Tin tưởng ở bản thân

Từ VLOS
(đổi hướng từ Tin tưởng ở Bản thân)
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Đôi khi, tin tưởng ở bản thân không phải là một công việc dễ dàng, đặc biệt nếu tâm trí của bạn đang hình thành những cảm xúc tiêu cực, chẳng hạn như khi bạn cảm thấy rằng mình vô dụng, hoặc không xứng đáng nhận được nhiều điều tốt đẹp, chỉ đến khi bạn nhận ra rằng những điều ngược lại mới chính là sự thật thì mọi việc mới có thể trở nên dễ dàng hơn. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc nhìn nhận bản thân và nhận thức được những tố chất tuyệt vời mà bạn sở hữu và tất cả những điều tốt đẹp mà bạn có thể làm để biến thế giới trở thành một nơi tốt đẹp hơn, bạn có thể thực hiện một vài phương pháp để học cách tin tưởng ở bản thân mình. Bạn có thể viết danh sách về thành tựu mà bạn đã đạt được và thiết lập mục tiêu cho tương lai của chính mình, bạn cũng có thể kết bạn, tiến hành những cuộc thảo luận tuyệt vời, làm mới quan điểm của bản thân về mọi việc, tìm kiếm cơ hội để tận dụng kỹ năng của mình, và bạn có thể chăm sóc bản thân nhiều hơn để tái xây dựng sự tự tin của chính mình. Hãy tiếp tục tham khảo bải viết này để tìm hiểu cách giúp bạn có thể tự tin ở bản thân.

Các bước[sửa]

Nuôi dưỡng Quan điểm Tích cực[sửa]

  1. Thiết lập danh sách thành tựu mà bạn đã đạt được trong quá khứ. Viết danh sách về các thành tựu mà bạn đã đạt được sẽ giúp bạn bắt đầu tin tưởng ở bản thân mình. Hãy ngồi xuống và viết ra danh sách tất cả những việc mà bạn cảm thấy rằng bạn đã hoàn thành một cách xuất sắc tại một thời điểm nào đó trong cuộc sống. Thậm chí bao gồm cả hoạt động nhỏ nhặt nhất, chẳng hạn như lắp đặt nội thất IKEA hoặc tổ chức một buổi tiệc cho bạn bè hoặc người thân trong gia đình.
    • Sau khi bạn đã thiết lập một danh sách ngắn, hãy cố gắng tìm kiếm khuôn khổ trong các hoạt động mà bạn đã thực hiện. Hãy tiến hành xác định những nhiệm vụ mà bạn đã hoàn thành một cách xuất sắc để có thể hiểu rõ hơn về kỹ năng của chính mình.
    • Khi bạn đã xác định được các kỹ năng giúp bạn hoàn thành công việc, hãy bắt đầu lập danh sách về chúng vào một cột riêng. Bạn cũng có thể tạo danh sách về tất cả mọi điều mà bạn ngưỡng mộ ở bản thân trong cột thứ ba.[1]
    • Ví dụ, nếu bạn nhận ra rằng bạn khá xuất sắc trong việc chăm sóc chó hoặc mèo, điều này có nghĩa là bạn là một người giàu lòng nhân ái. Trong trường hợp này, hãy tìm kiếm các hoạt động mà bạn có thể sử dụng kỹ năng của mình – chẳng hạn như tình nguyện tham gia tại tổ chức giúp đỡ động vật của địa phương.
  2. Trò chuyện với những người yêu mến bạn. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc nhìn nhận tố chất tốt đẹp ở bản thân, bạn luôn có thể trò chuyện với người luôn yêu thương bạn. Đôi khi chúng ta không nhận thấy được tố chất tốt đẹp ở bản thân, nhưng người yêu mến chúng ta sẽ không bao giờ gặp khó khăn trong việc chỉ ra chúng.
    • Hãy nói những câu chẳng hạn như “Gần đây tôi cảm thấy rằng tôi không giỏi bất kỳ điều gì cả, nhưng tôi đang cố gắng để vượt qua nó và xác định kỹ năng của mình. Bạn nghĩ tôi giỏi lĩnh vực nào?”.
  3. Tìm kiếm mục tiêu mà bạn tin tưởng. Nếu bạn đang cố gắng để làm vừa lòng người khác, sẽ khó để bạn có thể tin tưởng ở bản thân mình. Hãy chắc chắn rằng bạn tìm kiếm mục tiêu và kế hoạch mà bạn yêu thích và rằng bạn thật sự tin tưởng ở chúng. Niềm đam mê của bạn dành cho chúng sẽ giúp bạn cố gắng nhiều hơn để tìm hiểu xem bạn có thể tiến xa đến mức nào.
  4. Thiết lập mục tiêu thực tế. Thiết lập mục tiêu thực tế sẽ giúp bạn có thể tin tưởng ở bản thân và tin tưởng vào khả năng đạt được thành tựu của mình. Hãy nhớ bảo đảm rằng bạn theo đuổi mục tiêu phù hợp với kỹ năng của bản thân và hoàn toàn khả thi. Ví dụ, nếu bạn quyết định rằng bạn muốn cố gắng hoàn thành mục đích lâu dài của bản thân đó chính là trở thành một trợ lý thú y bởi vì bạn có kỹ năng chăm sóc động vật, bạn có thể bắt đầu bằng cách thiết lập mục tiêu khả thi nhỏ chẳng hạn như đăng ký tham gia chương trình trợ lý thú y. Một khi bạn hoàn thành nó, bạn có thể tiến đến mục tiêu khác để có thể giúp bạn tiến gần hơn đến việc đạt được mục đích lâu dài của mình.[2]
    • Chuẩn bị tinh thần để sẵn sàng bước ra khỏi vùng thoải mái của bản thân trong mọi thời điểm. Mặc dù bạn đã thiết lập mục tiêu thực tế, bạn cũng sẽ cần phải thực hiện những công việc mà bạn không thường làm để có thể đạt được mục đích của mình.
    • Sau khi bạn đã thiết lập mục tiêu cụ thể, hãy cố gắng nỗ lực cho đến khi bạn đạt được nó. Không nên từ bỏ một mục tiêu nào đó chỉ vì nó đang trở nên khó khăn để bạn có thể hoàn thành. Nếu một mục đích nào đó có vẻ khá khó để thực hiện, hãy cố gắng phân nhỏ nó và tập trung vào từng mục tiêu một.
  5. Tự nhìn lại bản thân vào cuối ngày. Tự nhìn lại bản thân là một công việc quan trọng trong quá trình tự cải thiện. Quá trình này sẽ giúp bạn đúc kết những nhiệm vụ mà bạn đã hoàn thành xuất sắc và những việc mà bạn cần phải cố gắng nhiều hơn. Hãy dành một vài phút vào cuối ngày để nhìn lại trải nghiệm của mình. Nếu một ngày nào đó bạn nhận ra rằng bạn đã không hoàn thành nhiều mục tiêu như bạn đã hy vọng, hãy cố gắng học hỏi từ tình huống mà bạn phải đối mặt để tránh lặp lại bất kỳ một sai lầm nào mà bạn đã mắc phải.[3]
    • Ví dụ, nếu bạn không thể thức dậy vào buổi sáng để đi bộ đường dài như bạn đã lên kế hoạch, bạn có thể sẽ nhận thấy rằng bạn thường gặp khó khăn trong việc tạo động lực cho bản thân vào buổi sáng. Hãy cài đặt nhiều chuông báo thức, và có thể bố trí chúng tại nơi cách xa khỏi giường của bạn một chút để mỗi khi bạn muốn tắt nó, bạn phải bước ra khỏi giường. Hoặc bạn cũng có thể lên kế hoạch đi bộ đường dài vào một thời điểm khác trong ngày thay vì cố ép buộc bản thân phải thực hiện nó vào buổi sáng.
  6. Luôn nhớ kiên trì. Đôi khi chúng ta cảm thấy muốn bỏ cuộc bởi vì chúng ta nhận thấy khả năng thất bại của việc chúng ta đang làm, tuy nhiên, gặp khó khăn trong lần đầu tiên thực hiện một điều gì đó là hoàn toàn bình thường. Thay vì đổ lỗi cho bản thân vì đã phạm phải sai lầm, hãy cho phép bản thân tiến hành các thử nghiệm mà không cần phải lo lắng về hậu quả. Một vài nhà sáng chế thành công nhất đã chỉ ra rằng sự ứng biến đòi hỏi bạn cần phải có tư duy “linh hoạt”, trái ngược với tư duy chỉ gắn liền với một mục tiêu duy nhất.[4]

Thúc đẩy các Thói quen Tốt[sửa]

  1. Kết nối với mọi người. Các quan điểm mới trong ngành khoa học thần kinh đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc không ngừng thúc đẩy và tái thiết lập mối quan hệ với người khác để hỗ trợ chức năng của não.[5] Như vậy, chúng ta sẽ không thể thay đổi thói quen của mình nếu không nhận thức được rằng hành vi của chúng ta bị hạn chế, hoặc phụ thuộc, vào những người xung quanh chúng ta.[6]
    • Nếu bạn nhận thấy rằng mọi người thường tìm đến bạn để xin lời khuyên, nhưng bạn lại hiếm tìm được người để bạn có thể trò chuyện mỗi khi bạn không vui, trong trường hợp này, bạn đang đóng vai trò như người nuôi dưỡng trong nhóm bạn của bạn. Giúp đỡ người khác không phải là điều sai trái, nhưng bạn cũng cần phải chăm sóc bản thân mình. Thật ra, đôi khi chúng ta giúp đỡ người khác nhiều hơn giúp đỡ chính bản thân mình bởi vì chúng ta đã quá quen với việc này. Hãy suy nghĩ về lý do tại sao bạn lại thiên về việc giúp đỡ người khác và xem xét ảnh hưởng của hành động này đến bản thân bạn.
  2. Xây dựng bản thân. Hãy học cách suy nghĩ tích cực về bản thân và về hành vi của chính mình. Đối phó với tiêu cực bằng cách xác định hai điểm mạnh của bạn mỗi ngày.
    • Hãy chắc chắn rằng bạn có thể đối đầu với bất kỳ một suy nghĩ không hiệu quả nào vô tình xuất hiện trong tâm trí bạn. Nếu bạn nhận thấy rằng bạn đang bắt đầu có các suy nghĩ tiêu cực chẳng hạn như “Mình là một kẻ thua cuộc”, “Không ai thích mình cả”, và “Mình chẳng bao giờ làm được việc gì đúng đắn”, hãy ngừng lại và đối đầu với suy nghĩ của chính mình. Bạn càng luyện tập cách suy nghĩ tích cực bao nhiêu thì mọi việc càng trở nên dễ dàng bấy nhiêu.[1]
    • Ví dụ, nếu bạn bắt gặp bản thân suy nghĩ tiêu cực chẳng hạn như “Mình thật dốt môn toán”, hãy điều chỉnh lại suy nghĩ của bạn theo hướng tích cực hơn, chẳng hạn như "Môn toán thật khó, nhưng mình đang cố gắng nỗ lực và đang dần tiến bộ".
  3. Tìm cách để không ngừng phát triển bản thân. Đôi khi bạn có thể sẽ cảm thấy chán chường và không biết phải tiếp tục như thế nào. Khi gặp phải tình trạng này, hãy hít thở sâu và cố gắng tập trung vào thực tại. Con người thường quá tập trung vào những điều tiêu cực khiến chúng ta quên mất những điều tốt đẹp trong cuộc sống.[7] Thỉnh thoảng tất cả những gì bạn cần là thay đổi quang cảnh, hoặc có lẽ là thay đổi thói quen hằng ngày của bạn.
    • Nếu cảm giác sợ hãi hoặc tuyệt vọng kéo dài, bạn nên đến gặp nhà trị liệu hoặc bác sĩ tâm lý.
    • Tìm cách để thay đổi thói quen hoặc hành vi thông thường của bạn. Ví dụ, nếu bạn cảm thấy rằng vây quanh bạn là những người tiêu cực, bạn có thể tham gia vào câu lạc bộ thể thao hoặc các câu lạc bộ khác trong khu vực để gặp gỡ những người mới.[8]
  4. Chủ động. Chần chừ, hoặc trì hoãn thực hiện nhiệm vụ nào đó chỉ vì chúng khó khăn sẽ khiến bạn dễ dàng gặp thất bại. Khi bạn không có nhiều thời gian để hoàn thành một nhiệm vụ nào đó, bạn sẽ vội vã và sẽ bỏ sót một vài chi tiết. Thay vào đó, hãy thực hiện công việc đúng giờ vì như vậy bạn sẽ có thêm thời gian để hoàn thành chúng một cách tốt nhất! Hoàn thành những nhiệm vụ nhỏ có thể góp phần giúp bạn tin rằng bạn có thể đạt được những thành tựu to lớn hơn.
    • Ví dụ, bạn cần phải rửa khá nhiều bát đĩa sau bữa ăn nhưng lại quyết định trì hoãn nó để xem chương trình TV yêu thích. Nhưng trước khi bạn có thể xem TV, một số nhu cầu khác có thể phát sinh, chẳng hạn như bạn cần phải ra ngoài và sửa chiếc TV hoặc hóa đơn mà bạn vừa nhận được có vấn đề, và những điều này sẽ khiến bạn lại càng phải trì hoãn việc rửa bát đĩa lâu hơn.
    • Thay vì cho phép các nhiệm vụ hằng ngày chất chồng lên nhau, hãy tiến hành giải quyết chúng ngay sau khi bạn vừa suy nghĩ về chúng. Vào lúc đầu, điều này có thể sẽ khá khó khăn cho bạn, nhưng sau một thời gian, chúng sẽ trở thành bản năng và bạn sẽ có thể giải quyết công việc hằng ngày một cách nhanh chóng.
    • Nếu bạn mắc phải chứng bệnh chần chừ mãn tính, bạn có thể sẽ cần phải đến gặp nhà trị liệu hoặc bác sĩ tâm lý. Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) có thể giúp bạn thoát khỏi thói quen chần chừ này.[9]
  5. Tập trung vào những điều tích cực. Các nhà tâm lý học đã chỉ ra rằng chúng ta thường tập trung vào những lời nhận xét tiêu cực về bản thân và phớt lờ những điều tích cực.[10] Chúng ta cũng thường có xu hướng suy nghĩ rằng người khác chú ý vào bản thân chúng ta nhiều hơn bản thân họ.[11] Hãy cố gắng nhắc nhở bản thân tập trung vào sự tích cực nhiều hơn tiêu cực. Nếu bạn nhận thấy rằng bạn hoặc những người xung quanh bạn đang trở nên quá khắc khe với chính mình, hãy tiến hành thực hiện một vài thay đổi.[12]
  6. Thực hiện nhiệm vụ khó khăn. Nếu chúng ta chỉ thích lựa chọn con đường dễ dàng, chúng ta sẽ dễ nghĩ rằng chúng ta không có khả năng thực hiện những điều khó khăn hơn. Bạn có thể chứng tỏ với bản thân rằng bạn sẵn sàng đón nhận thách thức chỉ đơn giản bằng cách: chấp nhận sự thử thách. Hãy tiến hành thực hiện nhiệm vụ đáng khen ngợi, ngay cả khi chúng có thể khá khó khăn. Bạn có thể làm được! Hãy nhớ rằng bạn luôn có thể chia nhiệm vụ khó khăn thành những nhiệm vụ nhỏ, dễ dàng hơn để giải quyết.
  7. Tập trình bày suy nghĩ của chính mình. Khi mọi việc đang diễn ra xung quanh bạn, và bạn có ý kiến hoặc biết phương pháp tốt hơn để thực hiện một việc nào đó, hãy lên tiếng! Không nên chỉ đơn giản chấp nhận mọi việc. Hãy tích cực tham gia giải quyết tình huống. Điều này sẽ giúp bạn chứng tỏ với mọi người rằng bạn có khả năng kiểm soát và bày tỏ nhu cầu hoặc niềm đam mê của bản thân với họ. Trình bày suy nghĩ của mình cũng sẽ giúp bạn làm quen với những người có nguyện vọng và sự quan tâm tương tự với bạn. Đây là những điều quan trọng để bạn có thể cảm thấy thoải mái hơn với môi trường xung quanh, và nghiên cứu khoa học cũng đã chỉ ra rằng đây là bước cần thiết để bạn có thể hướng đến phát triển sự tự tin trong việc hành động theo nhu cầu và mong muốn của bản thân.[13]
    • Ví dụ, nếu một trong những đồng nghiệp của bạn thường kể những câu chuyện đùa vui không phù hợp về phụ nữ, hãy tìm cách để bày tỏ với anh ta sự lo ngại của bạn về những lời đùa cợt của anh ấy bằng thái độ phù hợp. Bạn có thể chỉ cần nói rằng “Câu chuyện đùa của anh khiến tôi cảm thấy bị xúc phạm bởi vì chúng đùa cợt về vấn đề nghiêm trọng”. Cuộc thảo luận của bạn có thể sẽ trở nên khá sôi nổi, nhưng nếu bạn không ngừng luyện tập cách để bày tỏ quan điểm của chính mình về vấn đề quan trọng, chẳng hạn như bình đẳng giới tính, mọi chuyện sẽ càng trở nên dễ dàng hơn.
    • Nếu bạn thường cảm thấy lo lắng không biết người khác sẽ hiểu như thế nào về những điều bạn nói và điều này thường là nguyên nhân khiến bạn không muốn bộc lộ suy nghĩ của bản thân, bạn nên cố gắng loại bỏ thói quen này. Hãy luyện tập việc trình bày suy nghĩ và cảm xúc của bản thân mà không cần phải lo lắng về cách người khác diễn giải chúng, điều này có nghĩa là bạn có thể sẽ phải đối phó với những hiểu lầm phát sinh khi giao tiếp với người khác.[14]
    • Nếu hiểu lầm xảy ra, không nên ngần ngại khi phải chia sẻ về quá trình phát triển cá nhân của bạn, đặc biệt là về thời gian mà bạn học cách để giao tiếp với mọi người do khác biệt về văn hóa. Điều quan trọng là mọi người phải nhận ra rằng hiểu lầm phát sinh không phải là do lỗi của bất kỳ ai, mà nó sẽ là cơ hội để mọi người có thể phát triển và tìm hiểu thêm về cách thức bộc lộ cảm xúc độc đáo của mỗi người.
  8. Giúp đỡ người khác. Bằng cách giúp đỡ người khác, chúng ta sẽ hình thành cái nhìn tốt hơn về những việc mà chúng ta có thể làm và giúp chúng ta cảm thấy tốt hơn về bản thân. Giúp đỡ người khác thông qua hoạt động tình nguyện hoặc thông qua hành động tử tế hằng ngày sẽ đem lại cảm giác trọn vẹn cho bạn. Nó cũng sẽ tạo cơ hội để bạn có thể sử dụng và phát triển kỹ năng của mình.[15] Giúp đỡ người khác sẽ giúp bạn cảm thấy tự tin hơn bao giờ hết.

Chăm sóc Bản thân[sửa]

  1. Chú ý đến ngoại hình và vệ sinh cá nhân. Bạn sẽ có thể dễ dàng tin tưởng ở chính mình nếu bạn cảm thấy tự tin về ngoại hình của bản thân. Bạn có thể bảo đảm rằng vẻ ngoài và cảm giác của bạn luôn trong trạng thái tốt nhất bằng cách giữ gìn vệ sinh cá nhân và chải chuốt mỗi ngày.[1] Bạn cần phải:
    • Tắm
    • Tạo kiểu tóc
    • Cắt hoặc giũa móng tay
    • Cạo râu hoặc giữ cho râu luôn gọn gàng (đối với nam giới)
    • Chải răng (2 lần mỗi ngày)
    • Sử dụng sản phẩm khử mùi, sữa dưỡng da có hương thơm và nước hoa để duy trì mùi hương thơm tho cho cơ thể.
    • Mặc quần áo tôn dáng và thoải mái
    • Trang điểm theo cách làm nổi bật những đường nét đẹp nhất của bạn (đối với nữ giới)
  2. Nuôi dưỡng cơ thể bằng thực phẩm tốt cho sức khỏe. Thức ăn mà bạn dùng mỗi ngày sẽ tác động đến thể chất và tinh thần của bạn. Nếu bạn dành thời gian để chuẩn bị một bữa ăn ngon cho chính mình, bạn sẽ cảm thấy tốt hơn là chỉ ăn một túi khoai tây chiên và một lon nước có ga cho bữa tối. Hãy nhớ đóng góp vào việc cải thiện sức khỏe tổng thể của bản thân bằng cách ăn thực phẩm lành mạnh.[1]
  3. Tập thể dục mỗi ngày. Từ lâu, tập thể dục đã trở nên nổi tiếng với khả năng làm giảm căng thẳng và khiến con người cảm thấy hạnh phúc hơn, tuy nhiên, một vài nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng tập thể dục có thể giúp làm tăng mức độ tự tin của bạn. Hãy nhớ tập thể dục 30 phút mỗi ngày để có thể tận dụng lợi ích về sức khỏe và tinh thần mà nó cung cấp.[16]
  4. Ngủ đủ giấc. Thiếu ngủ có thể làm xấu thêm tình trạng e dè và các khuynh hướng cảm xúc tiêu cực khác, vì vậy, điều quan trọng là bạn cần phải ngủ đủ giấc vào mỗi tối.[17] Sự e dè và tiêu cực sẽ khiến bạn khó có thể tin tưởng ở bản thân. Hãy cố gắng ngủ đủ 8 giờ mỗi đêm để tránh những ảnh hưởng có hại này.
  5. Thư giãn mỗi ngày. Hãy nhớ dành một ít thời gian để thư giãn mỗi ngày. Kết hợp sử dụng các phương pháp chẳng hạn như thiền, yoga, hít thở sâu, sử dụng liệu pháp trị liệu bằng hương thơm, và những kỹ thuật thư giãn khác sẽ giúp bạn tránh xa suy nghĩ tiêu cực và bạn sẽ có thể dễ dàng tin tưởng ở bản thân. Bạn nên tìm kiếm biện pháp phù hợp với bạn và thêm chúng vào danh sách thói quen hằng ngày của mình.[18]
  6. Duy trì một môi trường sống dễ chịu. Môi trường xung quanh bạn cũng có thể ảnh hưởng đến cách mà bạn cảm nhận về bản thân, vì vậy, điều quan trọng là bạn cần phải duy trì không gian sống sạch sẽ và dễ chịu. Hãy giữ cho ngôi nhà của bạn (hoặc ít nhất là căn phòng của bạn, nếu bạn sống cùng người khác) luôn sạch sẽ và lôi cuốn. Sắp xếp đồ vật có ý nghĩa quanh căn phòng để khích lệ bản thân.[1]

Lời khuyên[sửa]

  • Nếu bạn nhận thấy rằng bạn vẫn gặp phải vấn đề liên quan đến lòng tự trọng bất chấp mọi nỗ lực mà bạn đã thực hiện để cải thiện bản thân, hãy xem xét việc đến gặp chuyên gia tâm lý để được giúp đỡ. Bạn có thể sẽ cần nhiều sự giúp đỡ hơn bạn nghĩ.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây