong cuộc chiến đấu kéo dài.[4] Đừng ngại đánh xấu: bạn đang chiến đấu vì mạng sống của mình.
    • Đánh vào chân để đối thủ không thể di chuyển. Đầu gối là điểm yếu đặc biệt; một cú đá hoặc đánh vào đầu gối có thể hoàn toàn hạ gục đối phương.[7]
    • Đánh vào mắt, háng và họng để vô hiệu hóa đối phương. Những điểm này đặc biệt nhạy cảm, và một cú đánh mạnh vào đó là đủ để ngăn chặn kẻ tấn công.
  4. Thoát thân. Không ở gần kẻ đột nhập lâu hơn cần thiết. Nếu có thể đánh trả và tạo cơ hội chạy thoát, bạn hãy làm như vậy! Cố gắng tạo ra nhiều tiếng động khi chạy và liên lạc với lực lượng phản ứng nhanh.

Lời khuyên[sửa]

  • Nếu có thể nhìn thấy kẻ đột nhập, bạn hãy cố gắng ghi nhớ càng nhiều chi tiết càng tốt. Nếu chúng đi khỏi, bạn có thể cung cấp thông tin cho cảnh sát khi họ truy bắt kẻ đó!
  • Nuôi chó to. Nếu lo sợ bị đột nhập hoặc sống trong khu vực không an ninh, bạn hãy cân nhắc nuôi một con chó to. Ngay cả khi không thực sự tấn công, chú chó của bạn cũng có thể xua đuổi kẻ lạ bằng tiếng sủa và gầm gừ. Hơn nữa, bạn cũng cảm thấy yên tâm hơn và đỡ yếu ớt hơn.
  • Nếu quyết định giữ súng để tự vệ, bạn nhớ nạp đạn và để gần bên mình. Nếu có con nhỏ, bạn cần đảm bảo để súng ngoài tầm với của trẻ (có thể phải tháo đạn ra). Học các lớp dạy cách bắn súng, nạp đạn và xử lý súng.
  • Nếu vô cùng lo sợ bị đột nhập, bạn có thể cân nhắc học phương pháp tự vệ. Như vậy bạn sẽ được chuẩn bị kỹ hơn để đẩy lùi kẻ tấn công và tự tin hơn trong tình huống nguy cấp.
  • Nếu dùng điện thoại di động để gọi cảnh sát, bạn hãy để chế độ rung. Nếu không, điện thoại sẽ kêu to nếu đầu bên kia gọi lại, và kẻ đột nhập sẽ biết được vị trí của bạn.
  • Nên để điện thoại ở tất cả các phòng trong nhà. Như vậy, cho dù vào phòng nào hoặc buộc phải vào phòng nào, bạn cũng có sẵn điện thoại. Đừng quên là bạn không cần phải trả tiền dịch vụ khi gọi 113.

Cảnh báo[sửa]

  • Tìm hiểu luật về tự vệ. Một số luật cho phép sử dụng lực có thể gây chết người để tự vệ khi có kẻ lạ xâm nhập vào nhà, một số khác có nhiều cách định nghĩa khác nhau về “mức phòng vệ chính đáng”.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]