Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Bắt đầu cuộc sống mới
Từ VLOS
(đổi hướng từ Bắt đầu Cuộc sống Mới)
Để bắt đầu cuộc sống mới, bạn phải hình dung viễn cảnh tương lai sẽ như thế nào. Bạn đang bắt đầu lại sau khi kết thúc mối quan hệ hay hôn nhân? Bạn chuyển đến thành phố hoặc quốc gia mới? Có lẽ bạn đang bắt đầu sự nghiệp hay phong cách sống mới. Hoặc có thể, bạn đã bị mất nhà do hỏa hoạn hoặc thiên tai. Trong mọi trường hợp, bắt đầu cuộc sống mới thường có liên quan đến việc thay đổi. Thực hiện một điều mới mẻ khá là đáng sợ, bởi vì nó hoàn toàn khác biệt và không quen thuộc đối với bạn. Do vậy, để bắt đầu cuộc sống mới, bạn cần hết sức can đảm và có quyết tâm mạnh mẽ.[1] Tuy nhiên, chỉ cần làm việc chăm chỉ và cống hiến hết sức mình, bạn có thể làm điều đó một cách dễ dàng và thành công hơn.
Mục lục
Các bước[sửa]
Chuẩn bị cho Cuộc sống Mới[sửa]
-
Quyết
định
xem
bản
thân
muốn
gì.
Bạn
có
thể
bắt
đầu
cuộc
sống
mới
vì
muốn
thay
đổi
mình.
Hoặc,
bạn
có
thể
đang
sống
khác
đi
vì
lý
do
bắt
buộc.
Ngôi
nhà
bị
phá
hủy
do
thảm
họa,
công
việc,
hoặc
mối
quan
hệ
của
bạn.
Dù
bằng
cách
nào,
bước
đầu
tiên
trong
việc
bắt
đầu
đó
là
biết
được
mình
cần
gì
trong
cuộc
sống
này.
- Thậm chí nếu không hài lòng khi bắt đầu cuộc sống mới, bạn cũng cần ưu tiên những thứ quan trọng cần làm trong cuộc sống mới này là hữu ích. Có mục tiêu rõ ràng và xác định bản thân cần phải làm gì để đạt được chúng sẽ giúp bạn cảm thấy tự tin hơn và lạc quan khi xây dựng đời sống mới.[2]
- Dành thời gian để xác định chính xác điều mà mình muốn sẽ giúp bạn suy nghĩ về các khía cạnh cần phải lưu tâm, cũng như làm rõ những điều thay đổi bản thân có thể gây tác động trực tiếp.
-
Cân
nhắc
hậu
quả.
Nếu
sự
thay
đổi
trong
cuộc
sống
là
do
bạn
lựa
chọn,
thì
nên
dành
thời
gian
suy
nghĩ
về
hậu
quả
mà
hành
động
của
bạn
có
thể
gây
nên.
- Việc thay đổi nếp sống chủ yếu khó có thể hoàn tác. Bạn cần dành chút thời gian xem xét bản thân sẽ đạt được kết quả gì, và cần từ bỏ thứ gì khi áp dụng lối sống khác.[3]
- Ví dụ, có lẽ bạn đang dự tính bán nhà và chuyển đến thành phố khác. Thành phố mới này có thể có nhiều hứa hẹn, nhưng một khi đã bán ngôi nhà hiện tại, bạn sẽ không thể lấy lại nó được nữa.
- Tương tự như vậy,việc phá vỡ mối quan hệ với bạn bè trong thời gian dài hoặc thành viên gia đình có thể gây nên rạn nứt rất khó để hàn gắn, vì vậy bạn nên quyết định xem có muốn những người đó quay trở lại với cuộc sống của mình hay không.
- Vấn đề ở đây không phải là bạn không nên bắt đầu cuộc sống mới hoặc thực hiện vài thay đổi lớn. Tuy nhiên, những quyết định này nên được thực hiện sau khi xem xét cẩn thận.
-
Đánh
giá
trở
ngại
phát
sinh.
Nếu
việc
bắt
đầu
cuộc
sống
mới
luôn
dễ
dàng,
thì
ai
cũng
đều
có
thể
làm
được.
Lý
do
họ
không
làm
là
vì
gặp
rất
nhiều
trở
ngại
khiến
cho
sự
thay
đổi
nếp
sống
trở
nên
khó
khăn.
Bạn
nên
dành
một
chút
thời
gian
để
suy
nghĩ
về
những
thứ
ngăn
cản
mình
để
bạn
có
thể
lập
kế
hoạch
cho
nó.
- Có lẽ bạn muốn chuyển đi và bắt đầu cuộc sống mới ở thành phố hoặc quốc gia khác. Khi đó điều quan trọng là bạn cần xác định những mảng nào trong cuộc sống sẽ bị ảnh hưởng. Nếu chuyển đi xa, bạn có đủ can đảm rời bỏ cộng đồng, bạn bè hiện tại và các khuôn mẫu có sẵn để đi đến nơi khác? So sánh chi phí sinh hoạt, nơi bạn sống bây giờ với nơi mà bạn muốn đi. Bạn có đủ khả năng chi trả hay không? Có công việc nào thuộc chuyên ngành của bạn hay không? Việc chuyển sang quốc gia khác có thể mất nhiều sức lực tâm trí và lập kế hoạch hơn là chuyển đến nơi khác. Bạn cần tìm hiểu xem mình có được phép chuyển đi hoặc làm việc tại địa điểm đã chọn. Tương tự như vậy, việc tìm nhà ở, đàm phán tiền tệ, ngân hàng và quá trình vận chuyển sẽ khác nhiều so với tình hình hiện tại.
- Nếu bạn không có tiền để bỏ công việc của mình và bắt đầu một cuộc sống mới lướt sóng trên bãi biển (hoặc giấc mơ của bản thân), bạn cần phải tiếp tục công việc hiện tại của mình. Điều này không có nghĩa là bạn phải từ bỏ ước mơ lướt sóng, nhưng điều này thực sự là trở ngại mà bạn cần xem xét kỹ càng. Kế hoạch mà bạn đưa ra nên càng thực tế càng tốt.
-
Lên
kế
hoạch.
Cân
nhắc
những
điều
cần
làm
để
đạt
được
mục
tiêu
của
mình
và
bắt
đầu
cuộc
sống
mới.[4]
Bạn
nên
ngồi
xuống
và
viết
rõ
chi
tiết
kế
hoạch.
Bạn
nên
xem
qua
nhiều
bản
thảo
để
xem
xét
lại
các
phương
hướng
tiếp
cận
khác
nhau.
- Chia cuộc sống thành những lĩnh vực chính mà bạn có ý định thay đổi. Ví dụ, bạn có thể muốn thay đổi sự nghiệp/công việc, vị trí quan trọng khác, bạn bè, v.v….[4]
- Tiếp theo, khi liệt kê những thay đổi trong từng lĩnh vực, bạn nên ưu tiên những phần này. Thu hẹp lại thành các khía cạnh quan trọng nhất trong kế hoạch tạo dựng cuộc sống mới.
- Suy nghĩ về tính thực tiễn khi bắt đầu cuộc sống mới. Bạn nên cân nhắc rằng các bước này sẽ mất nhiều khoản, cần sự hỗ trợ của những người khác trong cuộc sống của mình, và năng lượng để thực hiện các thay đổi cần thiết.
- Ví dụ, nếu muốn thay đổi nghề nghiệp, bạn cần xác định các bước cần thực hiện và các mảng trong cuộc sống sẽ bị ảnh hưởng. Gia đình, bạn bè, giáo dục, mức lương, thời gian đi làm, và giờ làm việc có thể sẽ biến đổi trong đời sống mới. Cố gắng dự đoán càng nhiều càng tốt việc thay đổi sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống như thế nào.
-
Dành
chút
thời
gian,
sau
đó
sửa
lại
kế
hoạch.
Bạn
cần
phải
tạo
dựng
"kế
hoạch
cuộc
sống"
sau
khi
đưa
ra
nhiều
bản
thảo.
Sau
khi
dành
thời
gian
chăm
chút
kế
hoạch,
sẽ
có
những
thứ
phát
sinh
cần
thêm
vào,
cũng
như
lược
bỏ
những
thứ
không
cần
thiết
trong
kế
hoạch
ban
đầu.
- Không nên vội vã. Khi thêm, loại bỏ và ưu tiên các lĩnh vực trong cuộc sống, bạn nên chia dự án lớn thành mục thông tin và công việc nhỏ hơn để có thể quản lý dễ dàng.
- Trong suốt quá trình xây dựng cuộc sống mới cho bản thân, bạn nên xem xét kế hoạch thường xuyên, và sửa đổi hoặc bổ sung khi cần thiết.[5]
Tạo dựng Cuộc sống Mới[sửa]
-
Chăm
lo
cuộc
sống.
Trong
hầu
hết
các
trường
hợp,
quá
trình
bắt
đầu
cuộc
sống
mới
đòi
hỏi
dành
thời
gian
để
lên
kế
hoạch
tài
chính.
Điều
này
thường
có
nghĩa
là
bạn
cần
gọi
điện
hoặc
đi
đến
các
tổ
chức
tài
chính.
Không
ai
muốn
mình
phải
đối
mặt
với
những
vấn
đề
này,
nhưng
việc
dàn
xếp
sớm
sẽ
giúp
đời
sống
sau
này
ổn
thỏa
hơn.
- Ví dụ, nếu đang bắt đầu lại vì nhà bị phá hủy trong một trận hỏa hoạn, bạn cần phải liên hệ với công ty bảo hiểm ngay lập tức để nhận bồi thường.[6]
- Nếu kế hoạch liên quan đến việc nghỉ hưu sớm, bạn cần phải liên hệ với công ty điều hành kế hoạch nghỉ hưu để xem xét tùy chọn mà họ dành cho bạn.
- Trong trường hợp mất việc, bạn cần tìm kiếm hỗ trợ thất nghiệp và /hoặc tem phiếu thực phẩm trong khi phát triển sự nghiệp mới.
- Không có điều gì là quyến rũ hay đặc biệt thú vị, nhưng tất cả hành động này đóng vai trò quan trọng nhằm đảm bảo rằng bạn có đủ nguồn lực cần thiết cho cuộc sống mới.
-
Bắt
đầu
thói
quen
mới.
Bước
tiếp
theo
bạn
cần
thiết
lập
một
thói
quen
mới
cho
chính
mình
để
thực
hiện
kế
hoạch.
Bạn
nên
hiểu
rằng
điều
này
sẽ
mở
ra
khi
kết
hợp
các
hành
vi
khác
nhau
trong
cuộc
sống
mới.
- Ví dụ, bây giờ bạn có thể tập thói quen dậy sớm. Có lẽ bạn nên làm việc tại nhà thay vì đi đến công ty. Có rất nhiều biến thể và thay đổi mà bạn cần thực hiện để bắt đầu cuộc sống mới.
- Một số thay đổi được quyết định bởi việc lựa chọn nơi ở, công việc cần làm, cho dù đi học lại, có con hay người bạn đời mới, và cuối cùng, là lối sống mà bạn muốn áp dụng.
- Mất khoảng 3 đến 6 tuần để hình thành thói quen mới thay thế cái cũ. Sau giai đoạn này, thói quen sẽ cố định trong đời sống của bạn.[7]
-
Tập
trung
vào
bản
thân.
Đừng
so
sánh
mình
với
người
khác.
Con
đường
hành
trình
chỉ
dành
cho
bạn
mà
thôi.
- Tập trung vào những thứ mà bạn không có, hoặc những gì người khác đạt được chỉ sẽ làm cho bạn đau khổ và tự chỉ trích bản thân mình.[8] Cố gắng hết sức mình thực hiện những điều cần thiết nhằm bắt đầu cuộc sống mới.
- Việc tốn thời gian so sánh mình với những người khác sẽ chỉ làm bạn xao lãng khỏi những điều cần phải làm để đạt được mục tiêu.
-
Tìm
kiếm
sự
giúp
đỡ.
Bắt
đầu
một
cuộc
sống
mới
là
nhiệm
vụ
chính
được
thực
hiện
dễ
dàng
hơn
nếu
bạn
có
sự
hỗ
trợ
từ
người
khác.
Cho
dù
cuộc
sống
mới
là
điều
mà
bạn
lựa
chọn
hoặc
do
hoàn
cảnh
ép
buộc,
thì
sự
hỗ
trợ
của
xã
hội
là
khá
quan
trọng.
- Có được sự hỗ trợ tinh thần từ gia đình, bạn bè và những người khác trong tình huống tương tự có thể giúp cho việc bắt đầu cuộc sống mới bớt căng thẳng hơn.[6]
- Đặc biệt nếu bạn đang bắt đầu lại do mất mát hoặc bi kịch, thì nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia sức khỏe tâm thần. Sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên khoa có năng lực và lòng thương người có thể giúp bạn chữa lành tốt hơn.[6]
- Thậm chí nếu bạn lựa chọn thay đổi cuộc sống của mình bằng cách chuyển đến thành phố mới, thì nhân viên tư vấn có thể giúp bạn điều chỉnh nếu đang gặp khó khăn. Bạn có thể gặp căng thẳng đáng kể, cảm giác bị choáng ngợp, hoặc lo lắng về cách quản lý đời sống mới. Chuyên gia sức khỏe tâm thần được đào tạo để lắng nghe, thông cảm và giúp bạn cảm thấy thoải mái trong tình hình hiện tại.[9]
-
Kiên
nhẫn.
Cuộc
sống
mới
không
hình
thành
trong
một
sớm
một
chiều.
Bạn
cần
hiểu
rằng
sự
thay
đổi
và
việc
thực
hiện
nhiều
hành
động
khác
nhau
là
cả
một
quá
trình.
Một
số
phần
của
quá
trình
này
có
thể
kiểm
soát
được,
nhưng
số
khác
thì
không
như
vậy.[10]
- Thời gian là yếu tố quan trọng trong việc điều chỉnh lại cuộc sống mới. Nếu bạn sẵn sàng tin tưởng quá trình này, cuộc sống mới sẽ mở ra, và bạn sẽ thích ứng được với nó.
Lời khuyên[sửa]
- Cũng như nhiều thứ khác, việc xác định bản thân muốn điều gì và làm thế nào để tiến hành kế hoạch là cách tốt nhất để bắt đầu một cuộc sống mới. Điều này tương tự như chạy đường dài. Bạn không thể quyết định chạy đường dài và sang ngày hôm sau chạy hết 42 km. Bạn cần lên kế hoạch, và tăng dần khoảng cách chạy mỗi tuần.
- Linh hoạt. Nếu cảm thấy không phát huy hiệu quả, bạn không nên từ bỏ. Thay đổi những thứ không có tác dụng, xem xét lại kế hoạch, và tiếp tục con đường của mình.
Cảnh báo[sửa]
- Bạn cần suy nghĩ cẩn thận trước khi đưa ra những thay đổi lớn trong cuộc đời. Nếu đốt cháy cây cầu, bạn sẽ không thể xây lại được nữa.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ http://www.thechangeblog.com/tuning-in-changing-your-life/
- ↑ http://www.mindtools.com/page6.html
- ↑ http://www.dannybader.com/life-has-no-undo-button-choose-wisely/
- ↑ 4,0 4,1 Hyatt, M. (nd) Đây là cuộc sống của bạn: Một kế hoạch được chứng minh để di chuyển từ nơi ở hiện tại đến nơi đặt mục tiêu. trích từ www.michalehyatt.com
- ↑ http://www.artofmanliness.com/2011/02/08/create-a-life-plan/
- ↑ 6,0 6,1 6,2 http://www.baby-boomer-retirement.com/2012/11/starting-over-after-disaster.html
- ↑ http://www.achieve-goal-setting-success.com/support-files/goalsettingworkbook.pdf
- ↑ http://tinybuddha.com/blog/every-day-can-be-a-starting-point-make-a-new-beginning/
- ↑ Corey, G. (2008). Lý thuyết và thực hành tư vấn và trị liệu tâm lý, ấn bản thứ 8. Brooks/Cole.
- ↑ http://www.thechangeblog.com/how-to-be-kind-to-yourself/