Biến đổi khí hậu và an ninh lương thực

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Biến đổi khí hậu = Giảm sản lượng[sửa]

Đến năm 2050 sản lượng lương thực tại các nước đang phát triển có thể bị sụt giảm nghiêm trọng nếu con người không có biện pháp hạn chế và chống lại biến đổi khí hậu. Một trong những hậu quả là có thêm 25 triệu trẻ em suy dinh dưỡng. Đây là cảnh báo được đưa ra bởi Viện nghiên cứu chính sách lương thực quốc tế tại trung tâm nghiên cứu biến đổi khí hậu (Washington, Hoa Kỳ). Báo cáo được vừa được đưa ra tại Hội nghị quốc tế về biến đổi khí hậu đang diễn ra tại Bangkok (Thái Lan).

Theo kịch bản A2 của Ủy ban quốc tế về biến đổi khí hậu (International Panel on Climate Change: IPCC), đến năm 2100 nhiệt độ sẽ tăng lên trong khoảng từ 2 đến 5,4 ° và mực nước biển tăng từ 26 đến 59 cm so với mức ở năm 1900 (sau 200 năm). Số liệu tính toán có được từ hai mô hình về biến đổi khí hậu phát triển bởi Trung tâm nghiên cứu khí quyển quốc gia (Hoa Kỳ) và Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghiệp khối thịnh vượng chung (có trụ sở tại Úc).

Đây là báo cáo đầu tiên đề cập đến quan hệ sản xuất lương thực dưới ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và thị trường lương thực thế giới.

Tác động đến Châu Á[sửa]

Biến đổi lương thực có khả năng ảnh hưởng lớn đến sản xuất lúa mì và lúa gạo. Sản lượng có thể bị giảm từ 20 đến 35% (tính đến năm 2050) nếu không có biện pháp giảm thiểu tác động. Tác hại nặng nề nhất sẽ đến với các quốc gia đang phát triển tại Châu Á. Với kịch bản xấu nhất, đến năm 2050 sản lượng lương thực ở các nước này có thể mất tới 50% (so với sản lượng tiềm năng nếu không chịu tác động của biến đổi khí hậu).

Giảm sản lượng lương thực sẽ tác động đến thị trường lương thực và cuối cùng: Giảm sản xuất - giảm cung - đẩy giá lên cao sẽ dẫn đến đói và suy dinh dưỡng.

Báo cáo cũng kêu gọi đầu tư cho nghiên cứu nông nghiệp để nông dân có thể thích ứng được với điều kiện sản xuất theo diễn tiến của biến đổi khí hậu kể cả khi kịch bản xấu nhất sảy ra. Ước tính 7 tỷ đôla cần được đầu tư hàng năm cho nghiên cứu Nông nghiệp-biến đổi khí hậu.

Kịch bản xấu nhất[sửa]

Báo cáo đã kết nối biến đổi khí hậu với an ninh lương thực. Theo Keith Goulding, chuyên gia khoa học đất làm việc tại trung tâm nghiên cứu nông nghiệp lớn nhất nước Anh có trụ sở tại Hertfordshire thì cả hai vấn đề này phải được cân nhắc khi đề ra chiến lược phòng chống.

Ông cũng cho rằng kết luận chính của bản báo cáo của IPCC đề cập đến tình trạng xấu nhất. Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến sản xuất một số loại cây lương thực tại một số vùng nhất định nhưng chưa tính đến các loại cây khác hay các vùng khác. Hơn nữa, tăng lượng CO2 có thể tác động tích cực đến một số cây trồng. Nếu khía cạnh này được đề cập đến có thể cho những kết quả lạc quan hơn.

Tuy nhiên mất đất canh tác do các khu công nghiệp, sử dụng làm đất ở hay cho sản xuất các cây cung cấp nguyên liệu sinh học v.v. lại chưa được đề cập đến trong mô hình tính toán. Đây là yếu tố nguy cơ đối với an ninh lương thực của các quốc gia và toàn cầu.

Nguồn tin: Naturenews 30.09.2009

Việt Nam[sửa]

(đang viết, tin khác)

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này