Từ bỏ mối quan hệ bạo hành

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Bạn đưa ra quyết định từ bỏ một mối quan hệ bạo hành, và bạn đã thực sự làm được. Chúc mừng bạn! Bây giờ bạn sẵn sàng để tiến về phía trước. Bạn có thể thực hiện một số biện pháp để chắc chắn rằng bạn hồi phục và trở nên mạnh mẽ hơn. Hãy học cách bảo vệ sự an toàn của bạn, tìm hiểu bản thân, quan tâm đến những vấn đề thiết thực và bắt đầu một mối quan hệ mới.

Các bước[sửa]

Bảo vệ sự an toàn của bạn[sửa]

  1. Tìm sự giúp đỡ nếu bạn cảm thấy nguy hiểm. Khi từ bỏ một mối quan hệ bạo hành, bạn có thể gặp nguy hiểm. Sự an toàn có thể tiếp tục trở thành vấn đề ngay cả sau khi bạn rời khỏi mối quan hệ đó. Nếu bạn cảm thấy nguy hiểm, hãy tìm sự giúp đỡ ngay lập tức.
    • Gọi 113. Nếu đối phương đang đe dọa hoặc rình rập bạn, hãy gọi 113 để được trợ giúp. Gọi 113 có thể đảm bảo rằng bạn và con cái được an toàn. Cảnh sát sẽ bắt giữ đối phương trên cơ sở thu thập đầy đủ bằng chứng.
    • Tìm một nơi trú ẩn an toàn. Tìm thông tin về một số nơi an toàn để bạn có thể trú ẩn. Lập danh sách tất cả những nơi bạn có thể tìm đến, nghĩ đến bạn bè hoặc gia đình mà đối phương không quen biết và trốn khỏi trong khi đối phương đang ngủ nếu bạn có thể. Người thân có thể giúp bạn phối hợp với các dịch vụ xã hội của chính phủ để xin phúc lợi ban đầu, giúp bạn xin lệnh cách ly từ tòa án, khởi tố và nhiều nơi còn cung cấp những dịch vụ tư vấn.
  2. Cắt đứt mọi liên lạc với kẻ bạo hành. Xóa số điện thoại của đối phương và hủy kết bạn với họ trên mạng xã hội. Có lẽ bạn cần hủy kết bạn với một số người bạn chung để có thể xóa liên lạc không mong muốn.[1]
    • Có thể bạn cần đổi số điện thoại để họ không thể gọi cho bạn.
  3. Thay đổi thói quen và địa điểm hằng ngày. Kẻ bạo hành biết rõ một số thói quen điển hình và địa điểm mà bạn hay lui tới. Thay đổi thói quen bằng cách đi làm với tuyến đường khác hoặc đến một số chỗ mới để tiếp tục các hoạt động của bạn.
    • Bạn có thể quyết định chuyển đến nhà mới hoặc thành phố mới nếu kẻ bạo hành ở quá gần bạn.
    • Nếu bạn cảm thấy con cái đang bị nguy hiểm, hãy cân nhắc chuyển chúng đến một ngôi trường mới.
  4. Xin lệnh cách ly nếu cần thiết. Biện pháp bảo vệ bằng cách ly là cách hợp pháp để bảo vệ bản thân khỏi kẻ bạo hành. Nó bảo vệ bạn không bị theo dõi, đe dọa, hoặc quấy rối. Lệnh này cũng ngăn chặn kẻ bạo hành xâm phạm nhà của bạn hay làm phiền bạn tại nơi làm việc.[2] Nếu nghĩ rằng kẻ bạo hành vẫn cố gắng liên lạc hoặc quấy rối bạn, bạn nên dùng hệ thống pháp luật để đảm bảo người đó không thể làm phiền bạn.
    • Luôn mang theo lệnh cách ly bên mình.
  5. Ngăn cản bản thân trở về với kẻ bạo hành. Có thể bạn cảm thấy tội lỗi, cô đơn, trầm cảm, xấu hổ hay cảm giác khác khi chia tay. Có lẽ bạn đã có mối quan hệ với kẻ bạo hành trong một thời gian dài, và bỏ qua những gì thân quen sẽ khó khăn. Tuy nhiên, bạn cần chống lại mong muốn trở về với kẻ bạo hành. Mọi việc có thể không diễn ra tốt đẹp, bạn cần phải đặt sự an toàn của mình lên hàng đầu. Trở nên mạnh mẽ và kiên nhẫn, và dành thời gian cho bản thân. Giống như câu, thời gian sẽ làm lành mọi vết thương.

Thừa nhận sự bạo hành trong mối quan hệ trước đây[sửa]

  1. Thừa nhận với bản thân rằng bạn đã trải qua sự bạo hành. Một vài nạn nhân không muốn thừa nhận họ đã có một mối quan hệ bạo hành. Họ có thể cảm thấy mình bị phán xét hay bị bêu xấu. Nhiều nạn nhân của bạo hành tình cảm do dự việc thừa nhận mối quan hệ bạo hành. Khi không có sự bạo hành thể chất hay tình dục rõ ràng xảy ra trong mối quan hệ, một số nạn nhân thường giảm thiểu mức độ họ bị bạo hành tình cảm.
  2. Cho phép bản thân cảm nhận những cảm xúc về sự bạo hành. Ngay cả khi mối quan hệ của bạn mang tính bạo hành, bạn rất có thể vẫn còn yêu kẻ bạo hành. Hiện tại có lẽ bạn đang trải qua một loạt cảm xúc, bao gồm sợ hãi, tội lỗi, buồn bã hoặc không có cảm xúc. Những phản ứng cảm xúc này với mối quan hệ của bạn là bình thường. Bạn nên cho phép bản thân vượt qua chúng.
    • Bạn cũng nhận ra một số triệu chứng thể chất, như mất ngủ, ác mộng, và mệt mỏi.
    • Viết nhật ký về những cảm xúc này sẽ có ích.
    • Thương tiếc cho mối quan hệ và những khả năng sẽ không bao giờ xảy ra.
  3. Nhắc bản thân tại sao bạn từ bỏ nó. Khi bạn rời khỏi một mối quan hệ, bạn có thể nhớ nhiều điều tốt đẹp về người yêu và thời gian đã dành cho nhau. Điều quan trọng là nhắc nhở bản thân về những điều tiêu cực và lý do tại sao bạn rời bỏ nó.[3]
    • Viết nhật ký về những lý do này có thể giúp bạn nhớ về chúng khi suy nghĩ lại về việc chia tay.
  4. Xác định tác nhân gây kích động. Khi có một mối quan hệ bạo hành, bạn được rèn luyện để cảm nhận và cư xử theo một số cách nào đó. Bạn có thể bị rối loạn căng thẳng sau chấn thương (hay PTSD). Điều quan trọng là hiểu được liệu hành vi và cảm xúc của bạn có phải là phản ứng với hiện tại hoặc quá khứ không. Khi mắc chứng PTSD, bạn luôn có nỗi sợ tiềm ẩn xuất hiện bất thình lình.[4]
    • Theo dõi cảm xúc trong nhật ký. Viết ra cảm xúc của bạn, đặc biệt nếu bạn trải nghiệm cảm xúc mãnh liệt. Theo dõi những gì đã xảy ra ngay khi bạn có cảm xúc nào đó, cũng như cách bạn đã phản ứng.
    • Tác nhân gây kích động có thể là bất cứ việc gì từ lời nói của một người bạn đến một địa điểm nào đó. Khi bạn biết được tác nhân gây kích động, bạn có thể giải quyết chúng.

Xây dựng hệ thống hỗ trợ[sửa]

  1. Tìm gặp chuyên gia sức khỏe tâm thần. Liệu pháp điều trị góp phần tạo lợi ích cho sự phục hồi từ mối quan hệ bạo hành. Chuyên gia có thể giúp bạn thảo luận về những cảm giác và cảm xúc của bạn. Họ cũng giúp bạn triển khai một số phương pháp để xử lý căng thẳng, mối quan hệ, và những thách thức khác trong cuộc sống.[5]
    • Tìm ai đó chuyên về đối phó với sự bạo hành hoặc chấn thương tâm lý. Họ sẽ có kỹ năng giúp bạn vượt qua lo lắng và cảm xúc khác.[6]
    • Bạn cũng có thể chọn cách thường xuyên đến gặp sư thầy hoặc linh mục, nhân viên xã hội hoặc ai đó khác có thể lắng nghe và đưa ra lời khuyên khách quan.
  2. Tập hợp sự hỗ trợ từ gia đình và bạn bè. Bạn cần sự hỗ trợ để có thể dựa vào hằng ngày. Hãy dành thời gian với ai đó biết thông cảm và tử tế. Kết nối với bạn bè hay gia đình, đặc biệt nếu bạn đã bị cô lập trong mối quan hệ bạo hành. Đừng ngại hỏi họ những gì bạn cần làm. Có thể là bạn của bạn sẽ ngăn cản bạn nhắn tin với người yêu cũ để nói về những cảm giác trong bạn.[7]
  3. Tham dự nhóm hỗ trợ. Có rất nhiều nhóm hỗ trợ khác nhau dành cho những nạn nhân bị bạo hành gia đình. Một số nhóm gặp trực tiếp, trong khi những nhóm khác hoạt động trực tuyến. Đây là những địa điểm tuyệt vời để bạn kết nối với những người đã từng vượt qua trải nghiệm tương tự như bạn.
  4. Liên lạc tới đường dây nóng về bạo hành gia đình để nhận được sự giúp đỡ. Có rất nhiều nguồn hỗ trợ của đường dây nóng về bạo hành gia đình, bao gồm những người ủng hộ mà sẽ giúp bạn điều hướng sự hồi phục từ mối quan hệ bạo hành. Đường dây nóng cũng có thể cung cấp cho bạn danh sách những cuốn sách hoặc ấn phẩm khác với thông tin về sự bạo hành, cũng như danh bạ của tổ chức hỗ trợ ở địa phương.
    • Những đường dây nóng thường có trang web, như trang http://hoilhpn.org.vn/: Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (Vietnam Women’s Union hay VWU), trang www.thehotline.org: Đường dây Nóng Quốc gia về Bạo hành Gia đình (National Domestic Violence Hotline).

Giải quyết các vấn đề thực tiễn[sửa]

  1. Nộp đơn xin nuôi con. Những đứa trẻ trong gia đình bạo lực có nhiều nguy cơ bị bạo hành. Ngay cả khi không bị bạo hành, chúng vẫn có thể chịu đựng những vấn đề cảm xúc và hành vi. Cha mẹ có tính bạo hành cũng có xu hướng cố gắng giành quyền nuôi con như là một cách để tiếp tục trả đũa và kiểm soát vợ/chồng của họ.[8]
    • Tòa án sẽ xem xét lợi ích tốt nhất cho đứa trẻ khi trao quyền giám hộ. Thẩm phán sẽ xem xét khía cạnh bạo hành gia đình, môi trường gia đình và các yếu tố khác.[9]
    • Trò chuyện với trường học hay nhà trẻ của con bạn để cảnh báo họ về tình huống. Thông báo cho họ biết ai là người có quyền đón trẻ từ trường.[10]
  2. Nộp đơn ly dị. Nếu đã kết hôn với kẻ bạo hành, bạn cần nộp đơn ly dị. Điều này sẽ đảm bảo bạn không còn ràng buộc về mặt pháp lý với người đó. Nộp đơn ly hôn cho Tòa án gia đình tại quận.[11]
    • Đảm bảo bạn làm theo những hướng dẫn ly hôn tại nơi bạn sống. Trong khi các thủ tục đều giống nhau ở hầu hết quốc gia, sẽ có một số khác biệt tùy vào khu vực của bạn.
  3. Giữ bản sao của tất cả giấy tờ quan trọng. Bao gồm chứng minh nhân dân, giấy tờ giám hộ, giấy khai sinh, bản sao kê ngân hàng và một vài giấy tờ khác. Nếu bạn đã không lấy chúng trước khi rời đi hoặc việc quay trở về nhà là không an toàn, bạn có thể nhận hầu hết giấy tờ từ các cơ quan liên quan.
    • Ví dụ, đến văn phòng y tế địa phương để có được bản sao giấy khai sinh. Hãy yêu cầu ngân hàng cung cấp bản sao của giấy tờ sao kê.[12]
  4. Cắt đứt mọi quan hệ về tài chính. Điều quan trọng là hoàn toàn tách bản thân ra khỏi kẻ bạo hành, bao gồm tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng, bảo hiểm, thế chấp và một số thứ khác. Đây có thể là một quá trình tốn thời gian nhưng nó sẽ ngăn chặn việc bạn bị quấy rối và lạm dụng tài chính.
    • Đóng tài khoản ngân hàng. Mở một tài khoản mới ở ngân hàng khác. Nếu bạn có thể làm điều đó an toàn, đảm bảo chuyển tiền tiết kiệm và tài sản khác vào tài khoản mới này. Nếu bạn có tài khoản chung, hãy rút một nửa số tiền có sẵn. Số tiền theo luật pháp là của bạn. Nếu bây giờ bạn không rút tiền, kẻ bạo hành có thể rút hết tiền trong tài khoản và không để lại cho bạn đồng nào.[12]
  5. Bảo vệ số chứng minh nhân dân. Thông thường, kẻ bạo hành có thể cố gắng làm hỏng thẻ tín dụng của đối phương bằng cách mở một thẻ tín dụng có tên của họ và sử dụng số chứng minh nhân dân của họ. Điều này là gian lận, ngay cả khi bạn đang hoặc đã kết hôn với ai đó. Đảm bảo rằng không ai có thể lạm dụng thông tin cá nhân của bạn.[13]
    • Trò chuyện với văn phòng chống gian lận thuộc cơ sở giữ tín dụng chính. Yêu cầu họ gửi cảnh báo cho tài khoản để bạn biết bất cứ khi nào có ai đó cố gắng dùng thẻ tín dụng với số chứng minh nhân dân của bạn.
  6. Tiếp tục cải thiện điểm tín dụng. Kẻ bạo hành có thể làm hỏng thẻ tín dụng của bạn thông qua việc lạm dụng tài chính. Đối phương có thể ngăn bạn cải thiện xếp hạng tín nhiệm của riêng bạn. Nếu hiện tại bạn lấy được thẻ tín dụng, bạn có thể tiếp tục cải thiện điểm tín dụng.[12]
    • Kẻ bạo hành có thể dùng các bản sao kê thẻ tín dụng để theo dõi hoạt động của bạn, vì thế bạn nên hủy bỏ bất kỳ thẻ mà bạn đã sở hữu. Sau đó bạn có thể làm thẻ mới từ ngân hàng khác.

Kết nối lại với bản thân[sửa]

  1. Dành thời gian thư giãn. Có thể bạn trải qua căng thẳng và nhiều loại cảm xúc khác khi vượt qua một mối quan hệ bạo hành. Thực hiện một số cách để giữ bình tĩnh và thư giãn sẽ cải thiện khả năng phục hồi của bạn.[3]
    • Tắm nước ấm.
    • Hít thở sâu.
    • Thử thiền hay tập yoga.
    • Đọc sách hay xem phim.
    • Xoa bóp.
    • Tập thể dục.
  2. Lập danh sách những phẩm chất tốt đẹp của bạn. Tìm hiểu bản thân thêm lần nữa bằng cách nghĩ đến tất cả phẩm chất tốt đẹp mà bạn có. Lập danh sách và dán nó lên gương, bao gồm mỗi lời khen mà bạn nhận được để có thể nhớ đến cách người khác suy nghĩ về bạn.[14]
    • Điều này cũng sẽ giúp bạn cảm thấy mình xứng đáng khi bắt đầu một mối quan hệ mới.
  3. Dành thời gian cho bản thân. Dành thời gian làm chính xác những gì bạn thích. Nghĩ về một số sở thích hiện tại hoặc trước đây của bạn.
    • Tử tế với bản thân để dành cho mình những món quà nhỏ hoặc điều thú vị.
    • Tin tưởng ở bản thân. Bạn sẽ mạnh mẽ và tự tin hơn mỗi ngày.

Bắt đầu một mối quan hệ mới[sửa]

  1. Xác định bạn muốn điều gì trong một mối quan hệ. Lập danh sách những phẩm chất bạn nghĩ là quan trọng về đối phương và trong một mối quan hệ.[15] Điều này sẽ giúp bạn xác định điều quan trọng nhất đối với bạn. Nó cũng sẽ giúp bạn tìm ra điều khiến bạn cảm thấy an toàn và được yêu thương.
  2. Hành động chậm và cẩn trọng. Bạn thường sẽ có xu hướng thận trọng trong một mối quan hệ mới. Sẽ cần thời gian để xây dựng lòng tin với người mới trong hoàn cảnh tốt nhất, và khi bạn đã trải qua sự bạo hành, quá trình này có thể mất nhiều thời gian. Nhưng điều quan trọng là bạn đừng chìm đắm vào mối quan hệ quá nhanh. Bạn cần cho phép bản thân phát triển mối quan hệ theo cách lành mạnh.
  3. Trò chuyện với người yêu mới về tác nhân gây kích động. Bạn cần đảm bảo mình đang chia sẻ nhu cầu với người yêu. Đó là trò chuyện với anh ấy/cô ấy về những tác nhân gây kích động. Sau đó hai bạn có thể cùng nhau xây dựng mối quan hệ giúp bạn cảm thấy an toàn và được yêu thương.
    • Ví dụ, la hét có thể kích động sự lo lắng. Trong trường hợp này, bạn có thể yêu cầu đối phương không la hét khi họ xem bóng rổ trên tivi.
  4. Đừng cố gắng làm hỏng mối quan hệ. Khi bạn đang bắt đầu một mối quan hệ mới sau khi bị bạo hành, sẽ khó khăn để tin tưởng người khác. Bạn có thể trở nên quá khó tính và bịa ra lý do để chia tay. [16]
    • Bạn thậm chí có thể cảm thấy mình đang làm điều gì đó để buộc người khác rời xa bạn, ví dụ như lừa dối họ. Hành động này là cách bạn nói với người yêu rằng bạn không xứng đáng với họ. Nhưng điều này là không đúng. Bạn có rất nhiều điều xứng đáng dành cho mối quan hệ.
  5. Không liên lạc nào với kẻ bạo hành. Khi bạn đang xây dựng một mối quan hệ mới, bạn đang học lại một số cách để tương tác. Bạn có thể tìm thấy một người tử tế, dịu dàng để hẹn hò. Nhưng nếu bạn có bất kỳ liên lạc với kẻ bạo hành, bạn sẽ nhớ về cách có được những mối quan hệ thân mật.[4]
    • Để bản thân sống với những mối quan hệ yêu thương và lành mạnh. Đó sẽ là nguồn hỗ trợ tuyệt vời để xây dựng mối quan hệ thân thiết mới của riêng bạn.
  6. Rời khỏi mối quan hệ nếu bạn nhận ra dấu hiệu bạo hành. Nếu bạn nghĩ người yêu mới đang có xu hướng bạo hành, bạn nên từ bỏ mối quan hệ ngay lập tức. Tốt hơn là đưa ra kết luận rời khỏi anh ấy/cô ấy, dựa trên những điều mà bạn đã trải qua.[15]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]