100 khám phá khoa học vĩ đại nhất trong lịch sử/25

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Vaccine

  • Thời gian phát hiện: năm 1798.
  • Nội dung phát hiện: con người có thể phòng bệnh bằng cách tiêm loại virut gây bệnh đó vào cơ thể, loại virut được tiêm với liều lượng nhẹ và đã qua xử lý.
  • Người phát minh: Lady Mary Wortley Montagu và Edward Jenner.

Tại sao phát hiện ra vacxin lại có tên trong 100 phát hiện khoa học vĩ đại nhất?

Bệnh đậu mùa trong quá khứ luôn là tai họa đối với nhân loại. Từ đơn “plague” (bệnh dịch truyền nhiễm) bắt nguồn từ một loại bệnh gây chết người – bệnh dịch hạch (bubonic plague). Trong suốt hai thế kỷ XIV và XV, bệnh dịch hạch đã cướp đi tính mạng của gần một nửa dân số của Châu Âu.

Trong vòng một nửa thế kỷ, bệnh đậu mùa đã khiến hơn 10 vạn người chết, hàng triệu người bị hủy hoại dung nhan. Đại dịch năm 1918 đã cướp đi sinh mạng của 25 triệu người trên thế giới. Bệnh bại liệt cũng đã gây ra tử vong cho hàng nghìn người, khiến cho hàng triệu người khác bị liệt hoàn toàn.

Một phát hiện ra đời không chỉ ngăn chặn sự lây lan của những căn bệnh mà còn có thể tiêu diệt gần như tận gốc mầm mống những căn bệnh đó, phát hiện đó là vacxin. Vacxin đã cứu sống sinh mạng của hàng triệu người, đưa con người thoát ra khỏi sự khổ đau dằn vặt của bệnh tật. Ở Mỹ, mọi trẻ em đều được tiêm phòng 15 loại vacxin các bệnh tương ứng.

Vacxin đã được khám phá ra như thế nào?

Năm 24 tuổi, Lady Mary Wortley Montagu là một nhà thơ có tiếng ở nước Anh. Chồng của bà được bổ nhiệm làm đại sứ Anh và thế là bà theo chồng đến sống ở Thổ Nhĩ kỳ. Ở đây, phu nhân Mary phát hiện ra người Thổ Nhĩ kỳ không bị mắc bệnh đậu mùa – căn bệnh quái ác đã để lại cho bà những vết sẹo và nốt rỗ trên mặt, hàng năm ở Anh có đến cả vạn người chết vì căn bệnh này. Ít nâu sau bà nghe được tin các phụ nữ lớn tuổi của bộ tộc sắp biểu diễn một tiết mục có tên gọi là “chiết ghép” (ingraftinh). Những du khách người Anh xưa nay đến đây đều cho đó là tiết mục chỉ mang tính nghi thức của bộ lạc và họ chẳng hề quan tâm đến nó. Nhưng phu nhân Mary lại không nghĩ như vậy, bà nghi ngờ rằng hoạt động được tiến hành hàng năm này chính là bí mật tránh được bệnh đậu mùa của những người Thổ Nhĩ Kỳ.

Các gia tộc trong bản quyết định năm nay ai sẽ là người tình nguyện bị bệnh đậu mùa. Một bà già bước ra, trên tay cầm một vỏ quả cứng. Bà ta lấy kim nhúng vào chất dịch có nhiễm khuẩn và chích vào tĩnh mạch người tình nguyện, trong quá trình đó mọi người nhà sẽ hát vang bài thánh ca. Người bị nhiễm vi khuẩn sẽ nằm li bì trong hai đến ba ngày, có biểu hiện sốt nhẹ và phát ban. Sau đó người đó nhanh chóng khỏe lại và không bao giờ truyền bệnh đậu mùa cho ai khác nữa. Mary nghĩ rằng người Anh chắc cũng có thể được bảo vệ thông qua phương pháp chiết ghép này.

Năm 1713, phu nhân Mary quay trở về Anh và bắt đầu giảng giải về phương pháp chiết ghép đầy tiềm năng này. Nhưng người ta lại cho rằng bà là một người đàn bà ngớ ngẩn và chẳng ai thèm để ý đến Mary. Đầu năm 1714, công chúa Caroline sau khi nghe được bài diễn thuyết của Mary đã đồng ý cho phép bà tiến hành thí nghiệm phương pháp “chiết ghép” này trên các tội nhân và trẻ mồ côi.

Mary chính lấy mủ từ trong các mụn nước đậu mùa của bệnh nhân, sau đó bà tiêm vào trong cơ thể những người thí nghiệm. Những người được Mary tiêm chủng xong thì tỉ lệ tử vong không bằng 1/3 người bình thường, tỉ lệ để lại sẹo thấp hơn năm lần so với những trường hợp không tiêm.

Tuy nhiên, phương pháp chiết ghép này còn tồn tại bất cập, đó là dùng vi khuẩn đậu mùa sống mà đem tiêm thì thật nguy hiểm, có một số trường hợp đã tử vong.

Năm 1794, bác sĩ ngoại khoa trẻ tuổi Eward Jenner cũng tham gia vào thí nghiên cứu. Ông sống ở nông thôn và ông để ý thấy các cô công nhân vắt sữa không bao giờ bị mắc bệnh đậu mùa, thế nhưng hầu hết họ lại mắc bệnh ngứa đậu mùa ở súc vật. Sau khi mắc bệnh đó trên tay họ đều nổi mụn nước nhưng không nghiêm trọng lắm.

Jenner cho rằng bệnh ngứa đậu mùa ở súc vật và bệnh đậu mùa gây chết người nhất định cùng thuộc một loại, và một khi mắc bệnh ngứa đậu mùa thì cũng giống như đã mang một miễn dịch đối với bệnh đậu mùa.

Jenner đã lấy mủ trong mụn nước trên tay của một cô công nhân và tiến hành tiêm cho tiến hành tiêm cho hơn 20 người trẻ để kiểm nghiệm lý luận của mình. Những đứa trẻ này đều bị mắc bệnh ngứa đậu mùa, trên tay và cánh tay chúng nổi lên các mụn nước rất đau và kéo dài trong vài ngày.

Sau hai tháng, Jenner lại tiêm vi khuẩn đậu mùa sống vào trong cơ thể các em bé, nếu như lý luận của Jenner lại sai thì các em bé này chắc sẽ khó mà sống qua được. Nhưng thật kỳ diệu, những em bé không hề có biểu hiện của bệnh đậu mùa.

Năm 1798, Enward Jenner cho công bố kết quả nghiên cứu của mình và ông đã tạo ra một từ mới vacci-nation để miêu tả quá trình trị bệnh. Vacca là một từ La tinh, nghĩa của nó là bò sữa, và từ vaccinia trong tiếng La tinh lại có nghĩa là bệnh đậu mùa ở súc vật.

Liên kết đến đây